Lên cơn hen suyễn về đêm thật sự là nỗi ám ảnh khó có thể gọi tên mà chỉ những người bệnh hen suyễn mới thấu hiểu được. Nó cũng là cách cơ thể cảnh báo bạn đang không kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình. Trong khi hen suyễn là bệnh mạn tính không thể chữa khỏi, bạn có thể làm gì để ít nhất không bị lên cơn hen về đêm nữa? Tất cả đã được giải đáp ở bài viết sau! Cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Tại sao dễ lên cơn hen về đêm?
Một tỷ lệ lớn người bệnh hen phế quản thường lên cơn hen về đêm khoảng 1, 2 lần mỗi tháng. Một số người lại chỉ có những cơn khó thở vào ban đêm còn ban ngày chức năng hô hấp của họ gần như bình thường.
Các bác sĩ không chắc chắn 100 % lý do tại sao những cơn hen suyễn sẽ dễ bùng phát vào ban đêm hơn nhưng có một vài giả thuyết đã được đặt ra, bao gồm:
- Tăng tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
- Đang ở trong tư thế ngả.
- Bài tiết hormon theo mô hình sinh học.
- Thay đổi chức năng của phế quản.
1.1.Phòng ngủ chứa nhiều yếu tố kích hoạt cơn hen
Rất nhiều các tác nhân có khả năng “đánh thức” cơn hen suyễn ở nơi mà bạn ngủ, điển hình như:
- Mạt bụi . Sinh vật nhỏ bé này cực kỳ yêu thích giường của bạn vì đó là loại môi trường ấm và ẩm thuận lợi cho chúng phát triển mạnh. Thêm vào đó món ăn khoái khẩu của chúng cũng tồn tại ở đó, các tế bào da chết bị rơi vào gối, chăn, ga, đệm.
- Nấm mốc trên những mảng tưởng ẩm, hay xung quanh cửa sổ phòng ngủ.
- Lông thú cưng, đôi khi chúng đã “vô tình” dạo chơi trong phòng ngủ mà bạn không hề hay biết….
Nếu những “anh chàng thô lỗ” này có thể kích hoạt lên cơn hen của bạn thì việc bạn dành hàng giờ nằm ngủ trên giường sẽ khiến cơn hen rất dễ bộc phát về đêm.
1.2. Hormon
Cơ thể của bạn cũng sẽ trải qua những thay đổi nội tiết tố theo nhịp sinh học trong khi bạn ngủ và điều này có thể làm cho các cơn hen dễ dàng xuất hiện hơn.
Vào ban đêm, nồng độ Hormon Epinephrine được giải phóng ra ít hơn, thấp nhất là vào khoảng 4 giờ sáng. Trong khi đó, Hormon này có ảnh hưởng rất lớn đến các ống phế quản. Nó giữ cho các cơ trơn trog thành phế quản thư giãn mở rộng đường thở, đồng thời ngăn chặn sự giải phóng histamin – yếu tố gây tắc tiết chất nhầy và co thắt phế quản.
Sự suy giảm nồng độ Epinephrine có thể khiến bạn bị lên cơn hen về đêm trong khi ngủ.
Điều này cũng lý giải tại sao khoảng thời gian từ 18 giờ đến 4 giờ sáng có tỉ lệ tử vọng do hen suyễn cao nhất.
1.3. Đáp ứng pha muộn
Khi bạn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc hen suyễn, thường cơn hen sẽ xuất hiện ngay sau đó và kết thúc trong vòng một giờ.
Nhưng đó cũng có thể chỉ là cái kết tạm thời!
Khoảng 50% những người sau khi lên cơn hen tức thời, trong vòng 3-8 giờ sau đó lại lên cơn hen nữa. Giai đoạn này được gọi là phản ứng giai đoạn muộn và nó được đặc trưng bởi sự gia tăng phản ứng đường thở, sự phát triển viêm phế quản và thời gian tắc nghẽn đường thở kéo dài hơn. Điều này có nghĩa là so với lần 1, ho khó thở sẽ nghiêm trọng hơn.
Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu, nếu bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng vào buổi tối bạn sẽ dễ lên cơn hen do đáp ứng pha muộn và cũng nặng hơn so với buổi sáng.
1.4. Tư thế nằm
Khi bạn nằm ngửa, trọng lực sẽ tạo thêm áp lực lên ngực và phổi khiến bạn khó thở hơn. Vị trí này cũng có thể gây ra ho vì chất nhầy trong mũi bạn có thể chảy xuống phía sau cổ họng.
1.5. Không khí lạnh về đêm
Hít thở không khí lạnh hơn vào ban đêm hoặc là ngủ trong phòng lạnh điều hòa cũng có thể gây kích thích cơn hen phát triển.
1.6. Bệnh lý đi kèm
Nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng, trào ngược axit dạ dày lên thực quản đến thanh quản có thể kích thích co thắt phế quản. Sẽ tệ hơn khi nằm xuống hoặc nếu bạn sử dụng thuốc điều trị hen suyễn có tác dụng phụ làm giãn van giữa dạ dày và thực quản bởi lượng axit bị trào lên còn nhiều hơn nữa.
Hoặc nếu bạn gặp phải bệnh lý cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, bạn cũng rất dễ lên cơn hen về đêm. Chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng tình trạng viêm đường thở, từ đó góp phần làm suy yếu sự kiểm soát hen suyễn nói chung, đặc biệt là vào ban đêm.
Việc gia tăng tiết dịch ở vùng xoang mũi (viêm xoang) cũng là một tác nhân kích thích hen ở những đường hô hấp đang nhạy cảm cao.
2. Lên cơn hen về đêm có nguy hiểm không?
Cho dù lý do là gì, lên cơn hen về đêm đều là dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn của bạn không được kiểm soát tốt.
Và không chỉ dừng lại ở những giấc ngủ bị gián đoạn, về lâu về dài, điều trị không tốt sẽ tạo nên sự thay đổi vĩnh viễn trong đường thở và bạn sẽ thấy thở khó khăn hơn mọi lúc, không chỉ là trong cơn hen suyễn.
Do đó, nếu bạn thấy rằng các cơn hen suyễn về đêm của mình diễn biến trầm trọng hơn và xuất hiện ngày càng nhiều hơn, bạn cần mau chóng sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ để điều chỉnh lại kế hoạch điều trị.
Lắng nghe lời khuyên của chuyên gia về tình trạng lên cơn hen về đêm
3. Những đối tượng dễ bị lên cơn hen suyễn về đêm
Bạn sẽ dễ bị lên cơn hen suyễn về đêm hơn nếu bạn:
- Mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
- Sống trong môi trường ô nhiễm.
- Bị bệnh dạ dày.
- Có các bệnh lý thần kinh.
- Thừa cân.
- Hút thuốc nhiều.
- Không đi khám bệnh thường xuyên (thuốc điều trị không còn phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại của bạn)
- Trẻ tuổi.
3. Triệu chứng khi lên cơn hen phế quản về đêm
Khi lên cơn hen suyễn về đêm bạn cũng sẽ có các triệu chứng tương tự như các cơn hen suyễn điển hình khác, bao gồm:
- Thở khò khè.
- Khó thở.
- Thở ngắt quãng.
- Ho.
- Tức ngực.
4. Kinh nghiệm phòng tránh lên cơn hen về đêm
Trong cuộc khảo sát về giấc ngủ của chúng tôi, 45 % người nói với chúng tôi rằng họ khó ngủ vì hen suyễn nhất một lần một tuần và gần 50% cho biết họ bị lên cơn hen về đêm.
Phòng chống lên cơn hen về đêm
Và dưới đây là một số mẹo mà những người bệnh này cho rằng nó đã giúp họ ít lên cơn hen suyễn vào ban đêm và ngủ ngon hơn.
- Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ: Điều trị dự phòng tốt giúp ngăn chặn sự tiến triển xấu thêm của bệnh và như thế các cơn hen đêm cũng sẽ ít xuất hiện hơn.
- Khám hen suyễn thường xuyên: Kiểm tra thường xuyên giúp bác sĩ kịp thời thay đổi phác đồ điều trị khi cần thiết để kiểm soát bệnh tốt hơn.
- Dọn dẹp phòng ngủ thường xuyên để loại bỏ các tác nhân kích hoạt hen suyễn.
- Thư giãn vào buổi tối với thiền, tập thở, yoga,…
- Tập thể dục thường xuyên.
- Tránh dùng caffein vào buổi chiều và tối.
- Súc miệng bằng nước muối hoặc sử dụng thuốc thông mũi để bỏ nghẹt mũi nhưng hãy kiểm tra chắc chắn rằng các sản phẩm này không có chứa các yếu tố kích hoạt triệu chứng hen suyễn.
5. Điều trị cơn hen vào ban đêm
Không có phương pháp chữa trị triệt để cơn hen về đêm vì hen phế quản là một căn bệnh và bạn phải chung sống với nó suốt đời.
5.1. Điều trị cắt cơn
Luôn đảm bảo ống hít cắt cơn hen ở cạnh giường trước khi bạn đi ngủ để có thể điều trị cơn hen kịp thời tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
5.2. Điều trị dự phòng
Tuy nhiên, một số thuốc điều trị hen thông thường, chẳng hạn như steroid dạng hít tác dụng kéo dài, rất hiệu quả trong việc giảm viêm và ngăn ngừa các triệu chứng về đêm.
Điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh với bạn là “đó phải là thuốc có tác dụng kéo dài” bởi vì cơn hen suyễn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian ngủ nên chỉ có thuốc tác dụng kéo dài mới đủ hiệu lực bảo vệ bạn không bị lên cơn hen về đêm nào.
Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều các tác dụng phụ nguy hiểm.
Vì thế, song song với điều trị bằng Tây y, bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị hen suyễn.
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành cho bệnh người bệnh hen phế quản.
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh hen phế quản.
Ngoài ra, Bảo Khí Khang cũng hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp mạn tính khác như viêm phế quản mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu
Tác dụng thành phần Bảo Khí Khang
Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn - hen phế quản, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm