Viêm phế quản phổi ở người lớn và tất cả những điều bạn phải biết

Bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy nên, hãy cùng bài viết sau tìm hiểu tất tần tật mọi điều về bệnh viêm phế quản phổi để được điều trị dứt điểm và ngăn ngừa sự nguy hiểm ấy nhé!

1. Viêm phế quản phổi là gì?

Phế quản là đường dẫn khí nối khí quản với phổi. Hệ thống phế quản có nhiều nhánh từ nhỏ đến lớn, hai nhánh lớn nhất là phế quản gốc trái và phế quản gốc phải. Những nhánh phế quản này sau đó phân tách thành nhiều ống khi nhỏ được gọi là tiểu phế quản.

Ở cuối các tiểu phế quản là các túi khí nhỏ gọi là phế nang, nơi diễn ra sự trao đổi khí từ phổi và máu.

Khi các phế quản bị viêm sẽ dẫn tới tổn thương lớp tế bào niêm mạc phủ mặt trong ống phế quản và lan tỏa ra các phế nang mô kẽ lẫn phế quản thì được gọi là bệnh viêm phế quản phổi.

Những phế nang bị viêm sẽ chứa đầy chất lỏng. Chất lỏng này làm suy yếu chức năng phổi bình thường, tạo ra một loạt các triệu chứng hô hấp.

Như vậy, viêm phế quản phổi chính là một dạng viêm phổi ảnh hưởng đến cả phế nang trong phổi và phế quản.

Bệnh nhân viêm phế quản mạn tính khi khởi phát đợt cấp có thể sẽ tiến triển thành viêm phế quản phổi bởi vì phế quản và phổi là "hàng xóm" của nhau, có sự liên kết chặt chẽ giữa 2 cơ quan hô hấp này. 

bệnh viêm phế quản phổi

Bệnh viêm phế quản phôi ở người lớn

2. Triệu chứng viêm phế quản phổi

Bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn tiến triển theo 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn khởi phát.
  • Giai đoạn toàn phát.

Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng viêm phế quản phổi diễn biến thế nào theo 2 giai đoạn này nhé!

2.1. Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn này, triệu chứng viêm phế quản phổi có thể khởi phát một cách từ từ, hoặc cũng có trường hợp bệnh khởi phát đột ngột.

Khởi phát từ từ:

  • Viêm phế quản phổi khởi phát từ từ với các triệu chứng sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, thường hay nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh hô hấp khác, như cúm, cảm lạnh.
  • Nhiều người chủ quan với các triệu chứng này nên không được khám chữa trị dứt điểm và bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát.

Khởi phát đột ngột:

  • Nếu khởi phát đột ngột, các triệu chứng viêm phế quản phổi sẽ trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn, như sốt cao, chán ăn, chướng bụng, khó thở kèm theo tím tái,…
  • Và điều này sẽ thúc đẩy người bệnh cần đi khám ngay lập tức để tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu nhanh chóng.

2.2. Giai đoạn toàn phát

Bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn ở giai đoạn khởi phát nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn bùng phát.

Các triệu chứng viêm phế quản phổi giai đoạn toàn phát, bao gồm:

  • Sốt cao: Sốt cao đến 400C. Thuốc hạ sốt thường ít đáp ứng lúc này. Có thể gây ra hiện tượng li bì, co giật, thậm chí là hôn mê nếu không hạ sốt kịp thời.

sốt cao trong giai đoạn toàn phát bệnh viem phế quản phổi

Sốt cao đến 40oC trong giai đoạn toàn phát của bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn

  • Ho: Những cơn ho dữ dội và liên tục. Ho có xuất tiết đờm, chảy nước mũi đặc màu vàng.
  • Khó thở: Cánh mũi phập phồng, co thắt lồng ngực, trên và dưới xương ức rút lõm.
  • Tím tái: Gặp ở những trường hợp bệnh nặng. Tím tái quanh môi, đầu chi, lưỡi hoặc toàn thân.
  • Các triệu chứng khác đi kèm: Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, chướng bụng, tiêu chảy,…

>>> Đừng bỏ qua: Mẹo chữa viêm phế quản dễ dàng thực hiện nhưng cực hiệu quả

Triệu chứng viêm phế quản phổi có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

Các triệu chứng viêm phế quản phổi có khả năng nghiêm trọng hơn ở những người có hệ thống miễn dịch yếu hơn, chẳng hạn như trẻ nhỏ, người lớn tuổi hoặc những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, hay một số điều kiện y tế nhất định nào đó.

3. Nguyên nhân viêm phế quản phổi ở người lớn

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn là do vi khuẩn, chẳng hạn như Steptococcus pneumoniae và Haemophilus influenza type b (Hib).

Nhiễm trùng do vi rút và nấm cũng có thể gây viêm phế quản phổi.

Tình trạng này thường được “ký hợp đồng” với môi trường trong bệnh viện. Khi mà những người bệnh đến bệnh viện để điều trị các bệnh khác có tổn thương hệ thống miễn dịch nên dễ nhiễm mầm bệnh gây viêm phế quản phổi tại bệnh viện.

Khi này, với một sức đề kháng yếu, cơ thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chống đỡ và khắc phục lại tác nhân gây viêm phế quản phổi.

Và nếu vi khuẩn gây bệnh mà bạn nhiễm phải đã kháng kháng sinh điều trị thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn nữa. Kháng kháng sinh tức là loại kháng sinh đó đã không thể tiêu diệt được vi khuẩn mà trước đây nó đã từng có hiệu lực.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách điều trị viêm phế quản bằng rau diếp cá trong vườn nhà

4. Các yếu tố nguy cơ phát triển viêm phế quản phổi ở người lớn

Nếu bạn có các đặc điểm sau đây, bạn sẽ có khả năng cao hơn bị mắc bệnh viêm phế quản phổi cũng như các biến chứng của bệnh.

- Tuổi: Từ 65 tuổi trở lên. Viêm phế quản mạn tính ở người già không được chữa trị đúng cách rất dễ chuyển sang viêm phế quản phổi.

- Môi trường sống: Làm việc trong, hoặc thường xuyên đến bệnh viện hoặc cơ sở điều dưỡng.

- Lối sống: Hút thuốc hoặc uống rượu quá mức.

- Điều kiện y tế:

  • Gần đây có nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh và cúm.
  • Bệnh phổi mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD, xơ nang, giãn phế quản và hen suyễn.
  • Các điều kiện làm cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu, chẳng hạn như HIV hoặc dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, như hóa trị, ghép tạng hoặc sử dụng steroid lâu dài,…
  • Bệnh tự miễn, như viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ.

Nếu bạn thuộc một trong cách nhóm nguy cơ này, bạn nên nói chuyện với bác sĩ và tham khảo các cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản phổi được đề cập ở nội dung dưới đây.

>>> Đọc ngay trước khi quá muộn: Nếu bạn đang dùng phổi ngựa bạch chữa viêm phế quản thì đừng bỏ qua bài viết nhé nhé, CLICK ngay

5. Biến chứng của viêm phế quản phổi ở người lớn

Bởi vì nó ảnh hưởng đến hơi thở của bạn, nên nếu bệnh viêm phế quản phổi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể trở nên rất nguy hiểm, thậm chí đôi khi là tử vong.

Các biến chứng của viêm phế quản phổi có thể bao gồm:

  • Suy hô hấp.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính – ARDS.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Áp xe phối.
  • Tràn dịch màng phổi.

6. Chẩn đoán viêm phế quản phổi

Để chẩn đoán viêm phế quản phổi, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, hỏi về các triệu chứng và xem xét lịch sử y tế của bạn.

Điều trị viêm phế quản phôi

Chẩn đoán bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn

Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe tiếng khò khè và những âm thanh hơi thở bất thường khác.

Các vấn đề về hô hấp như khó thở, thở khò khè là triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản phổi. Nhưmg viêm phế quản phổi có thể gây ra các triệu chứng tương tự như cảm lạnh hoặc cảm cúm, đôi khi có thể làm cho chẩn đoán khó khăn.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm phế quản phổi, họ có thể chỉ định cho bạn một hoặc một vài xét nghiệm sau đây để chẩn đoán xác định bệnh viêm phế quản phổi cũng như mức độ nghiêm trọng của nó.

- Chụp X – quang ngực hoặc chụp CT: Những xét nghiệm hình ảnh này cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh bên trong phổi và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.

- Xét nghiệm máu: Chúng có thể giúp phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như số lượng bạch cầu bất thường.

- Nội soi phế quản: Một ống nội soi được luồn qua miệng, xuống khí quản và vào phổi của bạn. Thủ tục này cho phép bác sĩ nhìn thấy bên trong phổi.

- Nuôi cấy đờm: Mẫu đờm của bạn sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và phát hiện xem liệu nhiễm trùng nào gây bệnh viêm phế quản phổi của bạn không.

- Khí máu động mạch: Bác sĩ sử dụng xét nghiệm này để xác định nồng độ oxy trong máu của bạn.

- Đo xung oxy: Đây là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn để đo tỷ lệ oxy trong dòng máu. Con số càng thấp, mức oxy của bạn càng thấp.

7. Điều trị viêm phế quản phổi

Điều trị viêm phế quản phổi ở người lớn phụ thuộc vào loại nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nếu bạn không có vấn đề sức khỏe gì bất thường khác, bạn có thể phục hồi sau viêm phế quản phổi trong vòng 1 đến 3 tuần.

Điều trị viêm phế quản phổi nhẹ tại nhà bằng cách kết hợp nghỉ ngơi và dùng thuốc. Nhưng, trường hợp nặng hơn của viêm phế quản phổi có thể phải điều trị tại bệnh viện.

7.1. Viêm phế quản phổi uống thuốc gì để điều trị nguyên nhân?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi cho bạn mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc khác nhau.

thuốc điều trị viêm phế quản phôi

Viêm phế quản phổi uống thuốc gì? 

Khi nguyên nhân gây viêm phế quản phổi là vi khuẩn, uống thuốc gì?

Nếu vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh phế quản phổi cho bạn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có hại trong phổi của bạn.

Hầu hết mọi người bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vòng 3 – 5 ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh.

Tùy vào chủng vi khuẩn đã phát hiện mà sử dụng kháng sinh có phổ kháng khuẩn phù hợp. Các kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm phế quản phổi là Ampicillin và có thể phối hợp với Amikacin hoặc Bruramycin.

Điều quan trọng là bạn phải hoàn toàn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và hoàn thành toàn bộ quá trình dùng thuốc điều trị viêm phế quản phổi của bạn để đảm bảo mọ vi khuẩn gây bệnh đều được triệt hạ hoàn toàn.

Nếu dùng kháng sinh điều trị viêm phế quản mãi không khỏi, nguyên nhân do đâu, cùng tìm hiểu tại đây nhé!

Khi nguyên nhân gây viêm phế quản phổi là vi rút, uống thuốc gì?

Uống thuốc kháng sinh không có tác dụng nếu bệnh viêm phế quản phổi của bạn do nhiễm vi rút.

Thông thường, đối với nhiễm phế quản phổi do vi rút không cần điều trị y tế trừ khi nó nặng. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng vi rút cho người bị cúm, hoặc các thuốc để điều trị triệu chứng.

Viêm phế quản phổi do một loại vi rút thường sẽ hết sau 1 đến 3 tuần.

Khi nguyên nhân gây viêm phế quản phổi là nấm, uống thuốc gì?

Đối với trường hợp bạn bị viêm phế quản phổi do nấm, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nấm

7.2. Viêm phế quản phổi uống thuốc gì để điều trị triệu chứng?

Nếu bạn bị sốt trên 380C, uống thuốc Paracetamol 10-15 mg/kg, cứ 6 giờ dùng 1 lần cho đến khi nhiệt độ hạ xuống dưới 380C thì ngừng uống thuốc.

Không dùng Paracetamol quá 100 mg/kg/24 giờ.

Nếu bạn có triệu chứng nhiều đờm và khó thở thì cần sử dụng các thuốc long đờm, trừ đờm. Nếu nghiêm trọng, bác sĩ có thể hút dịch đờm cho bạn thông qua nội khí quản.

7.3. Biện pháp hỗ trợ điều trị viêm phế quản phổi

Ngoài việc tuân thủ uống thuốc điều trị viêm phế quản phổi của bác sĩ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

- Đặt một chiếc máy tạo ẩm trong phòng của bạn. Hơi ẩm sẽ giúp nới lỏng chất nhầy trong đường thở và giúp bạn dễ thở hơn.

- Làm sạch môi trường sống của bạn bởi vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe lá phổi của bạn thông qua hoạt động trao đổi khí:

  • Loại bỏ khói thuốc lá, thuốc lào ở nơi ở của bạn, nó thì bao gồm cả việc bạn nên cai nghiện thuốc lá.
  • Tránh khói bụi, khí độc.
  • Bạn cần đeo khẩu trang khi ra đường, hay đến những nơi công cộng.
  • Những khu vực ẩm ướt, nấm mốc nên được làm sạch.

- Tập luyện thể thao sẽ giúp tăng cường lượng khí đi vào phổi vì khi mắc bệnh viêm phế quản phổi thì người bệnh luôn cảm thấy khó thở, tức ngực, hít thở không thông.

- Khi cảm thấy khó thở và mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi, đừng để cơ thể bị kiệt sức.

- Uống đủ nước để tránh tình trạng tắc nghẽn và xung huyết. Không chỉ vậy, nó còn giúp cho họng bớt đau rát do ho nhiều.

- Bạn có thể ăn các loại thức ăn như cháo hành, chào gà,…Nhiều dưỡng chất được thu gọn lại trong một bát cháo, cháo lại đúng là món ăn dễ chịu cho những ngày ốm mệt của bạn.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo chữa viêm phế quản trong dân gian như với gừng, tỏi,…

8. Triển vọng trong điều trị viêm phế quản phổi ở người lớn

Hầu hết người bệnh viêm phế quản phổi phục hồi trong 1 vài tuần.

Còn cụ thể mất bao lâu để phục hồi khi bị viêm phế quản phổi sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Tuổi của bạn.
  • Tỉ lệ phổi của bạn đã bị ảnh hưởng.
  • Mức độ nghiêm trọng của viêm phổi.
  • Loại sinh vật gây nhiễm trùng.
  • Sức khỏe tổng thể của bạn và bất kỳ điều kiện cơ bản nào.
  • Bất kỳ biến chứng nào bạn đã gặp phải.

Không để cơ thể bạn nghỉ ngơi có thể dẫn đến thời gian phục hồi lâu hơn.

Hay nếu bạn có nguy cơ cao hơn bị viêm phế quản phổi thì khi mắc bệnh khả năng phát triển các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng, như suy hô hấp nếu không điều trị kịp thời của bạn cũng sẽ cao hơn.

Như vậy, tất cả những thông tin mà bạn cần biết về bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn đã được thu gọn lại trong bài viết này. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn điều gì đó băn khoăn, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết này, hoặc gọi tới tổng đài miễn cước của Bảo Khí Khang để được các chuyên gia giải đáp.

Bên cạnh đó các sản phẩm thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản mạn cũng giúp cho bệnh nhân thuyên giảm các triệu chứng bệnh, giảm tái phát đợt cấp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

​Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Viêm phế quản mạn tính.

Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:

  • Giảm: đờm, ho, khó thở
  • Giảm tần xuất các đợt cấp và biến chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính.

Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

  • 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
  • Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
  • Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu

Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.

Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.

*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Xếp hạng: 4 (6 phiếu bầu)

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy...

Gửi câu hỏi

Tôi bị ho mấy hôm nay, sưng đau rát họng. Có dùng được xịt họng Bảo Khí Khang không?
Trả lời:

Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate

- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm

Tôi muốn đặt mua Bảo Khí Khang 120 viên. SĐT của tôi là 01667219775
Trả lời:

Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Trả lời:

Chào bạn,

Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.

Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm

Tôi được chẩn đoán mắc COPD cấp độ 2. Tôi có cần thay đổi gì trong sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình?
Trả lời:

Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:

-          Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm

Tôi nghe đài thì thấy giới thiệu cây Lá Hen có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh Hen suyễn. Vậy, tôi muốn hỏi, cách sử dụng Lá Hen như thế nào?
Trả lời:

Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm

Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy nhiên về thời gian dùng để có cảm nhận triệu chứng bệnh thay đổi rõ ràng thì có bác dùng sau 5 hộp có tác dụng, có bác dùng sau 7 hộp, thậm có bác dùng tới hai tháng mới có tác dụng. Vì sao có sự khác nhau này?
Trả lời:

Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:

Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.

Thứ hai là...Xem thêm

Điểm bán Bảo Khí Khang

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng