Sai lầm to đùng khiến viêm phế quản uống thuốc không khỏi?

Những sai lầm thường gặp trong điều trị viêm phế quản mạn tính gây nên nhưng biến chứng nguy hiểm như khí phế thủng, COPD…và sử dụng thuốc như thế nào cho đúng và đạt hiệu quả. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết sau.

1. Sai lầm trong điều trị khiến viêm phế quản lâu ngày không khỏi

Việc lạm dụng thuốc điều trị kháng sinh và các thuốc điều trị triệu chứng chính là sai lầm lớn nhất trong việc điều trị viêm phế quản mãn tính.

1.1. Uống thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân

Theo các bác sĩ, 80% nguyên nhân gây viêm phế quản là do virus nhưng rất nhiều người cứ thấy đờm, ho, đau họng, tức ngực là tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống mà không tìm hiểu nguyên nhân thật sự của bệnh là gì. Trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn và được sử dụng đúng phổ tác dụng. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách khiến tỷ lệ vi khuẩn “nhờn” thuốc ngày càng tăng.

Chính vì thế, đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản uống thuốc không khỏi.

Khi bị viêm phế quản, khi thấy đờm, ho mọi người cần chú ý màu sắc đờm để có những phán đoán ban đầu về nguyên nhân viêm phế quản: nếu do virus đờm thường trắng, trong, loãng, không kèm sốt. Nếu do vi khuẩn đờm thường đặc, xanh, vàng, kèm sốt.

lam-dung-thuoc-trong-dieu-tri-viem-phe-quan

Lạm dụng thuốc trong điều trị viêm phế quản mạn tính

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc cao nhất thế giới. Nguyên nhân chính đó là tình trạng tự ý dùng kháng sinh bừa bãi. Viêm phế quản có thể do vi khuẩn hoặc virus hoặc cả hai gây ra.

Việc lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh không đủ liều không chỉ làm tăng vi khuẩn kháng thuốc mà còn gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng trên thận, gan, tai, mắt, thần kinh và tim mạch. Người bệnh viêm phế quản nên tới bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi dùng thuốc.

Vậy nên những kiến thức về sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản sẽ không thừa trong trường hợp này! 

1.2. Lạm dụng các thuốc điều trị triệu chứng

Thuốc điều trị triệu chứng ho, khó thở ở viêm phế quản mạn là các dạng thuốc xịt định liều kết hợp giữa corticoid và cường beta-2 như salbutamol. Đặc điểm chung của các thuốc này là tác dụng phụ thuộc liều – liều càng cao, khó thở càng giảm.

Do đó người bệnh rất dễ dùng quá liều và bị “nhờn” thuốc – liều dùng ngày càng tăng mà không có hiệu quả mong muốn. Cuối dùng thuốc mất tác dụng và tình trạng khó thở trầm trọng hơn dẫn đến suy hô hấp. Mặt khác sử dụng kéo dài các thuốc này gây hại cho thận, tim mạch và xương. Bạn nên tuân thủ theo liều lượng của bác sĩ. Thông báo cho bác sĩ ngay nếu sử dụng thuốc không có tác dụng.

Cần chú ý tìm hiểu các thuốc chữa viêm phế quản mãn tính để sử dụng một cách hợp lý.

>>> Để hiểu chi tiết về các thuốc và những lưu ý quan trọng để sử dụng một cách có hiệu quả, bạn có thể xem thêm tại bài viết Thuốc điều trị viêm phế quản mạn.

1.3. Uống thuốc chưa đủ thời gian điều trị

Rất nhiều người khi bị viêm phế quản sử dụng thuốc được 1-2 ngày thấy giảm đờm ho liền ngừng thuốc luôn (đặc biệt thường gặp ở các trường hợp uống kháng sinh). Theo các bác sĩ, khi dùng kháng sinh không đủ liều bên cạnh nguy cơ kháng kháng sinh thì tình trạng bệnh còn có thể nặng lên, đôi khi cần phối hợp kháng sinh liều cao hơn để xử trí, chính vì thế làm cơ thể giảm khả năng đề kháng, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt làm bệnh càng dai dẳng hơn.

Các bác sĩ thường căn dặn bệnh nhân “ dùng thuốc đúng liều và đủ thời gian” trong mỗi lần khám. Dùng thuốc không đúng liều có hai trường hợp là quá liều và thiếu liều. Cả hai trường hợp đều không tạo ra hiệu quả điều trị, ngược lại có thể làm bệnh nặng hơn.

Sử dụng thuốc không đủ thời gian thường gặp trong sử dụng kháng sinh. Thời gian sử dụng kháng sinh được khuyến cáo tối thiểu từ 5-7 ngày.

Thực tế sau vài ngày uống thuốc, các triệu chứng như sốt, ho thường giảm hoặc mất đi nên nhiều người ngừng uống thuốc. Điều này làm lượng vi khuẩn còn lại không bị tiêu diệt và có thể gây bệnh lần khác. Hậu quả là vi khuẩn nhờn thuốc và tình trạng nhiễm trùng viêm phế quản mạn tính trở nên nặng hơn.

1.4. Tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm phế quản

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chất độc hại làm niêm mạc đường hô hấp dễ bị kích ứng, tiết dịch nhiều kéo dài thời gian bị bệnh. Hơn nữa tình trạng tiết dịch kéo dài làm tăng nguy cơ bội nhiễm khiến bệnh tình trầm trọng hơn ngay cả khi đang dùng thuốc điều trị.

tiếp xúc yêu tố nguy cơ gây khó khăn trong điều trị viêm phế quản mãn

Tiếp xúc với khỏi thuốc thường xuyên khiến điều trị viêm phế quản mãn tính trở nên khó khăn

1.5. Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị mọi bệnh tật. Những thực phẩm tốt nhất cho người viêm phế quản mạn tính là rau củ, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, các thực phẩm giàm đạm.

Tuy nhiên đa số người bệnh viêm phế quản ở Việt Nam không có chế độ ăn phù hợp : ăn thoải mái hoặc kiêng khem quá mức.

Đồ ăn giàu mỡ động vật, đường tinh luyện, nhiều muối, rượu và caffein là những những thực phẩm người bệnh viêm phế quản cần tuyệt đối tránh xa.

Ngoài ra chế độ ăn kiêng quá mức sẽ làm suy giảm sức đề kháng và miễn dịch, có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Để chế độ ăn không trở thành sai lầm khiến bệnh viêm phế quản lâu ngày không khỏi, bạn nên nắm cho một danh sách đầy đủ những thực phẩm mà bệnh viêm phế quản nên ăn và không nên ăn. Tất cả đã được tổng hợp chi tiết nhất, mời bạn xem thêm tại Viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì?

2. Viêm phế quản lâu ngày không khỏi phải làm sao?

  • Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sử dụng thuốc phù hợp tránh lạm dụng kháng sinh. Không tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Kiên trì sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường với bệnh nhân viêm phế quản nên dùng kháng sinh từ 5-7 ngày. Với tình trạng viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản co thắt, hen phế quản thì cần sử dụng thuốc đúng phác đồ (có thể kéo dài vài tháng), không tự ý dừng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, thoáng khí, mát mẻ
  • Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc nóng quá
  • Từ bỏ thuốc lá, thuốc lào, chất kích thích, kích ứng niêm mạc đường thở.

Bỏ thuốc lá để phòng và diều trị viêm phế quản mạn

Từ bỏ thuốc lá, chất kích thích gây kích ứng niêm mạc đường thở

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Người bệnh nên  bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, E, C, ăn uống đầy đủ, đúng giờ. Nhiều người cho rằng khi bị viêm phế quản cần kiếng thịt gà, tôm, nước cam, trứng,... Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì việc kiêng ăn như vậy là không có cơ sở khoa học thậm chí còn làm giảm sức đề kháng, thiếu chất dinh dưỡng khiến bệnh lâu khỏi, tái đi tái lại.
  • Tích cực vận động để nâng cao sức khỏe. Điều này sẽ bảo đảm cho cơ thể có một sức đề kháng tốt nhất trước mọi tác nhân gây bệnh.
  • Kết hợp sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị như Lá Hen, có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch, giảm ho. Theo những nghiên cưú mới nhất của các nhà khoa học Ấn Độ Lá Hen chứa các hoạt chất calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol …có nhiều tác dụng sinh học rất quý như tăng sức bóp cơ tim, kháng viêm, kháng histamin, giảm đau, chống oxy hóa, phòng ngừa nhiễm khuẩn... giúp kháng viêm, tiêu độc, tiêu đờm từ đó GIẢM ĐỜM, GIẢM HO, GIẢM KHÓ THỞ. Chính vì thế Lá Hen được coi là thần dược đối với bệnh nhân viêm phế quản.

>>> BẠN ĐÃ BIẾT: Mẹo chữa viêm phế quản cực hay có ngay tại nhà!

Viêm phế quản là bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc “tại sao viêm phế quản uống thuốc không khỏi” cũng như cung cấp được những thông tin cần thiết trong việc điều trị bệnh đúng cách cho độc giả.

Bên cạnh đó các sản phẩm thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính cũng giúp cho bệnh nhân thuyên giảm các triệu chứng bệnh, giảm tái phát đợt cấp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Xếp hạng: 5 (2 phiếu bầu)

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy...

Gửi câu hỏi

Tôi bị ho mấy hôm nay, sưng đau rát họng. Có dùng được xịt họng Bảo Khí Khang không?
Trả lời:

Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate

- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm

Tôi muốn đặt mua Bảo Khí Khang 120 viên. SĐT của tôi là 01667219775
Trả lời:

Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Trả lời:

Chào bạn,

Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.

Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm

Tôi được chẩn đoán mắc COPD cấp độ 2. Tôi có cần thay đổi gì trong sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình?
Trả lời:

Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:

-          Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm

Tôi nghe đài thì thấy giới thiệu cây Lá Hen có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh Hen suyễn. Vậy, tôi muốn hỏi, cách sử dụng Lá Hen như thế nào?
Trả lời:

Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm

Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy nhiên về thời gian dùng để có cảm nhận triệu chứng bệnh thay đổi rõ ràng thì có bác dùng sau 5 hộp có tác dụng, có bác dùng sau 7 hộp, thậm có bác dùng tới hai tháng mới có tác dụng. Vì sao có sự khác nhau này?
Trả lời:

Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:

Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.

Thứ hai là...Xem thêm

Điểm bán Bảo Khí Khang

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng