Ho là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi, tim mạch hay một số bệnh lý ở cơ quan khác. Tuy nhiên, dị vật đường thở hay dị ứng với thời tiết cũng gây các cơn ho. Mặc dù chỉ là triệu chứng của một số bệnh nhưng khi bị ho nếu chúng ta ăn uống không đúng cách, lựa chọn thực phẩm không thận trọng thì những cơn ho sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Vậy khi bị ho nên ăn gì?
Nếu bị ho có đờm, người bệnh nên ăn thực phẩm giàu vitamin A, B, C như cam. Đồng thời ăn các thực phẩm giàu vitamin E, chất xơ và protein như bột yến mạch, thịt gà.
Bị ho do cảm lạnh thông thường: bạn nên ăn các món canh cà chua để làm dịu họng khi bị viêm.
Ho do cảm cúm: người bệnh cúm thường có các triệu chứng sốt, gai lạnh, nhức đầu và đau nhức cơ thể. Để tránh kích thích gây buồn nôn người bệnh nên ăn các thực phẩm dạng lỏng, trà gừng hay trà nóng pha 1 chút mật ong sẽ giúp tiêu hóa tốt và giữ đủ nước cho cơ thể. Đồng thời nên ăn súp hay bánh mì.
* Một số món ăn cho người bị ho
- Nước đu đủ: hoa đu đủ đực 15g, lá chanh 10g, đường phèn 30g. Hoa đu đủ đực và lá chanh rửa sạch, thái nhỏ đem hấp cách thủy cùng đường phèn. Khi hoa đu đủ và lá chanh chín, dùng vải mỏng vắt lấy nước bỏ bã, dùng nước uống. Uống mỗi lần 4 thìa cà phế, cách 2 giờ uống 1 lần và uống liền 4-5 ngày.
![]()
- Lá mơ lông: lá mơ lông 20g, vỏ quýt tươi 10 g, mật ong 1 thìa cà phê. Lá mơ lông rửa sạch, giã nhỏ cùng với vỏ quýt và lọc bằng nước sôi để nguội lấy 200ml nước dung dịch hỗn hợp, cho thêm mật ong và khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày và uống 3-5 ngày liền.
![]()
- Trứng vịt hấp: trứng vịt 3 quả, lá hẹ 10 g, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào và khuấy đều, đem hấp cách thủy. Khi chín, ăn mỗi ngày 1 lần vào lúc đói, buổi sáng. Ăn liền 3-5 ngày.
- Cháo tía tô: lá tía tô tươi 20g, gừng tươi 2g, đường phèn 20g, gạo 50g. Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ, gừng rửa sạch, thái nhỏ. Gạo vo sạch, nấu cháo, khi cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào khuấy đều, sôi lại là được, ngày ăn 2 lần, ăn liền 3-5 ngày.
![]()
- Hành tây: hành tây ngâm mật ong hay đường phèn đem hấp có tác dụng kháng viêm, giảm ho. Có thể thêm hành tây vào thực đơn hằng ngày để tăng sức đề kháng cho bé.
Ngô Hoài (biên tập)
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 18000055
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm