Chữa hen phế quản bằng lá trầu không rất được “trọng dụng” bởi tính hiệu quả, an toàn, không tác dụng phụ và tiết kiệm. Thế nhưng thực chất bạn cần cảnh giác khi sử dụng lá trầu không, đã có những trường hợp vô tình bị đẩy vào tình huống nguy hiểm do phương pháp đến từ dân gian này. Chi tiết hơn về câu chuyện hen suyễn và lá trầu không, cùng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Chữa hen phế quản bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Lá trầu không có lẽ chủ yếu được biết đến như một loại thảo dược có tính kháng khuẩn, chống viêm và thường được sử dụng trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Mà ít ai biết rằng, lá trầu không còn tác dụng điều trị hen phế quản.
Tinh dầu là trầu không có chứa đầy các phenolic (Eugenol, chavibetol, chavicol, estragol,..) có đặc tính kháng nấm, kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,…Theo đó, lá trầu không sẽ có thể giúp điều trị hen phế quản có nguyên nhân do vi khuẩn và nấm.
Mặt khác, mặc dù rất nhiều người biết rằng hen suyễn là một vấn đề liên quan đến hơi thở, nhưng không nhiều người biết rằng hen thực sự cũng là một vấn đề về tình trạng viêm. Các cơn hen suyễn thường được kích hoạt bởi histamin – một chất trung giản của phản ứng viêm và điều này là do histamine gây ra co thắt phế quản, hình thành triệu chứng khó thở ở người bệnh hen. Do vậy, vì lá trầu không có đặc tính kháng histamine, kháng viêm nên có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát hen suyễn.
Chữa hen phế quản bằng lá trầu không
Còn dưới góc nhìn của Đông y, đã từ lâu, lá trầu không cũng đã được ứng dụng trong các bài thuốc trị hen phế quản.
Lá trầu không có tính ấm, vị cay, mùi thơm hắc, quy vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng hành khí, tán hàn khu phong, tiêu đàm, tiêu thũng chỉ thống, chống ngứa nên không chỉ hen suyễn, lá trầu không có thể trị viêm phổi và chứng ho đờm trong các bệnh viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính,…
>>> Khoa học đã tìm ra 5 lá cây trị hen suyễn rất hiệu quả!
2. Các bài thuốc chữa hen phế quản bằng lá trầu không
Chữa hen phế quản bằng lá trầu không rất đơn giản.
- Rửa sạch 7-8 lá trầu không và chuẩn bị 4-5 lát gừng mỏng.
- Tất cả cho vào cối dã hoặc máy xay nhuyễn.
- Thêm 1 bát con nước sôi.
- Ngâm trong khoảng 10 phút.
- Khuấy đều và lọc qua dụng cụ lọc hoặc khăn màn. Lọc kĩ để lấy được tất cả thành phần có tác dụng trong lá.
Chia nước lọc lá trầu không uống 2 lần mỗi ngày, sau bữa ăn khoảng 30 phút. Uống như vậy trong 1 tuần thì dừng lại. Sau 30 ngày mới bắt đầu uống lại.
>>> Xem thêm: Chữa hen phế quản bằng lá trầu không.
3. Cảnh báo nguy hiểm khi chữa hen suyễn bằng lá trầu không
Bị thu hút trước những lợi ích của lá trầu không trong điều trị hen suyễn, có lẽ một số người bệnh hen suyễn sẽ không từ chối bất cứ cơ hội nào để được sử dụng lá trầu không.
Nhưng hãy thật thận trọng, tuyệt đối đừng nhai những têm trầu cau.
Hai bệnh nhân châu Á đã phải nhập viện trong tình trạng hen suyễn nặng cấp tính sau khi nhai trầu. Điều này được cho là bởi trong hạt trầu cau có chứa Arecoline, một loại alkaloid cholinergic có tác dụng gây co thắt các cơ trơn phế quản (hiệu lực bằng 1/10 methacholine – một chất gây giãn phế quản trong test chẩn đoán hen). Theo đó, nhai trầu có thể kích hoạt các triệu chứng hen phế quản.
Và để khẳng định chắc chắn hơn mối liên hệ giữa nhai trầu và cơn hen phế quản, các thí nghiệm đã được tiến hành và cho thấy nhai trầu có thể là một trong số các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát hen suyễn và mức độ nghiêm trọng của các cơn hen cấp.
Mặc dù hai người bệnh hen suyễn kia nhập viện là vì quả trầu cau chứ không phải là lá trầu không, những nếu bạn có thói quen nhai trầu cau, hay muốn thử những têm trầu cau (có chứa cả lá trầu không) thường gặp trong đám cưới hỏi, hãy nhớ rằng bạn tuyệt đối không nên thử chúng nhé!
Nói chung lá trầu không sẽ mang đến những lợi ích nhất định đối với người bệnh hen suyễn. Thế nhưng, việc sử dụng nó còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe tổng thể của bạn. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 18000055 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.
Ds. Thu Hương
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm