Mật kỳ đà được truyền tai nhau là có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh hen phế quản (hen suyễn). Tuy nhiên đây liệu có phải sự thật? Và nếu đúng thì cách dùng mật kỳ đã chữa hen xuyễn như thế nào? Có những lưu ý gì khi sử dụng mật kỳ đà? Cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé:
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Mật kỳ đà chữa hen suyễn có hiệu quả không?
Chữa bệnh bằng những bài thuốc dân gian đang là xu hướng của nhiều người. Nhất là với những bệnh mà Tây y chưa có cách điều trị một cách triệt để.
Mật kỳ đà là một vị thuốc quý trong Đông y, chính vì vậy mật của loài bò sát này được nhiều người sử dụng trong điều trị hen phế quản.
Mật kỳ đà chữa hen suyễn có hiệu quả không?
Thành phần hóa học của mật kỳ đà bao gồm những axít mật, muối mật có cấu trúc steroid…
- Muối mật có cấu trúc steroid: Những chất có cấu trúc steroid có tác dụng điều hòa các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, hơn thế nữa còn giảm tình trạng viêm, giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị hen phế quản rất tốt.
- Axít mật là chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, làm hấp thu tối đa một số vitamin. Ngoài ra axit mật còn điều hòa nồng độ cholesterol, glucose, triglyceride… Nhờ vậy mà cơ thể hấp thu tốt được các chất dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cho người bệnh hen xuyễn.
Theo Y học cổ truyền mật kỳ đà có vị cay, hơi ngọt, không độc, không đắng như các loại mật của động vật khác. Mật kỳ đà có tác dụng giảm co thắt, giảm co giật, giúp thông tắc kinh, giải độc và thanh nhiệt. Do tác dụng hiệu quả trong giảm co thắt khí quản mà mật kỳ đà có tác dụng điều trị hen suyễn.
Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của PGS. TS Đỗ Tất Lợi có đề cập đến những tác dụng của mật kỳ đà, trong đó có điều trị hen xuyễn.
Mật kỳ đà giúp giảm tần suất lặp lại và giảm triệu chứng, giảm co thắt khi quản từ đó người bệnh dễ thở hơn.
>>> LỜI KHUYÊN: Mật kỳ đà sẽ chỉ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng hen suyễn chứ không thể điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh được. Và thật sự cũng không dễ dàng để mua được loại mật kỳ đà chất lượng.
Do đó, bạn có thể tham khảo và lựa chọn một cách chữa trị tự nhiên phù hợp hơn tại danh sách các cách trị hen suyễn bằng phương pháp dân gian hàng đầu.
2. Cách dùng mật kỳ đà chữa hen suyễn
Bất kỳ cách chữa dân gian nào cũng cần được dùng đúng cách, nếu không có thể là con dao 2 lưỡi, mang đến những tác hại không ai muốn.
Cùng tôi tìm hiểu 2 cách dùng mật kỳ đà nhé:
2.1 Mật kỳ đà tươi
Cách làm:
Mật kỳ đà tươi cần được bảo quản trong tủ mát hoặc ngăn đá tú lạnh. Khi nào cần dùng có thể lấy bơm tiêm chọc và hút mật ra.
Liều dùng:
Thường dùng mỗi lần từ 2 – 5 giọt mật tươi
Ngày dùng 2 lần, sáng tối, sau ăn
Chú ý: Mật tươi thường khó bảo quản và khó dùng nên hay dùng mật khô. Mật tươi thường được sử dụng trong 5 – 7 ngày.
2.2 Mật kỳ đà khô
Cách làm:
Mật kỳ đà tươi đem sấy lên trở thành mật kỳ đà khô.
Liều dùng:
Mỗi lần dùng khoảng một hạt thóc đến hạt đỗ xanh
Ngày dùng 2 lần, sau ăn.
3. Lưu ý khi dùng mật kỳ đà chữa hen xuyễn
Khi dùng mật kỳ đã bạn cần lưu ý một số điểm rất quan trọng, bởi mật kỳ đã có thể là con dao 2 lưỡi nếu bạn không dùng:
- Khi bạn cảm thấy người mẹt mỏi, khó chịu thì tuyệt đối không nên dùng, hoặc phải dừng việc sử dụng mật kỳ đà lại khoảng 2 – 3 ngày. Sau đó giảm liều mật kỳ đà đi một nửa so với trước đây.
- Tuy rằng mật kỳ đà không đắng như mật các loại động vật khác, nhưng nếu bạn không “tự tin” để dùng một cách trực tiếp thì bạn có thể tham khảo một số cách dùng mật kỳ đà dưới đây
* Mật kỳ đà pha với mật ong
- Lấy 1 cái mật kỳ đà ngâm với nước ấm trong 2 phút, đợi mật mềm hẳn. Nếu là mật kỳ đà khô thì bạn có thể cắt pha luôn với khoảng 120 ml mật ong
- Mỗi ngày dùng lần, mỗi lần khoảng 10 ml.
- Chú ý: lắc đều trước khi sử dụng.
Mật ong pha với mật kỳ đà "đẩy lùi" hen suyễn
* Cho mật kỳ đà vào viên nhộng
- Viên nhộng đã bỏ hết thuốc, cho lượng mật kỳ đà cần dùng vào.
- Uống viên nhộng với khoảng 200 ml nước lọc.
* Pha mật kỳ đà với nước ấm để uống
- Cho lượng mật kỳ đà cần dùng vào khoảng 80 – 100 ml nước ấm, khuấy đều.
* Nấu cháo mật kỳ đà
- Nấu cháo trắng, khi nào ăn múc ra bát, cho lượng mật kỳ đà cần dùng vào, đảo đều.
- Lưu ý phải dùng hết lượng cháo để tránh lãng phí mật kỳ đà.
* Mật kỳ đà ngâm rượu
- Chỉ nên dùng rượu nhẹ để ngâm với mật kỳ đà
- Ngâm một túi mật kỳ đà trong khoảng 120 – 150 ml rượu
- Mỗi lần dùng khoảng 10 ml, ngày dùng 2 lần
- Có rất nhiều loài kỳ đà khác nhau, nhưng mật cua loài kỳ đà mốc hay còn gọi là kỳ đà vằn, kỳ đà nước là tốt nhất, có tác dụng điều trị hen xuyễn cao nhất.
- Nên dùng mật kỳ đà trong vòng từ 1 – 2 tháng để thấy được tác dụng trong điều trị hen xuyễn.
>>>> Ngoài mật kỳ đà còn rất nhiều bài thuốc hay khác hỗ trợ điều trị hen suyễn hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo:
- Lá trầu không kết hợp gừng
- Lá tía tô
- Hoa đủ đủ đực
- Kim ngân hoa
- Lá dâu tằm
Mặc dù những bài thuốc từ Đông y điều trị hen suyễn lành và dễ kiếm, nhưng với những đợt cấp tính của cơn hen suyễn thì bạn vẫn cần đến sự “ra tay” của thuốc Tây y. Chính vì vậy hãy sử dụng hợp lý cả phương pháp Đông y và Tây y để có thể đẩy lùi được bệnh hen suyễn nhé!
Mật kỳ đà là vị thuốc quý với những bệnh nhân bị hen suyễn. Chính vì vậy, nếu bạn chưa biết cách sử dụng mật kỳ đà chữa hen suyễn thì chắc chắn bài viết trên đã tổng hợp nhiểu kiến thức bổ ích cho bạn. Chúc bạn sớm chiến thắng bệnh hen suyễn!
Ds. Phạm Huế
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm