Cách chữa ho bằng lá trầu không là bài thuốc được lưu truyền rất lâu bởi sự an toàn, dễ làm lại hiệu quả với các chứng ho khan, có đờm gây nên bởi các bệnh viêm phế quản, viêm họng…Cùng tìm hiểu thêm về công dụng chữa ho và các bài thuốc kết hợp lá trầu không trị ho như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Công dụng chữa trị ho của lá trầu không
Trầu không là loại cây thân leo đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam nhất là ở những miền quê. Trầu không không những là loài cây quen thuộc trong vườn nhà mà nó còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh cực kì hay và hiệu quả.
Chữa ho bằng lá trầu không
Trong y học cổ truyền trầu không có vị cay tính ấm quy kinh phế, vị, tỳ. Vị thuốc này có tác dụng trung hành khí, tán hành, chỉ thống, có khả năng giảm ho trừ đờm, làm ấm phổi, cơ thể khi bị cảm lạnh.
Vì thế trầu không có hiệu quả trị ho trong các trường hợp ho có đờm, ho do lạnh hiệu quả hơn cả.
>>> ĐẶC BIỆT nhiều người đã thử áp dụng và vẫn luôn trung thành với cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Y học hiện đại kế thừa thành tựu của các vị đông y tài ba đã nghiên cứu thành phần công dụng của lá trầu không và phát hiện ra những hoạt chất với công dụng quý của nó.
Thành phần chủ yếu mang lại hiệu quả trị ho cũng như công dụng trị bệnh khác là tinh dầu ở phần lá như Eugenol, Cineol…Chính thành phần tinh dầu này tạo nên mùi thơm cay đặc trưng của lá trầu.
Khả năng diệt khuẩn, diệt vi rút của lá trầu không cũng khá mạnh cũng bởi lẽ đó lá trầu không đã được lưu truyền nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa ho, mụn nhọn, ngứa, mẩn da…
Các bệnh lý viêm hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, bệnh hen suyễn gây ho có đờm khi sử dụng bài thuốc lá trầu không sẽ giúp bệnh nhân đỡ ho, giảm đờm, dịu cổ họng do tính sát khuẩn lành tính của nó.
2. Các cách chữa ho bằng lá trầu không
Tác dụng chữa ho bằng lá trầu không tốt là thế nhưng sử dụng như thế nào để phát huy hết hiệu tác dụng của bài thuốc thì không phải ai cũng biết được.
Hãy cũng tham khảo một số cách sử dụng lá trầu không trị ho sau đây:
2.1. Lá trầu và mật ong
Tính cay ấm của lá trầu không do thành phần tinh dầu và chính nó mang lại hiệu quả trị bệnh, tuy nhiên không phải ai cũng chịu được mùi vị này.
Kết hợp một chút mật ong vị ngọt sẽ làm giarm bớt sự cay nồng của trầu không, mặt khác mật ong cũng có tác dụng sát khuẩn cổ họng, mật ong trị ho, giảm ho rất tốt.
Bài thuốc kết hợp này sẽ mang lại sự hiệp đồng tác dụng cho các chứng ho dai dẳng lâu ngày.
Cách làm:
- Chọn 10 lá trầu không già (chứa nhiều tinh dầu), rửa sạch, để ráo, giã nhuyễn.
- Cho khoảng 200ml nước sôi vào bã trầu không, khuấy đều, ngâm khoảng 20 phút.
- Lọc lấy nước, bỏ bã, sau đó cho thêm khoảng 2 – 3 thìa mật ong và khuấy đều, uông ngay sau đó.
Cách sử dụng: Uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, các biểu hiện ho có đờm lâu ngày sẽ giảm dần sau 1 tuần.
Chữa ho bằng lá trầu không và mật ong
2.2. Lá trầu không và gừng
Bài thuốc này dùng cho những người bị ho có thể chịu được mùi nồng cay của trầu không cũng như vị cay ấm gừng.
Bài thuốc cũng có hiệu quả mạn hơn do kết hợp với gừng là vị thuốc đông y đã quá quen thuộc trong các bài thuốc chữa ho lưu truyền lâu đời.
>>> GỢI Ý: Nếu bạn không có sẵn lá trầu không trong nhà, bạn có thể sử dụng hành tây, một thứ "gia vị" quen thuộc của mỗi bữa ăn. Có 4 cách chữa ho bằng hành tây đơn giản nhưng rất hiệu quả. Xem ngay tại Chữa ho bằng hành tây.
Lá trầu không chữa ho kết hợp với gừng
Cách làm:
- Chọn củ gừng già, rửa sạch, thái lát mỏng khoảng 5 lát
- Hái 10 lá trầu không già rửa sạch.
- Giã nát gừng và trầu không đến dập nhuyễn
- Ngâm với khoảng 300ml nước sôi để khoảng 30 phút sau đó lọc lấy nước
Cách sử dụng: Uống mỗi ngày 1 lần từng ngậm nhỏ, có thể cho thêm một chút muối trắng cũng có tính sát khuẩn rất tốt. Kiên trì áp dụng bạn sẽ thấy giảm ho theo từng ngày.
Các cách chữa ho dân gian từ lá trầu không hầu hết đều khá an toàn tuy nhiên để thấy được hiệu quả giảm ho các bạn cần áp dụng kiên trì, đúng cách nhất là với các bệnh gây ho mãn tính. Khi áp dụng cách chữa ho bằng lá trầu không mà triệu chứng ho không thuyên giảm thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nhé!
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm