Ho về đêm là bệnh gì? Cách chữa ho về đêm bạn cần biết

Ho là triệu chứng thường gặp, đặc biệt khi thời tiết giao mùa hay thay đổi thất thường. Ho về đêm là một dấu hiệu do nhiễm trùng đường hô hấp và các cơn ho xuất hiện thường xuyên vào ban đêm. Dưới đây là một số kinh nghiệm để phòng bệnh và các cách giảm ho về đêm.

1. Ho về đêm là bệnh gì?

Ho vốn là một phản xự tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy các dị vật, đờm trong cổ họng ra ngoài. Ho về đêm thường khiến người bệnh ho từng cơn, liên tục và dai dẳng, gây mệt mỏi, khàn tiếng, mất tiếng.Ho về đêm thường không phải là dang họ bình thường, nó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý mà bạn cần chú ý.

ho về đêm là bệnh gì

Ho về đêm là triệu chứng thường gặp

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho về đêm, chủ yếu là do các bệnh về đường hô hấp. Dưới đây là những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng ho về đêm:

1.1. Đường hô hấp có dị vật, chất nhầy

Khi thời tiết thay đổi thất thường kèm với sự biến đổi nhiệt độ nóng lạnh sẽ khiến các cơ quan hô hấp trên phản ứng. Mũi tiết dịch, dịch và nhầy từ đó sẽ đi xuống họng gây viêm họng, ngứa họng dẫn đến hiện tượng ho đờm.

1.2. Do hen suyễn

Triệu chứng hen phế quản quản phổ biến và cơ bản nhất của hiện tượng ho về đêm. Các cơn ho kéo dài, liên tục khiến cơ thể trở nên mệt mỏi suy yếu. Người bệnh ho nhiều về đêm hay có những triệu chứng như bị thở rít,  ho khan, ngực nặng... Hay khi gặp lạnh, người bệnh hen suyễn thường ho có đờm và khạc ra nhiều đờm.

hen suyễn gây ho về đêm và gần sáng

Hen suyễn gây ho về đêm và gần sáng

1.3. Viêm xoang

Nguyên nhân là do các chất nhầy bị ứ đọng ở cổ họng và gây ra ho. Thủ phạm chính là tình trạng nghẹt mũi mạn tính dẫn đến ho về đêm. Khi bị viêm xoang, các xoang bị tắc gây ra ngạt mũi, các chất dịch đi ngược xuống cuống họng. Các chất dịch nhầy được tự động nuốt vào ban ngày hoặc được người bệnh xì ra. Tuy nhiên nó bị ứ đọng lại ở cuống họng về đêm gây tình trạng ho nhiều về đêm.

>>> Ho nhiều về đêm có đờm hoặc ho vào buổi sáng là dấu hiệu của bệnh gì? Click Ho nhiều về đêm cơ đờm hoặc vào buổi sáng để bắt bệnh ngày nhé!

1.4. Trào ngược dạ dày – thực quản

Còn được gọi là trào ngược axit (GERD) cũng gây ra tình trạng ngứa cổ họng và ho đêm. Các axit gây khó tiêu và ợ nóng trong dạ dày sẽ đi từ dạ dày lên thực quản và lên vùng hầu họng gây ra ho. Nguyên nhân là do người bệnh ăn nhiều vào gần giờ ngủ đêm, bữa tối ăn quá no. Để cải thiện hiện tượng ho đêm do trào ngược dạ dày-thực quản, bạn nên ăn ít hơn cho bữa tối và ngủ kê cao gối.

1.5. Do thiếu sắt

Một chế độ dinh dưỡng mất cân bằng và thiếu chất cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ho đêm. Tuy nhiên đây chỉ là lí do thứ yếu khiến một số người hay bị ho về đêm. Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ gây ra kích thích cổ họng và dẫn đến ho. Khi bạn xác định rõ nguyên nhân gây ho đêm là thiếu sắt thì bạn nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống, và tham khảo sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ.

thiếu sắt gây ho về đêm

Thiếu sắt gây ho về đêm

1.6. Thuốc uống

Bên cạnh những nguyên do từ các bệnh lý về hô hấp, thì việc lạm dụng thuốc Tây cũng có thể là “thủ phạm” gây nên tác dụng phụ là ho về đêm, ho khan, ho nặng tiếng. Điển hình là các thuốc điều trị cao huyết áp. Khi xác định mình bị ho không phải do các yếu tố bên trên thì bạn nên đi khám bác sĩ để biết có phải xuất phát do các loại thuốc mà bạn đang sử dụng hay không.

2. Một số cách giúp giảm ho về đêm

Khi tình trạng ho đêm của bạn diễn ra thường xuyên, với một mức độ liên tục, bạn có thể sử dụng một số phương pháp giúp giảm ho hiệu quả từ thiên nhiên, cụ thể như:

- Giữ cao đầu trong giấc ngủ: Ban đêm khi ngủ khi bạn để đầu cao hơn bình thường sẽ giúp cho đường hô hấp mở và ngăn ngừa sự kích ứng của chất nhầy. Vì thế những biểu hiện ho cũng sẽ giảm bớt và cơ thể sẽ thoải mái hơn khi ngủ.

- Giữ độ ẩm đường thở: Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, quá lạnh hay quá nóng cũng gây bất lợi cho đường thở. Nhiệt lạnh hay nóng từ quạt, điều hòa, máy sưởi…có thể khiến tình trạng ho trở nên trầm trọng hơn vì chúng khiến đường thở bị khô. Bạn có thể sử dụng máy tạo đổ ẩm hoặc đặt một chậu nước nhỏ trong phòng.

- Thoa dầu nóng vào huyệt dũng tuyền: Đây là cách điều trị đơn giản theo y học trị liệu, huyệt dùng tuyền nằm ở vị trí lõm của hai lòng bàn chân. Khi thoa dầu ấm vào huyệt này giúp làm lưu thông khí huyết, làm thường xuyên sẽ làm giảm ho rõ rệt.

- Dùng mật ong trước khi ngủ: Một tách trà nóng với nước cốt chanh kết hợp với mật ong giúp giảm ho, co màng nhầy trong cổ họng, bảo vệ đường hô hấp

mật ong chữa ho về đêm hiệu quả

Mật ong chữa ho về đêm hiệu quả

- Sử dụng nước muối súc miệng trước khi ngủ: Nhiều chứng minh đã chỉ ra nước muối có khả năng diệt khuẩn hiệu quả. Việc súc miệng nước muối sẽ giúp giảm ngứa họng và giảm ho.

- Đi khám tại các cơ sở y tế uy tín: Khi việc ho về đêm kéo dài liên tục trong nhiều ngày, kèm theo hiện tượng mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, sụt cân… thì bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám và điều trị kịp thời khi phát hiện ra bệnh.

- Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược: Bên cạnh những cách thức trên, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phầm thiên nhiên, vừa có thể hỗ trợ điều trị bệnh lại vừa an toàn, không gây ra những tác dụng phụ. Cốt khí củ, lá hen là những thảo dược vô cùng tuyệt vời cho việc chữa trị bệnh ho.

Dịch chuất xuất từ cốt khí củ có tác dụng chống viêm, ức chế sự tăng sinh của các khối u trong cơ thể và là một vị thuốc có tác dụng chống lão hóa. Dịch chiết xuất từ rễ có tác dụng cầm máu, chống ho, giãn phế quản, ức chế tụ cầu vàng… Theo YHCT, cốt khí củ có vị đắng, tính ấm với công dụng cao tiêu viêm, sát khuẩn.

Từ xa xưa, lá hen đã được sử dụng để sắc nước uống chữa các bệnh về ho, hen suyễn, viêm phế quản… Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra lá hen có chứa các hoạt chất chống viêm, kháng histamin, chống oxy hóa và phòng ngừa nhiễm khuẩn. Nó được coi là khắc tính của các bệnh về hô hấp.

Sản phẩm Bảo Khí Khang kết hợp các thảo dược lành tính Cao Lá Hen, Cao AntidiCOPD, Cốt Khí Củ, Khổ Sâm, Huyết Giác giúp hỗ trợ giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở do các bệnh hô hấp mạn tính gây ra.

Trong đó đặc biệt là cao AntidiCOPD là hỗn hợp cao của cây Sophora flavescens (hoàng cầm râu) và Dracaena cambodiana (Huyết giác) có công dụng giãn phế quản, thông phổi, long đờm, giảm ho.

Ngoài ra, Cao Cốt Khí Củ và Cao Lá Hen có công dụng kháng viêm, tiêu độc và giảm ho rất tốt.

Chất chống oxy hóa - Acid alpha lipoic giúp hỗ trợ tiêu diệt các gốc tự do gây hại, phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, viêm hô hấp, ho kéo dài.

Bảo Khí Khang được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:

  • Giảm: đờm, ho, khó thở
  • Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phế quản mạn, hen suyễn

Đặt mua sản phẩm Bảo Khí Khang tại các nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY

Gọi tới tổng đài 18000055 (miễn cước) để được chuyên gia tư vấn miễn phí về cách chữa ho hiệu quả.

* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Xếp hạng: 4 (10 phiếu bầu)

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy...

Gửi câu hỏi

Điểm bán Bảo Khí Khang

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng