Tác hại và cách cai nghiện thuốc lá, thuốc lào

Hiện nay hút thuốc lá vẫn còn phổ biến không chỉ ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Nhiều người vẫn chưa thực sự nhận thức được tác hại nghiêm trọng do khói thuốc lá mang lại cho sức khỏe, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác nhất về tác hại của hút thuốc lá cũng như những biện pháp bỏ thuốc lá hiệu quả có thể áp dụng.

Hút thuốc lá

 

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe

 

Có bao nhiêu chất độc trong một điếu thuốc lá? Một điếu thuốc có thể giảm bao nhiêu tuổi thọ?

Thuốc lá, thuốc lào được sản xuất từ các loại lá thuốc khô, ngoài ra có bổ sung thêm một số phụ liệu bổ sung giúp tạo mùi hương, hương vị cho thuốc lá khiến kích thích người sử dụng hơn. Khói thuốc của thuốc lá có thể chứa rất nhiều hỗn hợp phức tạp của các hóa chất khác nhau do quá trình đốt cháy thuốc lá cũng như các phụ gia.

Trong khói thuốc có ít nhất 70 loại chất có thể gây ra ung thư [1].

Ngoài những chất có khả năng gây ra ung thư, một số khác có thể gây ra các bệnh tim, bệnh phổi cũng như các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Trong khói thuốc lá còn chứa các loại chất phóng xạ đến từ các loại phân bón, đất được sử dụng trong trồng cây thuốc lá, các chất phóng xạ này được phát tán trong khói thuốc khi hút thuốc lá, được hít vào phổi, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng có thể gây ra ung thư phổi ở người hút thuốc lá.

Theo các nghiên cứu gần đây chỉ ra những người hút thuốc có thể giảm đến 10 năm tuổi thọ, mặt khác những người từ bỏ thói quen này trước 40 tuổi có thể giảm nguy cơ tử vong liên quan đến thuốc lá lên đến 90%, theo nghiên cứu của tạp chí Y Học New England.

Nghiên cứu này được thực hiện từ dữ liệu khảo sát sức khỏe quốc gia của Hoa Kỳ từ 1997 đến 2004, trong đó phụ nữ sẽ giảm 11 năm tuổi thọ khi hút thuốc, đàn ông có thể giảm đến 12 năm tuổi thọ khi sử dụng nhiều thuốc lá [2].

Thuốc lá điện tử là gì, khác gì với thuốc lá thông thường

Thuốc là điện tử là một loại thiết bị làm bay hơi, thay vì như thuốc lá cần đốt thì thiết bị này sẽ đốt nóng chất lỏng và biến nó thành hơi sau đó hít vào cơ thể.

Một số nguồn tin thường cho rằng thuốc lá điện tử là an toàn, tuy nhiên cơ bản các sản phẩm này vẫn có thể chứa nicotin gây nghiện cũng như các hương liệu và hóa chất khác có thể gây độc và gây ung thư.

Mặc dù mức độ ảnh hưởng của các loại thuốc lá điện tử này là thấp hơn so với thuốc lá truyền thống, tuy nhiên do sự thiếu tiêu chuẩn hóa trong sản xuất thuốc lá, lượng nicotin và các chất khác trong các sản phẩm này có thể thay đổi gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng [3].

Hút thuốc lào

 

 Thuốc lá điện tử vẫn gây hại cho sức khỏe nhưng ít hơn  so với thuốc lá truyền thống

 

Tình hình hút thuốc lá, thuốc lào tại Việt Nam

Theo ước tính từ cuộc Điều tra hút thuốc ở người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) năm 2010 (GATS 2010), trong những người trưởng thành tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 47,4% ở nữ giới là 1,4%, tổng cộng có trên 15 triệu người lớn hiện đang hút thuốc lá, thuốc lào. Trong đó có khoảng 69,0% những người hút thuốc hút từ 10 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày.

  • Tỷ lệ hút thuốc cao nhất trong nhóm tuổi từ 25 đến 64, với tỷ lệ lên tới gần 60%
  • Trong giới trẻ độ tuổi 15 - 24, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 26,1% và ở nữ giới là 0,3%. Tỷ lệ chung là 13,3%
  • Trong nhóm học sinh ở độ tuổi 13 đến 15, thì tỷ lệ hút theo Điều tra toàn cầu về hút thuốc của trong giới trẻ (GYTS 2007), ở nam học sinh là 6,5% và nữ học sinh là 1,2% [4].

Hút thuốc lá thụ động là gì, thực trạng hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam

Hút thuốc lá thụ động là việc hít phải khói thuốc của người khác hút thuốc lá mặc dù bản thân không sử dụng thuốc lá, thuốc lào. Trong đó khói từ người hút chính là dóng khói chính, khói lan tỏa ở đầu điếu thuốc thực ra chỉ là dòng khói tỏa phụ.

Theo thống kê có đến 73,1% nguời không hút thuốc (bằng 33 triệu người) bị hút thuốc thụ động tại nhà bên cạnh đó là 55,9% người lao động (trên 5 triệu người) bị hút thuốc thụ động tại nơi làm việc.

Theo kết quả điều tra hút thuốc trong học sinh 13-15 tuổi tiến hành năm 2007 thì có tới gần 60% học sinh nhóm tuổi này thường xuyên bị hút thuốc thụ động tại nhà và trên 70% bị hút thuốc thụ động tại nơi công cộng.

Phân loại mức độ nghiện thuốc lá

Để phân loại mức độ nghiện thuốc lá có nhiều mức thang để có thể đánh giá được mức độ nghiện thuốc lá, có thể sử dụng thang điểm Fagerstrom để chẩn đoán mức độ nghiện thực thể [5]. Người sử dụng thuốc lá tự chấm điểm theo các câu hỏi và đánh giá mức độ nghiện thuốc lá bản thân như sau:

Anh bắt đầu hút thuốc lá sau khi thức dậy vào buổi sáng bao lâu ?

  • ≤ 5 phút - 3 điểm
  • 6 – 30 phút - 2 điểm
  • 31 – 60 phút - 1 điểm
  • 60 phút – 0 điểm

Anh có cảm thấy khó chịu khi phải nhịn hút ở nơi cấm hút thuốc lá ?

  • Có – 1 điểm
  • Không – 0 điểm

Anh cảm thấy khó nhịn điếu thuốc nào nhất trong ngày ?

  • Điếu đầu tiên trong ngày – 1 điểm
  • Không phải điếu đầu tiên – 0 điểm

Anh hút bao nhiêu điếu thuốc lá mỗi ngày ?

  • =< 10 điếu – 0 điểm
  • 11-20 điếu – 1 điểm
  • 21-30 điếu – 2 điểm
  • >30 điếu – 3 điểm

Anh hút thuốc lá khi vừa thức dậy nhiều hơn thởi điểm khác trong ngày?

  • Đúng – 1 điểm
  • Sai – 0 điểm

Anh vẫn tiếp tục hút thuốc lá ngay cả khi có bệnh phải không ?

  • Đúng – 1 điểm
  • Sai – 0 điểm

Từ tổng điểm người hút thuốc lá đánh giá mức độ nghiện của mình như sau:

  •  0 – 3 điểm: nhẹ
  • 4 -6 điểm: trung bình
  • 7 – 10 điểm: nặng

Tác hại của hút thuốc lá, thuốc lào

Hút thuốc lá có thể gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc hết sức nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, bệnh ung thư cũng như ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người hút thuốc. Đặc biệt khi hút thuốc ở phụ nữ mang thai đem đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Theo WHO các bệnh có thể xảy ra do hút thuốc bao gồm:

  • Rụng tóc
  • Cao răng, sâu răng
  • Ung thư da, gây ra nếp nhăn
  • Khí phế thũng, ung thư phổi
  • Loét dạ dày
  • Chuyển màu da ngón tay, bệnh vẩy nến
  • Đục nhân mắt
  • Điếc
  • Loãng xương
  • Bệnh tim mạch
  • Ung thư tử cung, sẩy thai, biến dạng tinh trùng
  • Bệnh viêm tắc mạch máu chi

Theo ước tính, thuốc lá gây ra đến 90% ung thư phổi cũng như 75% các trường hợp phổi tác nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ và 30% trường hợp tử vong do ung thư [6].

Tác hại của thuốc lá

 

Ung thư phổi do hút thuốc lá

 

Làm thế nào bỏ thuốc lá?

Nhiều người cho rằng nên bỏ thuốc lá một cách dần dần từng điếu một là phù hợp, thực ra điều này không đúng. Khác với những trường hợp khác nên từ bỏ dần dần, các chuyên gia cho biết thuốc lá nên bỏ một cách đột ngột mới là giải pháp hữu hiệu nhất

Theo tiến hành của đại học Oxford trên 697 người trưởng thành có nghiện thuốc lá, kết quả cho thấy sau tuần thứ 4 thì 39% người bỏ thuốc lá dần dần không sử dụng thuốc lá nữa, tuy nhiên con số này ở nhóm bỏ ngay lập tức là lên đến 49%. Ngoài ra, việc tái hút trở lại sau khi cai thuốc ở nhóm dừng đột ngột cũng khả quan hơn khi sau 6 tháng thì có đến 22% người bỏ thuốc đột ngột đã chấm dứt việc dùng thuốc, trong khi ở nhóm bỏ dần dần chỉ là 15%.

Những cảm giác mệt mỏi buồn ngủ của bạn khi ngừng hút thuốc là do việc thiếu nicotin, tuy nhiên không nên vì vậy mà vẫn tiếp tục hút thuốc, triệu chứng này sẽ kết thúc một thời gian sau vài tuần bỏ thuốc.

Người hút thuốc lá có thể sử dụng các loại thuốc như Nicotine thay thế, Bupropion, Varenicline trong quá trình cai thuốc, giúp giảm nhẹ hội chứng cai thuốc lá, làm quá trình cai thuốc lá diễn ra nhẹ nhàng hơn, kết quả làm tăng gấp đôi tỷ lệ cai thuốc lá thành công [7].

Các chế phẩm nicotine thay thế có thể bao gồm các loại viên nhai hoặc viên ngậm với mùi vị khác nhau như bạc hà, cam, trái cây để phù hợp cho từng đối tượng sử dụng.

Tuy nhiên cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng các loại thuốc cai thuốc lá:

  • Nicotin: gây khô miệng, nấc cụt, khó tiêu, đau hàm, kích ứng da vùng dán băng
  • Bupropion: mất ngủ, khô miệng
  • Varenicline: Buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, ác mộng; Rối lọan khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc; Trầm cảm, thay đổi hành vi, có ý định tự sát

Hút thuốc lá, thuốc lào ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người hút thuốc cũng như sức khỏe của người thân xung quanh, bởi vậy việc cai thuốc lá là vô cùng quan trọng. Để quá trình cai thuốc lá hiệu quả nhất, bạn cần có sự quyết tâm tuyệt đối kết hợp cùng với các loại thuốc cai thuốc lá, chắc chắn quá trình cai thuốc lá sẽ diễn ra thành công, giúp bạn tránh khỏi những nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch nguy hiểm do thuốc lá mang lại

Dược sĩ Thu Hương

Xếp hạng: 3.4 (569 phiếu bầu)

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy...

Gửi câu hỏi

Tôi bị ho mấy hôm nay, sưng đau rát họng. Có dùng được xịt họng Bảo Khí Khang không?
Trả lời:

Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate

- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm

Tôi muốn đặt mua Bảo Khí Khang 120 viên. SĐT của tôi là 01667219775
Trả lời:

Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Trả lời:

Chào bạn,

Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.

Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm

Tôi được chẩn đoán mắc COPD cấp độ 2. Tôi có cần thay đổi gì trong sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình?
Trả lời:

Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:

-          Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm

Tôi nghe đài thì thấy giới thiệu cây Lá Hen có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh Hen suyễn. Vậy, tôi muốn hỏi, cách sử dụng Lá Hen như thế nào?
Trả lời:

Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm

Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy nhiên về thời gian dùng để có cảm nhận triệu chứng bệnh thay đổi rõ ràng thì có bác dùng sau 5 hộp có tác dụng, có bác dùng sau 7 hộp, thậm có bác dùng tới hai tháng mới có tác dụng. Vì sao có sự khác nhau này?
Trả lời:

Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:

Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.

Thứ hai là...Xem thêm

Điểm bán Bảo Khí Khang

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng