Chữa viêm phế quản mạn tính bằng các cây thuốc dân gian

Trong điều trị viêm phế quản mạn tính hiện nay, các chuyên gia khuyến khích người bệnh, bên cạnh việc sử dụng các liệu pháp Tây y, nên sử dụng kết hợp các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để đạt hiệu quả tối ưu trong phòng và điều trị bệnh. Vì sao nên sử dụng phương pháp dân gian trong điều trị viêm phế quản mạn? Những bài thuốc nào đem lại hiệu quả điều trị cao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1.Lạm dụng thuốc Tây y trong điều trị viêm phế quản mạn

Các thuốc được dùng rộng rãi trong điều trị viêm phế quản mạn tính gồm kháng sinh, các thuốc giãn phế quản và corticoid. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách và lạm dụng thuốc để lại những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của người dùng.

  • Kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn và dự phòng nhiễm khuẩn, không sử dụng kháng sinh cho viêm phế quản do các nguyên nhân khác như virus, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường…

Không nên lạm dụng kháng sinh trong điều trị hen suyễn

  • Thuốc corticoid và thuốc giãn phế quản là các thuốc điều trị triệu chứng, giúp người viêm phế quản giảm khó thở.

Tuy nhiên tác dụng của những thuốc này thường phụ thuộc liều, do đó rất dễ bị lạm dụng gây hiện tượng “nhờn” thuốc. Ngoài ra corticoid còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm lên tim mạch, mắt và thận nếu dùng lâu dài.

Tình trạng lạm dụng thuốc tây y cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ viêm phế quản có xu hướng gia tăng gần đây. Dưới đây là các bài thuốc chữa viêm phế quản từ thiên nhiên.

2. Các bài thuốc dân gian trị viêm phế quản mạn hiệu quả

Cây Lá Hen: Cây Lá Hen có tên khác là Nam Tì Bà, Bồng Biển,… Trong cây Lá Hen chứa hoạt chất α-và β-amyrin giúp giảm phản ứng viêm niêm mạc đường thở, gây ra co thắt và tăng tính phản ứng phế quản, từ đó mang lại hiệu quả chống viêm phế quản.

Cây lá hen là khắc tinh của hen suyễn

Gừng và mật ong:

Gừng già tươi 60g, 30g mật ong. Đem gừng tươi rửa sạch rồi giã nhuyễn, cho ½ lít nước nấu lên trong 30 phút. Sau khi sôi, bỏ xác gừng lấy nước gừng cho mật ong vào khuấy đều . Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần khoảng 50-100ml  cho tới khi dứt hẳn cơn ho.

Công dụng: Giảm ho long đờm, giảm đau rát cổ họng.

Trà và gừng

Gừng giảm hen suyễn hiệu quả

Lá chè 5 g, gừng tươi: 10 lát, nấu rồi uống sau khi ăn.

Công dụng: Ra mồ hôi, giải độc, ấm phổi, chống ho, chữa các chứng cảm cúm, thương hàn.

Lá chè

Lá chè 3 g, mật ong: 3 ml. Dùng nước nóng để hãm chè, sau đó để nguội, cho mật ong vào, 30 phú uống một lần.

Công dụng: Chống khát, dưỡng huyết, nhuận phổi, chống ho. Trị các chứng họng khô, miệng khát, ho khan, không đờm, bí tiểu, tỳ vị không tốt.

Tỏi

Tỏi giúp giảm ho tiêu đờm ở người bệnh hen

Tỏi củ 500g, giấm ăn 500g, đường đỏ 200g. Tỏi bóc vỏ, tẽ nhánh giã nát cho vào lọ cùng với đường đỏ rồi rót giấm ăn vào sau đó bịt kín lọ, ngâm trong khoảng 15 ngày là được. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 – 20ml, ăn củ tỏi ngâm.

Công dụng: Giảm ho, tiêu đờm, diệt khuẩn.

Hành tây và Mật ong

Nước ép hành tây pha cùng mật ong, mỗi ngày uống 3-4 thìa.

Công dụng: Tiêu đờm, ngăn sự tọa đờm trong cơ thể.

 Rau diếp cá

 Diếp cá tươi: 60g, phổi lợn 1 bộ, nấu thành món canh; ăn phổi và uống nước thuốc, cách 2-3 ngày ăn 1 lần, dùng liên tục khoảng 3-5 tháng.

Công dụng: Chữa ho kéo dài trong bệnh viêm phế quản mạn.

3. Biện pháp kết hợp trong kiểm soát viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do đó để kiểm soát bệnh tốt nhất, bạn nên thực hiện đồng thời 2 biện pháp, vừa loại bỏ và hạn chế căn nguyên gây bệnh vừa khắc phục triệu chứng.

3.1 Biện pháp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh

  • Không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc
  • Hạn chế ăn các thức ăn nhiều tinh bột và đường, vì các chất này dễ sinh hơi (do tạo nhiều CO2)
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, tránh các yếu tố nguy cơ như hơi hóa chất, khói bụi ô nhiễm,...
  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như lông động vật, bụi phấn hoa,...
  • Giữ ấm khi thời tiết lạnh, đặc biệt là khi trời chuyển lạnh đột ngột
  • Không hoạt động thể lực gắng sức, kể cả trong tập luyện thể dục thể thao
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Tránh ăn quá no, hạn chế các thức ăn gây đầy bụng khó tiêu, khó thở, thức ăn gây dị ứng...

3.2 Biện pháp giảm triệu chứng viêm phế quản mạn

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sỹ, bạn nên tăng cường sức khỏe đường thở, hệ hô hấp bằng các sản phẩm từ thảo dược như Bảo Khí Khang để giảm triệu chứng viêm phế quản mạn.

Viên uống Bảo Khí Khang được kết hợp từ Cốt Khí Củ với các dược liệu thiên nhiên như lá Hen, AntidiCOPD và các chất chống ô xy hóa Alpha Lipoic acid, L-Carnitine. Sản phẩm không chỉ giúp tăng chức năng hô hấp (giảm hiện tượng thiếu oxy,  ứ máu ở phổi, tăng cường năng lượng tế bào) mà còn giảm nhanh các triệu chứng đờm, ho, khó thở trong viêm phế quản mạn.  

Để tìm mua Bảo Khí Khang tại nhà thuốc gần nhất, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY

Để được tư vấn bởi Dược sỹ Bảo Khí Khang, gọi ngay đến tổng đài tư vấn 18000055

* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

*

*

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Menu