Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là đợt kịch phát, bùng phát, chuyển biến trở nên xấu đi đột ngột ngoài những biến đổi thông thường hàng ngày, thường biểu hiện bởi khó thở nhiều hơn, khò khè, ho và khạc đàm nhiều,
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi được định tính là sự suy giảm thông khí mạn tính. Nó thường diễn tiến xấu dần theo thời gian. Các triệu chứng chính bao gồm khó thở, ho và sinh đờm. Đa số bệnh nhân viêm phế quản mạn tính có COPD.
Mức độ nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Theo Hội Hô hấp TP.HCM, COPD đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong. Đây là một trong 10 căn bệnh không thể chữa khỏi trên toàn cầu. Ước tính, khoảng 329 triệu người mắc COPD trên toàn thế giới và con số này còn tiếp tục gia tăng trong những thập niên tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ và tình trạng già đi của dân số.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng dân cư từ 40 tuổi trở lên là 4,2% trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9%. Trong năm 2016, bệnh nhân tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn ở nước ta đã đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng, sau các bệnh lý về tai biến mạch máu não và vượt lên cả số người chết do ung thư.
Dấu hiệu cảnh báo đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Người mắc COPD rất dễ bị các đợt cấp, nhất là vào tiết đông xuân hoặc thay đổi thời tiết đột ngột.
Một số dấu hiệu của đợt cấp của bệnh:
- Khó thở: người bệnh khó thở hoặc khò khè nhiều hơn bình thường và ngày càng nặng hơn, ngay cả khi dùng các loại thuốc cắt cơn thường dùng cũng không hiệu quả.
- Nặng ngực: Bệnh nhân có cảm giác nặng ngực thường xuyên, phải dùng nhiều gối hơn bình thường khi nằm.
- Nhiều đờm hơn: Nếu trước đây hầu như bệnh nhân không có đàm hoặc rất ít đàm thì đợt cấp làm cho lượng đàm khạc ra nhiều hơn bình thường hoặc có đàm nhưng có cảm giác khó khạc ra như mọi khi.
- Tính chất đờm thay đổi: Đàm trước đây thường trắng hoặc trắng trong thì trong đợt cấp đàm ngả màu vàng nhạt, vàng đục, vàng sậm hoặc xanh…, thậm chí có lẫn máu trong đàm.
- Biểu hiện toàn thân: có thể có những biểu hiện khác như: sốt, sưng mắt cá chân, sụt cân hoặc tăng cân nhanh, không ăn uống gì được trong nhiều ngày.
Cần lưu ý những dấu hiệu nguy hiểm như: cảm giác mệt lả, mất hết sức lực, tím môi hoặc tím các đầu ngón tay, lú lẫn, lẫn lộn, nói nhảm, thay đổi hành vi, ngủ gà, lơ mơ hoặc hôn mê… Khi thấy những biểu hiện trên thì cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chăm sóc kịp thời.
![Khó thở là dấu hiệu cảnh báo đợt cấp của bệnh COPD]()
Khó thở nhiều, dùng thuốc cắt cơn cũng không đỡ là một trong những dấu hiệu cảnh báo đợt cấp của COPD
Cách dự phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người mắc COPD có thể sinh hoạt bình thường hoặc tương đối bình thường nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Để giảm nguy cơ, người bệnh nên thực hiện một số cách phòng tránh sau:
- không nên hút thuốc lá và tránh hít phải khói bếp, chất độc hại trong môi trường.
- Luyện tập thể dục, thể thao: Với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tập thể dục điều độ còn tăng cường hoạt động các cơ hô hấp, mang lại nhiều lợi ích như làm giảm bớt cảm giác khó thở, giúp máu lưu thông tốt, cơ thể dùng oxy tốt hơn nên làm giảm số lần xuất hiện đợt cấp, giảm số lần nằm viện và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
- Chế độ dinh dưỡng: Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có đặc điểm khó thở và chán ăn kéo dài do đó có thể để bệnh nhân thở oxy trong khi ăn. Cần chọn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, hình thức hấp dẫn để kích thích sự thèm ăn của người bệnh. Nên uống sữa năng lượng cao để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân. Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa ăn thay vì 3 bữa để tránh căng dạ dày dẫn đến khó thở, dễ mệt. Không dùng các đồ dùng có gas hoặc thức ăn sinh hơi, tránh ăn vội vã để gây mệt và nuốt khí vào bụng.
Đặc biệt, bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh tốt. Trong lần tham dự giao lưu trực tuyến với Báo Đất Việt, PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ (Thầy thuốc nhân dân, Nguyên Giám đốc bệnh viện Phổi Trung Ương ) cho biết, đối với những bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, khó thở, đờm, viêm phế quản, hen suyễn, phổi tắc nghẹn mãn tính… nên chuẩn bị mang theo các sản phẩm có chiết xuất từ cây Lá Hen.
Ngày nay, thành phần cao lá hen đã có mặt trong thành phần của Bảo Khí Khang, kết hợp cùng với các thành phần quý khác có công dụng chống viêm, giãn phế quản, tiêu đờm trừ ho như Cao AntidiCOPD, Cao Cốt khí củ, L - Carnitine fumarate, Acid alpha Lipoic.
Bảo Khí Khang đã được chứng nhận trên lâm sàng giúp 96,7% người bệnh giúp hỗ trợ giảm nhanh: đờm, ho, khó thở trong vòng 30 ngày.
Hơn thế nữa sản phẩm còn giúp hạn chế tối đa tình trạng tái phát bệnh hen suyễn, viêm phế quản, COPD,…
Là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, đáp ứng đúng yêu cầu của người bệnh về việc tìm một thảo dược trị ho nhanh nhất, Bảo khí khang là lựa chọn hàng đầu trong điều trị các bệnh về hô hấp mãn tính, ho lâu ngày và có thể sử dụng lâu dài mà vẫn rất an toàn.
Để biết sản phẩm Bảo Khí Khang được bán tại các nhà thuốc nào gần nơi bạn nhất, vui lòng xem chi tiết địa điểm bán TẠI ĐÂY
Để được hỗ trợ từ chuyên gia mời bạn bấm số 18000055 (miễn cước)
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm