FEV1 COPD có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Kết hợp FEV1 cùng với một vài xét nghiệm khác sẽ giúp chẩn đoán, đánh giá giai đoạn bệnh, theo dõi tiến triển của theo thời gian và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về giá trị FVE1 nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. FEV1 là gì?
FEV1 là chỉ số thở ra gắng sức trong một giây. Đây là một xét nghiệm chức năng phổi, biểu thị số lượng không khí bạn có thể thổi ra trong một giây.
Nếu phổi và đường thở bình thường, bạn có thể thổi ra hầu hết không khí khỏi phổi trong vòng một giây.
Ngược lại, nếu chỉ số FEV1 thấp hơn so với giá trị bình thường là dấu hiệu chỉ điểm sự tắc nghẽn đường dẫn không khí, hoặc thể tích phổi của bạn nhỏ hơn so với bình thường, hoặc cả hai yếu tố này. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD là bệnh lý hô hấp điển hình gây nên tình trạng này.
Trong bệnh COPD, đường thở bị viêm nhiễm kéo dài, phù nề và tăng sản xuất chất nhầy làm giảm sự thông thoáng. Các phế nang phổi bị mất tính co giãn, làm suy giảm tính đàn hồi khiến không khí không được đẩy ra ngoài, ứ đọng trong phổi. Từ đó, phổi không thể lấy đủ lượng oxy cần thiết đáp ứng nhu cầu cơ thể nên người bệnh COPD sẽ bị khó thở.
Những người đã được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc COPD, hoặc một bệnh lý nào đó liên quan đến sự tắc nghẽn thông khí này thường sẽ được làm xét nghiệm chức năng phổi, xác định giá trị FEV1 để chẩn đoán.
2. Giá trị bình thường của FEV1
Giá trị FEV1 bình thường ở mỗi người là khác nhau và nó phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tuổi tác
- Giới tính.
- Chiều cao.
- Chủng tộc.
Vì thế, nếu muốn biết giá trị FEV1 bình thường, bạn cần phải hỏi bác sĩ của bạn. Các bác sĩ có một biểu đồ mô tả các trị số FEV1 bình thường, dựa trên các tiêu chuẩn trung bình cho những người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi, chiều cao, giới tính và chủng tộc.
3. FEV1 trong chẩn đoán COPD
Không thể sử dụng độc lập chỉ số FEV1 để chẩn đoán COPD. Trong chẩn đoán COPD, cần tính đến chỉ số FEV1/FVC.
FVC (dung tích sống gắng sức) là lượng không khí lớn nhất mà bạn có thể thở ra mạnh hết cỡ sau khi hít vào hết sức.
Tỉ lệ FEV1/FVC thể hiện tỷ lệ phần trăm dung tích phổi mà bạn có thể thổi ra trong 1 giây so với dung tích sống gắng sức. Tỷ lệ phần trăm càng cao thì dung tích phổi càng lớn và phổi của bạn càng khỏe mạnh.
Bạn sẽ bị chẩn đoán COPD nếu tỷ lệ FEV1/FVC của bạn giảm xuống dưới 70% giá trị dự đoán.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ sử dụng đánh giá COPD (CAT). Đây là một bộ câu hỏi đánh giá ảnh hưởng của COPD đến cuộc sống của bạn. Kết quả CAT cùng với kết quả kiểm tra phế dung của bạn sẽ giúp xác định giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh COPD.
Một số xét nghiệm khác giúp chẩn đoán COPD cũng thường được sử dụng bao gồm:
- Xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tình (CT).
- Xét nghiệm khí máu động mạch, để kiểm tra nồng độ oxy trong máu.
- Tiền sử gia đình.
4. Xác định giai đoạn COPD thông qua FEV1
Nếu bạn đã được chẩn đoán COPD, bạn có thể xác định giai đoạn bệnh thông qua kết quả FEV1.
Để làm điều này, bạn cần thực hiện phép tính toán phần trăm giá trị FEV1 của bạn với giá trị FEV1 dự đoán cho những người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi, giới tính, chiều cao và chủng tộc. Đối chiếu tỷ lệ này vào bảng dưới đây, bạn sẽ biết được giai đoạn của bệnh COPD.
Bảng 1: Giai đoạn COPD theo tỷ lệ FEV1 của Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Gold)
Giai đoạn COPD | Tỉ lệ % của FVE1 so với FEV1 dự đoán |
Nhẹ | ≥ 80 % |
Trung bình | 50 – 79 % |
Nặng | 30 – 49 % |
Rất nặng | ≤ 29 % |
Tuy nhiên, GOLD lưu ý rằng có mối liên quan yếu giữa FEV1, triệu chứng của một người và tình trạng sức khỏe của họ. Do đó, xác định giai đoạn COPD của bạn, đánh giá các triệu chứng của bác sĩ cũng rất quan trọng.
5. Đánh giá điều trị qua chỉ số FEV1
COPD là một bệnh lý tiến triển, có nghĩa là nó sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Và những chuyển biến này sẽ được theo dõi thông qua các xét nghiệm chức năng phổi như chỉ số FEV1.
Thông qua đánh giá chức năng phổi, các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng bệnh của bạn, quyết định thay đổi kế hoạch điều trị và đưa ra lời khuyến nghị về lối sống phù hợp.
Các chuyên gia khuyến nghị nên kiểm tra FEV1 bất cứ khi nào triệu chứng COPD của người bệnh có những thay đổi đáng kể, thay vì kiểm tra định kỳ như nhiều bệnh khác.
Đặc biệt, những người hút thuốc lá có thể sẽ cần phải kiểm tra chỉ số FEV1 nhiều hơn vì nhiều khả năng các triệu chứng của họ sẽ tiến triển nặng hơn người không hút thuốc.
Bên cạnh khó thở, các triệu chứng khác của COPD bao gồm:
- Ho đờm.
- Khò khè.
- Tức ngực.
- Khó thở.
- Giảm khả năng tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động thông thường.
Chỉ số FEV1 đóng một vai trò rất quan trọng trong chuẩn đoán, xác định mức độ bệnh và là cở sở cho lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả COPD cho người bệnh. Tuy rằng FEV1 là một chỉ số mang tính chất chuyên môn, nhưng với những người mắc phải bệnh lý mạn tính này thì hiểu thêm về FEV1 COPD qua bài viết này, sẽ giúp cho bạn một cái nhìn sâu sắc hơn về căn bệnh của mình để quản lý COPD hiệu quả hơn.
Ds. Thu Hương
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm