Viêm tiểu phế quản cấp là một trong những bệnh hô hấp thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh diễn tiến nhanh, nếu không xử lý kịp thời có thể gây viêm phổi, xẹp phổi, viêm tai giữa và các biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm tiểu phế quản là gì?
Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm các phế quản có kích thước nhỏ, đường kính chỉ dưới 2mm. Khi các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm đường thở của trẻ bị chít hẹp lại, thậm chí tắc nghẽn khiến trẻ khó thở, thở khò khè, nếu nặng thì có thể gây thiếu oxy.
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản chỉ thấy ở các trẻ dưới 24 tháng tuổi, trong đó trẻ 3 – 6 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.
Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản là do virut, trong đó chủ yếu là virut hợp bào hô hấp (chiếm 30-50% các ca mắc bệnh), tiếp theo là virut cúm và á cúm (xảy ra ở khoảng 25% số trẻ vị viêm tiểu phế quản). Ngoài ra, Adenovirus cũng chiếm khoảng 10% số trường hợp mắc bệnh.
Những virut này có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có thể xảy ra thành dịch. Người lớn hoặc trẻ em lớn cũng có thể bị nhiễm virut nhưng do sức đề kháng tốt nên các triệu chứng thường nhẹ như cảm lạnh, cảm cúm thông thường.
Tuy nhiên, với trẻ dưới 24 tháng tuổi, do sức đề kháng yếu, hệ hô hấp phát triển chưa hoàn thiện, đặc biệt với các bé không được bú mẹ đủ, đã từng bị ốm do viêm nhiễm virut như viêm họng, viêm amidan, viêm VA… thì rất dễ mắc viêm tiểu phế quản.
Làm thế nào để biết trẻ bị viêm tiểu phế quản
Triệu chứng ban đầu phổ biến là ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc sốt cao. Sau 3 -5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Những trẻ đến viện khi thăm khám thường thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Nặng hơn, trẻ có thể bị khó thở, thậm chí ngừng thở, bú kém hoặc nôn trớ.
Thông thường, trẻ sẽ thở khò khè trong khoảng 7 ngày sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn. Một số trường hợp ho sẽ dài hơn.
Làm gì khi trẻ bị viêm tiểu phế quản
Với các trường hợp nhẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà, mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú hoặc ăn uống đầy đủ. Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước và làm đờm loãng ra. Có thể nhỏ 2 -3 giọt nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, giúp trẻ thở dễ hơn và bú tốt hơn. Nếu qua 1 vài ngày không thấy dấu hiện bệnh cải thiện thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Khi trẻ có dấu hiệu nặng như: khó thở, bú kém, tím tái… hoặc trẻ có các dấu hiệu viêm tiểu phế quản và dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, bị suy giảm miễn dịch thì nên cho trẻ nhập viện.
Phòng bệnh cho trẻ:
Hãy lưu ý tới những chỉ dẫn sau để phòng tránh cho trẻ bị viêm tiểu phế quản:
- Cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi.
- Không để trẻ bị lạnh.
- Giữ môi trường sống của trẻ trong lành: không khói thuốc lá, khói bụi, nấm mốc…
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với mầm bệnh: tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ nhỏ hay người lớn đang bị cảm lạnh, cảm cúm…; rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ.
- Vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày.
Phi Sơn (biên tập)
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát thành công bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.0055
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm