Thật không may, các yếu tố nguy cơ gây CODP (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) dường như luôn thường trực phổ biến trong cuộc sống của bất cứ ai! COPD là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm với rất nhiều biến chứng nặng nề, và nó được dự đoán sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới vào năm 2020.
Cùng Bảo Khí Khang tìm ra những yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh COPD dưới đây để ngăn chặn căn bệnh này phát triển nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Các yếu tố nguy cơ COPD
Có 9 yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đã được biết đến. Dù không tỉ lệ thuận, nhưng nếu bạn gặp phải càng nhiều trong số này, có thể bạn sẽ có nguy cơ bị COPD cao hơn so với những người khác.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh COPD
1.1. Khói thuốc lá
Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc lâu ngày với khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính nhất gây nên bệnh COPD. Nó làm tăng nguy cơ cả phát triển và tử vong do COPD
Bạn có kinh nghiệm hút thuốc càng lâu năm và hút càng nhiều thì nguy cơ của bạn càng lớn. Những người hút thuốc lào, hút xì gà, và hút cần xa cũng vậy.
Khoảng 85 - 90 % các trường hợp người bệnh COPD là do hút thuốc.
Những người hút thuốc nữ có nguy cơ tử vong vì COPD cao gần 13 lần so với những phụ nữ chưa bao giờ hút thuốc; những người hút thuốc nam có nguy cơ tử vong vì COPD cao gần 12 lần so với những người đàn ông chưa bao giờ hút thuốc.
1.2. Không khí ô nhiễm
Hút thuốc là yếu tố rủi ro chính của COPD, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất. Tiếp xúc với không khí ô nhiễm nặng hoặc kéo dài cũng kích hoạt COPD hình thành và phát triển.
Các tác nhân phổ biến gây ô nhiễm trong nhà có thể kể đến như khói nhiên liệu rắn (than, củi,..) được sử dụng để nấu ăn và sưởi ấm trong môi trường thông khí kém.
Ở các nước đang phát triển như nước ta, ô nhiễm không khí trong nhà đóng một vai trò tiến triển COPD rất quan trọng, Nhưng ô nhiễm không khí đô thị như giao thông, các khu công nghiệp hiện nay cũng không phải là chuyện có thể lơ là.
Có thể bạn không thường xuyên ra đường nhưng với mức chất lượng không khí luôn ở thang điểm cảnh bảo nguy hại cho sức khỏe như hiện nay, bạn cần trang bị khẩu trang lọc bụi mịn mỗi khi ra ngoài và hạn chế ra đường vào những giờ ô nhiễm cao điểm như sáng sớm, hoặc giờ tan tầm.
1.3. Bụi và hóa chất công nghiệp
Tiếp xúc lâu dài với khói hóa chất, hơi và bụi ở nơi làm việc có thể gây kích ứng, làm viêm đường thở và phổi. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển COPD.
Đặc biệt, những người tiếp xúc với bụi và hơi hóa chất, như thợ khai thác than, xử lý ngũ cốc và thợ đúc kim loại, có khả năng phát triển COPD cao hơn.
Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng tỷ lệ COPD được cho là do công việc được ước tình là 19,2 % (COPD nghề nghiệp) và trong số đó 31,1% người bị COPD chưa bao giờ hút thuốc.
1.4. Hen suyễn
Các nghiên cứu cho thấy, nếu bạn chỉ bị hen suyễn và ngay cả khi bạn chưa bao giờ hút thuốc lá, bạn vẫn sẽ có nguy cơ bị COPD hơn tới 12 lần so với những người không mắc bệnh hen suyễn. Và tất nhiên, con số nguy cơ sẽ còn cao hơn nếu bạn vừa bị hen suyễn vừa có tiền sử hút thuốc lá, hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
Tuy vậy, hen suyễn là một bệnh lý mạn tình đường hô hấp có thể kiếm soát được và nếu bạn tuân thủ nghiêm ngặt điều trị của bác sĩ, giải quyết tốt tình trạng bệnh của bạn, bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi nguy cơ phát triển COPD.
1.5. Viêm phế quản mãn tính
Nếu là một người trẻ tuổi hơn nhưng bạn bị viêm phế quản mãn tính và hút thuốc, khả năng bạn bị COPD sẽ cao hơn.
1.6. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng phổi nặng do vius hoặc vi khuẩn thời thơ ấu có mối quan hệ mật thiết với việc bị suy giảm chức năng phổi và tăng các triệu chứng hô hấp ở tuổi trưởng thành so với những bạn có một tuổi thơ khỏe mạnh. Và điều này có thể góp phần vào sự hình thành và phát triển của bệnh COPD.
Hoặc nếu bạn được sinh ra với một cân nặng thấp, bạn cũng sẽ tăng tính “nhạy cảm” với nhiễm trùng phổi hơn và nguy cơ bị COPD có thể cao hơn.
Bị bệnh lao cũng là một yếu tố nguy cơ COPD và ngược lại, đôi khi những người bệnh COPD sẽ dễ bị lao hơn. Nếu bạn có vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV), nó có thể làm tăng tốc độ phát triển của bệnh COPD do hút thuốc.
1.7. Stress oxy hóa
Chủ yếu được “phủ sóng” bởi khả năng gây lão hóa, già nua, làm lu mờ đi sự tươi trẻ, thế nhưng bạn có biết thực chất stress oxy hóa là kẻ thủ không đội trời chung cơ thể, đặc biệt là lá phổi.
Ngày ngày phổi phải tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm có chứa các chất oxy hóa, gốc tự do. Ở điều kiện bình thường, lượng chất chống oxy hóa trong phổi có đủ để đấu thắng các chất oxy hóa. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với lượng lớn, kéo dài các chất oxy hóa, vượt quá khả năng của phổi sẽ gây ra tình trạng stress oxy hóa. Đến lượt nó, stress oxy hóa sẽ gây ra các tổn thương trực tiếp trên lá phổi đồng thời hoạt hóa cơ chế phân tử, hình thành phản ứng viêm trong phổi, phá hủy phế nang.
Vì thế, stress oxy hóa được coi là một trong những yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bệnh sinh của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Và như vậy, để phòng bệnh COPD, tăng cường sức khỏe đường hô hấp và giữ gìn sự trẻ đẹp bạn nên tích cực bổ sung cách chất chống oxy hóa như alpha lipoic acid mỗi ngày.
1.8. Tuổi già
Những người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ bị bệnh COPD cao hơn, đặc biệt nếu bạn cũng có tiền sử hút thuốc lá. Và tỉ lệ mắc COPD cũng tăng dần theo tuổi.
Và vì COPD tiến triển chậm qua nhiều năm nên hầu hết mọi người bệnh sẽ được chẩn đoán COPD khi họ lớn hơn 40 tuổi, khi mà các triệu chứng bắt đầu bộc lộ rõ ràng hơn.
Ngoài ra, khi bạn già đi, đường thở của bạn dường như sẽ phải đối mặt với một số sự thay đổi cẩu trúc tương tự như cấu trúc đường thở của người bệnh COPD.
Bạn không thể lảng tránh được yếu tố nguy cơ gây COPD này, rồi đến một ngày nào đó bạn cũng sẽ phải già đi, nhưng bạn có thể sống một cuộc sống lành mạnh giữ gìn sự khỏe mạnh, giảm thiểu tối đa khả năng mắc COPD.
1.9. Tình trạng kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội thấp hơn sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh COPD.
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn chính xác tại sao điều này xảy ra, nhưng nó có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng kém, nhiễm trùng, tiếp xúc với các chất kích thích hoặc ảnh hưởng của việc hút thuốc – những đặc điểm phổ biến hơn ở các nhóm người có mức kinh tế xã hội thấp hơn.
2. "05" Bước để giảm nguy cơ mắc bệnh COPD
- Nếu bạn là người hút thuốc, HÃY DỪNG LẠI ngay nhé. Bỏ hút thuốc là điều quan trọng nhất mà những người hút thuốc có thể làm để sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.
- Nếu bạn không hút thuốc thì đừng bao giờ bắt đầu điều này. Không chỉ COPD, hút thuốc còn gây ra ung thư phổi, bệnh tim mạch và các bệnh ung thư khác.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Sử dụng các biện pháp phòng hộ bảo vệ bạn khỏi hóa chất, bụi, và khói trong nhà cũng như tại nơi làm việc.
- Giữ gìn không khí luôn sạch sẽ và thoáng mát.
- Tăng cường sức đề kháng hô hấp bằng các bài tập cho phổi, chế độ ăn uống lành mạnh và các thảo dược tăng sức đề kháng như lá hen, cốt khí củ, cỏ xạ hương,…
Thật sự khó có thể loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ COPD nhưng nếu nắm bắt được các yếu tố chính đó và thực hiện các bước kể trên, bạn sẽ có thể bảo vệ mình khỏi bệnh lý mạn tình đường hô hấp nguy hiểm này.
Ds. Thu Hương
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm