Vượt qua cánh cửa tử thần – Cấp cứu hen phế quản đúng lúc, đúng cách

Bất cứ ai cũng nên chuẩn bị trước “kế sách cấp cứu cơn hen phế quản” bởi ngay cả khi bạn đang kiểm soát tốt nhưng rồi chắc chắn sẽ đến một ngày tình trạng bệnh sẽ trở nên tồi tệ và bạn sẽ bất lực với những giải pháp mình đang có.

Thực sự cấp thiết vô cùng!

Và đó là lý do tại sao tôi đang viết những dòng chia sẻ này với bạn. Tôi hy vọng bằng những hiểu biết của mình, bằng tất cả những tài liệu y khoa tôi đã cố gắng thu thập được, bằng những câu chuyện của những bệnh nhân hen suyễn mà tôi đã trò chuyện, tôi sẽ giúp bạn biết cách:

“Cấp cứu hen phế quản đúng lúc, đúng cách để vượt qua lưỡi dao tử thần.”

Bạn đã sẵn sàng bắt đầu học cách đánh bại hen suyễn?

Bắt đầu cùng tôi nhé!

1. “Cắt đứt” nguy cơ cấp cứu cơn hen phế quản

Khi một cơn hen phế quản bùng phát, nhanh chóng nó có thể phát triển trầm trọng hơn thành “cơn hen cần phải cấp cứu”, nhưng nếu bạn hành động nhanh chóng, bạn có thể giảm nguy cơ cấp cứu hen suyễn.

Vậy cụ thể là bạn cần hành động như thế nào?

Nó thì bao gồm sử dụng các thuốc xịt cắt cơn hen, tránh xa ngay lập tức khỏi tác nhân dị ứng kích hoạt cơn hen, tìm kiếm một tư thế thích hợp để dễ thở hơn,..v..v.Chi tiết tất cả đã được tổng hợp ở bài viết “Kế hoạch xử trí cơn hen phế quản” rồi. Nếu bạn chưa chắc chắn phải làm gì khi bị lên cơn hen, tôi khuyên bạn nên đầu tư chút thời gian nghiền ngẫm về nó.

Còn với bài viết này, tôi chỉ muốn nhắc lại với bạn những triệu chứng cơn hen để bạn có thể nhận thấy được “cơn hen nhẹ” và “cơn hen cấp cứu” biểu hiện khác nhau như thế nào thôi.

Các triệu chứng điển hình của cơn hen bao gồm:

  • Khó thở.
  • Thở khò khè.
  • Co thắt ngực.
  • Ho.

Cường độ của các triệu chứng này khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn hen. Ví dụ:

Trong một cuộc tấn công nhẹ đến trung bình, bạn có thể cảm thấy:

  • Có thể đi bộ hoặc di chuyển xung quanh được.
  • Bị khó thở nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn ngồi xuống.
  • Và bạn vẫn có thể nói được đầy đủ.

Trong cơn hen nặng, các triệu chứng có thể không kiểm soát được và bạn cần cấp cứu ngay nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Triệu chứng tố cáo cơn hen phế quản cần cấp cứu

Đây là những triệu chứng của cơn hen suyễn cần được điều trị khẩn cấp:

  • Khó đi lại, nói chuyện hoặc làm các hoạt động bình thường
  • Không cảm thấy tốt hơn sau khi sử dụng thuốc xịt cắt cơn (Tác dụng của thuốc cắt cơn không kéo dài như bình thường, thậm chí có rất ít, hoặc không có chút hiệu quả nào sau khi sử dụng)
  • Không thể nói một câu đầy đủ trong một hơi thở.
  • Môi và móng tay chuyển màu xanh.
  • Kéo căng da giữa xương sườn hoặc dưới cổ.
  • Cảm nhận rõ ràng sự khó thở, ngay cả khi bạn không di chuyển.
  • Thở hổn hển.
  • Các triệu chứng xấu đi rất nhanh.
  • Kiệt sức.
  • Ngất xỉu.
  • Có thể không còn thở khò khè hoặc ho.
  • Chỉ số lưu lượng cao nhất lại thấp hơn 50% mức tốt nhất cá nhân bạn.

Cách cấp cứu cơn hen phế quản

Hen phế quản  - Cấp cứu đúng cách - Lách được nguy hiểm

Trước khi giới thiệu đến bạn cách Tự - Cấp – Cứu khi gặp các triệu chứng này, tôi nghĩ các bạn cách phân biệt cơn hen cấp cứu và sốc phản vệ bởi hai tình trạng này có các cách xử trí khác nhau nhưng lại rất dễ nhầm lẫn ở người bệnh hen.

3. Phân biệt “cơn hen suyễn cấp cứu” và “sốc phản vệ”

Cơn hen dị ứng được kích hoạt khi bạn tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Và các triệu chứng của nó đôi khi có thể bị nhầm lẫn với sốc phản vệ, một tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng khác.

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, toàn bộ cơ thể bạn đều phản ứng với các chất gây dị ứng, chẳng hạn như:

  • Một số loại thuốc.
  • Thực phẩm như đậu phộng, trứng, hoặc động vật có vỏ.

Một số triệu chứng phổ biến của sốc phản vệ bao gồm:

  • Sưng miệng, lưỡi hoặc cổ họng
  • Khó thở, thở khò khè, tức ngực.
  • Khó nuốt.
  • Khàn tiếng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Chuột rút.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Phát ban.
  • Mặt nhợt nhạt hoặc đỏ.

Theo Tổ chức Hen suyễn và dị ứng Hoa Kỳ, phát triển các triệu chứng này sau khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng thường gợi ý sốc phản vệ.

Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn liệu mình bị lên cơn hen dị ứng nặng hay sốc phản vệ hay không, hãy gọi ngay cấp cứu để được trợ giúp.

Còn trong trường hợp bác sĩ đã kê đơn thuốc Epinephrine (một loại thuốc kháng histamin, chống lại dị ứng) cho trường hợp cấp cứu phản vệ cho bạn, hãy mang theo hai liều thuốc mọi lúc và sử dụng theo chỉ dẫn.

Đừng ngần ngại sử dụng dụng cụ tiêm Epinephrine tự động ở dấu hiệu đầu tiên của phản ứng, ngay cả khi bạn không chắc chắn nó là do hen hay sốc phản vệ. Bởi Epinephrine sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của cả hen suyễn dị ứng và sốc phản vệ cho đến khi bạn có thể đến bệnh viện mà không gây tổn thương cho bạn.

Sau khi sử dụng Epinephrine, bạn sẽ cần tiếp tục sử dụng các thuốc cắt cơn hen suyễn và gọi cấp cứu.

3. Các bước cấp cứu cơn hen phế quản

Khi người bệnh lên cơn hen suyễn có các triệu chứng cảnh báo phải cấp cứu nhưng lại chưa kịp có sự hỗ trợ của bác sĩ, bạn và người nhà của bạn cần thực hiện các bước sau để ngăn không cho cơn hen tiến triển nặng hơn và đe dọa tính mạng.

  • Bước 1: Lập tức đưa người bệnh rời khỏi tác nhân kích hoạt cơn hen (phấn hoa, lông thú cưng, bụi nhà,…) đến nơi thoáng khí, không tập trung đông người.
  • Bước 2: Đỡ người bệnh ngồi thẳng. Tư thế này sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn rất nhiều. Tuyệt đối không xoa hay vuốt ngực cho người bệnh bởi điều này càng khiến khó thở, nặng và tức ngực hơn.
  • Bước 3: Nhanh chóng hít bốn lần thuốc xịt cắt cơn hen (mỗi lần xịt cách nhau sau 30-60 giây).
  • Bước 4: Đợi 4 phút, nếu không có cải thiện, hãy hít thêm 4 lần thuốc nữa, tương tự như bước 3.
  • Bước 5: Nếu cảm thấy các triệu chứng có xu hướng càng trầm trọng hơn tại bất cứ thời điểm nào trong khi người bệnh sử dụng thuốc, hoặc không cảm thấy tốt hơn sau 10 nhát xịt thuốc, hoặc bạn lo lắng không thể kiểm soát được tình hình, hãy gọi cấp cứu 115. Thông báo với nhân viên y tế rằng đó là một trường hợp cơn hen suyễn khẩn cấp.
  • Bước 6: Tiếp tục cho người bệnh dùng thuốc (như bước 3) sau mỗi 4 phút cho đến khi xe cứu thương đến.

>>> HEN SUYỄN – KẺ GIẾT NGƯỜI THẦM LẶNG:

Tại Anh, một nước có điều kiện sống và nền y học tiến bộ hon, mỗi ngày cơn hen đã cướp đi cuộc sống của 3 người. Gần một nửa số người này chết trước khi nhận được sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Bộ Y tế Việt Nam chưa công bố một con số chính xác về tỷ lệ mắc và tử vong do hen suyễn nhưng ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 200.000 người chết vì hen suyễn thì nước ta có đến 3.000 ca.

Hen suyễn thật  sự nguy hiểm vô cùng! Tuy nhiên, nếu gọi xe cấp cứu kịp thời, các nhân viên y tế có thể điều trị cho người bệnh trên đường đến bệnh viện và lưu lại những phút giây vàng để cứu vãn tình thế.

“Chúng tôi biết rằng hai phần ba số ca tử vong do hen suyễn có thể phòng ngừa được với sự chăm sóc cơ bản, tốt. Một phần quan trọng trong chăm sóc hen và kiểm soát các triệu chứng hiệu quả là nhận được sự giúp đỡ đúng đắn khi bạn cần. Thời gian của bất cứ ai. Bạn không phải là một mối phiền toái hay làm phiền bất cứ ai. Nếu bạn đang bị lên cơn suyễn và thuốc hít của bạn không hoạt động sau 10 nhát, hoặc nếu bạn cảm thấy tồi tệ hơn bất cứ lúc nào, bạn cần phải gọi xe cứu thương ngay lập tức”, Bà Kathuy, chuyên gia về hen suyễn Vương quốc Anh chia sẻ.

4. Quá trình cấp cứu cơn hen tại bệnh viện

Bác sĩ sẽ đặt nội khí quản, thở máy và thở oxy nếu cơn hen suyễn của bạn đe dọa đến tính mạng, bác sĩ có thể đặt ống thở xuống cổ họng vào đường hô hấp trên của bạn. Sử dụng máy bơm oxy vào phổi sẽ giúp bạn thở trong khi bác sĩ cho bạn thuốc để kiểm soát bệnh hen suyễn.

Liều lượng thuốc tạm thời sẽ được tăng cường.

Một số thuốc được sử dụng trong cấp cứu cơn hen bao gồm:

  • Thuốc chủ vận beta-2 tác dụng ngắn dạng tiêm hoặc hít; hoặc thuốc giãn phế quản để “mở” lại đường thở.
  • Thuốc Corticosteroid dạng viên thuốc để uống, giúp giảm viêm phổi và kiểm soát các triệu chứng hen suyễn của bạn. Corticosteroid cũng có thể được tiêm tĩnh mạch, đặc biệt khi bạn bị nôn hoặc đang bị suy hô hấp.
  • Thuốc kháng cholinergic, ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh làm hạn chế khả năng hô hấp của bạn.
  • Hít thuốc tê để giảm đau và khó chịu.
  • ketamine, một chất gây ảo giác gây mê có thể làm thư giãn đường thở và chỉ có thể hữu ích trong trường hợp nặng.
  • Magie sulfat tĩnh mạch (IV).

Sau khi các triệu chứng hen suyễn của bạn được cải thiện, bác sĩ có thể muốn bạn ở trong phòng cấp cứu trong vài giờ hoặc lâu hơn để đảm bảo bạn không bị lên cơn hen nữa. Cho đến khi bác sĩ của bạn cảm thấy bệnh hen suyễn của bạn được kiểm soát đầy đủ, bạn sẽ có thể về nhà. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn phải làm gì nếu bạn có một cuộc tấn công khác.

5. Điều phải làm sau cơn hen suyễn cấp cứu

Trong vài ngày sau khi bùng phát cơn hen cấp cứu cũng như cơn hen thông thường, bạn sẽ có nguy cơ bùng phát cơn hen cao hơn. Vì thế, trong khoảng thời gian này, bạn cần:

  • Tránh các tác nhân gây hen suyễn của bạn.
  • Như mọi khi, dùng thuốc theo chỉ dẫn, ngay cả khi bạn cảm thấy ổn.
  • Có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị hen suyễn - Bảo Khí Khang.
  • Sử dụng máy theo dõi lưu lượng đỉnh để theo dõi nhịp thở của bạn

Học cách theo dõi bệnh hen suyễn của bạn thông qua máy đo lưu lượng đỉnh sẽ giúp bạn biết khi nào nên điều trị hen suyễn khẩn cấp và giúp bệnh của bạn được kiểm soát tốt hơn.

Máy đo lưu lượng đỉnh là một thiết bị cầm tay đơn giản. Bằng cách hít vào nó, bạn sẽ có được chỉ số đánh giá chức năng phổi của bạn.

Vào lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, bác sĩ có thể sẽ cho bạn biết chỉ số đo lưu lượng đỉnh mỗi ngày trong hai đến ba tuần (nếu đến giờ bạn vẫn chưa biết chỉ số này là bao nhiêu, hãy hỏi ngay bác sĩ của bạn nhé). Số đo cao nhất bạn ghi được gọi là "tốt nhất cá nhân của bạn."

>>>> VŨ KHÍ THÁCH THỨC CƠN HEN!

Tuyệt đối kế hoạch hành động chống hen suyễn mà bác sĩ đã yêu cầu bạn, và có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị hen suyễn để hen suyễn bị suy yếu và giảm thiểu cơ hội bộc phát những “cơn hen cấp cứu” đáng sợ này nữa.

Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành cho bệnh người bệnh hen phế quản.

Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:

  • Giảm: đờm, ho, khó thở
  • Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh hen phế quản.

Ngoài ra, Bảo Khí Khang cũng hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp mạn tính khác như viêm phế quản mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

  • 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
  • Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
  • Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu

tac-dung-thanh-phan-bao-khi-khang

Tác dụng thành phần Bảo Khí Khang

Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn - hen phế quản, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.

Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.

* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Xếp hạng: 5 (1 phiếu bầu)

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy...

Gửi câu hỏi

Tôi bị ho mấy hôm nay, sưng đau rát họng. Có dùng được xịt họng Bảo Khí Khang không?
Trả lời:

Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate

- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm

Tôi muốn đặt mua Bảo Khí Khang 120 viên. SĐT của tôi là 01667219775
Trả lời:

Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Trả lời:

Chào bạn,

Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.

Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm

Tôi được chẩn đoán mắc COPD cấp độ 2. Tôi có cần thay đổi gì trong sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình?
Trả lời:

Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:

-          Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm

Tôi nghe đài thì thấy giới thiệu cây Lá Hen có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh Hen suyễn. Vậy, tôi muốn hỏi, cách sử dụng Lá Hen như thế nào?
Trả lời:

Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm

Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy nhiên về thời gian dùng để có cảm nhận triệu chứng bệnh thay đổi rõ ràng thì có bác dùng sau 5 hộp có tác dụng, có bác dùng sau 7 hộp, thậm có bác dùng tới hai tháng mới có tác dụng. Vì sao có sự khác nhau này?
Trả lời:

Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:

Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.

Thứ hai là...Xem thêm

Điểm bán Bảo Khí Khang

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng