Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể, giúp làm sạch đường thở khỏi bị ứ đọng các dịch tiết, chất nhầy, dị vật,…Người ta phân loại ho thành nhiều cấp độ khác nhau: ho cấp tính, ho bán cấp, ho mạn tính. Ho kéo dài trong những khoảng thời gian khác nhau có thể giúp gợi ý một số bệnh lý.
* Phân loại ho
Ho cấp tính: ho dưới 3 tuần được gọi là ho cấp tính, nguyên nhân thường gặp là cảm cúm, viêm xoang cấp, viêm mũi dị ứng, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…Khi điều trị được nguyên nhân thì người bệnh sẽ hết ho.
Ho bán cấp: là ho kéo dài từ 3 đến 8 tuần, thường do nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm xoang, hen phế quản.
Ho mạn tính: là ho trên 8 tuần, gặp trong các bệnh hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn phế quản, lao phổi, ung thư phổi, hút thuốc lá, trào ngược dạ dày thực quản,…
* Kiểm soát ho như thế nào?
Ho là triệu chứng có thể điều trị khỏi với tỷ lệ khoảng 85%. Tuy nhiên, ho kéo dài có thể gây ra những biến chứng như mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, suy sụp tinh thần,...Ho lâu ngày khiến tổn thương thanh quản làm người bệnh bị khàn tiếng; vỡ phế nang; tràn khí màng phổi; các mạch máu ở kết mạc mắt, mũi bị vỡ…vì vậy cần biết được nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Để điều trị ho, các bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân gây ho và đôi khi kết hợp với các thuốc giảm ho, long đờm/đàm. Chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho khan kéo dài, kích thích gây khó chịu. Nếu có đờm thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc loãng đờm. Việc sử dụng thuốc ho có thể không cần đơn của bác sĩ, tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Thuốc giảm hokhông thể thay thế thuốc điều trị nguyên nhân gây ho mà còn có thể gây cản trở quá trình chẩn đoán của bác sĩ nên chỉ sử dụng khi ho khan, ho do dị ứng thời tiết.
- Với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai và cho con bú, người lái xe hay vận hành máy móc nên thận trọng khi sử dụng.
- Ở trẻ nhỏ, nên sử dụng thuốc ho dạng lỏng để tránh gây hóc, khi sử dụng cần dùng muỗng lường kèm theo chai thuốc để tránh bị quá liều.
- Không sử dụng thuốc ho đồng thời với thuốc cảm vì 2 loại trên có thể chứa cùng hoạt chất, gây ngộ độc thuốc.
- Nên dùng thuốc ho với liều thấp trong thời gian ngắn để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
- Không dùng thuốc giảm ho kết hợp với long đờm vì đờm sẽ tiết nhiều nhưng không khạc ra được.
- Không dùng thuốc ho quá 5 ngày, nếu còn tiếp tục bị ho không tự ý tăng liều, không đổi thuốc mà hãy đi khám bác sĩ.
- Thuốc loãng đờm và tan đờm không nên dùng buổi tối vì khi ngủ hoạt động của nhung mao ở niêm mạc phế quản giảm, dễ gây ứ đọng đờm trong phổi.
Như vậy, khi bị ho kéo dài, tốt nhất chúng ta nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như tránh nguy cơ lây các bệnh có khả năng truyền nhiễm cho gia đình và cộng đồng.
Ngô Hoài (biên tập)
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.0055
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm