Cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân là mục tiêu chữa bệnh hen phê quản mãn tính
1. Mục tiêu điều trị hen
Mục tiêu điều trị hen suyễn hướng đến là
kiểm soát tốt triệu chứng bệnh, giảm biến chứng, tần suất và hậu quả bệnh
hen phế quản mạn tính gây ra.
Trong quá trình điều trị hen, người bệnh có thể:
- Hạn chế tối đa xuất hiện triệu chứng bệnh
- Hạn chế đến mức thấp nhất các đợt Hen phế quản cấp nghĩa là làm giãn sự xuất hiện cơn hen phế quản.
- Giảm tối đa các cơn hen nặng phải đến bệnh viện cấp cứu.
- Ít phải dùng thuốc giãn phế quản.
- Đảm bảo các hoạt động bình thường.
- Không có hoặc có ít phản ứng phụ của thuốc.
2. Các cách chữa bệnh hen phế quản mãn tính hiện nay
Điều trị hen phế quản mãn tính bao gồm điều trị cắt cơn và điều trị dự phòng.
Chữa bệnh hen suyễn mãn tính
Hiện nay việc kiểm soát hen chủ yếu bằng thuốc Tây, các bài thuốc từ thảo dược, kết hợp với một số phương pháp điều trị bổ sung khác kết hợp với việc tuân thủ về chế độ dinh dưỡng, tâm lý, luyện tập, các biện pháp phòng khởi phát cơn hen,… từ bác sĩ.
2.1. Thuốc Tây trong điều trị hen phế quản mãn tính
Thuốc Tây thường được dùng trong điều trị hen phế quản thường là các thuốc giãn phế quản và các thuốc nhóm corticoid (các thuốc chống viêm), cùng một số thuốc phối hợp dự phòng gồm thuốc trị hen suyễn dạng xịt và dạng uống, tiêm.
Các thuốc giãn phế quản
Thuốc giãn phế quản là những thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, làm giãn phế quản, giúp không khí dễ dàng đi qua đường thở. Thuốc giãn phế quản là thuốc có vai trò chính trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và là thành phần giúp cắt cơn khó thở, cũng như vai trò điều trị dự phòng để tránh xuất hiện các cơn khó thở tiếp theo ở các bệnh nhân hen phế quản.
Tuy nhiên việc sử dụng các thuốc giãn phế quản thường gây ra nhiều tác dụng phụ như run tay, nhịp tim nhanh, hồi hộp trống ngực, chuột rút, hạ kali máu, kích ứng niêm mạc dạ dày…
Các thuốc nhóm corticoid
Các thuốc corticoid được dùng trên các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản chủ yếu nhằm hạn chế tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính của các bệnh nhân, do đó làm giảm thắt hẹp đường thở.
Các thuốc corticoid được chia thành hai nhóm theo dạng sử dụng:
- Corticoid đường toàn thân
- Corticoid đường phun – hít
- Corticoid đường toàn thân thường được chỉ định cho những bệnh nhân có đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đợt cấp của hen phế quản. Khi bệnh đã được kiểm soát, các bệnh nhân thường được bác sỹ chỉ định dùng thuốc corticoid dạng phun hít.
Tác dụng phụ khi dùng corticoid kéo dài gồm candida miệng, hầu họng, khàn tiếng, hoặc kích thích ho. Các tác dụng phụ toàn thân như bầm da, ức chế tuyến thượng thận, loãng xương, có thể gặp đối với liều cao,…
Sử dụng thuốc cắt cơn trong chữa hen phế quản mãn tính
Các thuốc phối hợp trong dự phòng Hen phế quản
Trong dùng thuốc duy trì, dự phòng hen phế quản; thường phối hợp các thuốc giãn phế quản (LABA, SABA) với các thuốc corticoid dạng hít (ICS). Tác dụng của loại thuốc phối hợp này là giảm được các triệu chứng mạn tính ở đường hô hấp, tăng chức năng phổi, giảm cơn hen cấp và tăng chất lượng cuộc sống của người HPQ. Hiệu quả của việc phối hợp này tương đương với việc tăng gấp đôi liều corticoid đơn thuần.
Qua đây, ta có thể nhận định, sử dụng Thuốc điều trị hen phế quản có thể giúp người bệnh kiểm soát bệnh hen, nhanh chóng vượt qua đợt cấp của bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc Tây điều trị, đặc biệt là corticoid người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về đường dùng, cách dùng và liều dùng để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn của những nhóm thuốc này gây ra.
2.2. Chữa hen suyễn bằng thảo dược
Trong nhóm dược liệu dùng làm thuốc trị hen phế quản có hai dược liệu là Lá Hen, Cốt Khí Củ đã được sử dụng rộng rãi từ lâu đời. Đây là cách chữa hen suyễn bằng phương pháp dân gian hiệu quả.
Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh hai dược liệu trên có tác dụng chống oxy hóa, giúp long đờm, giãn phế quản, đặc biệt trong lá Hen có chứa hoạt chất ∝ và β-amyrin có tác dụng ức chế quá trình tạo chất trung gian Leukotrien - là chất gây co thắt phế quản và các phản ứng tiền viêm ở người bị Hen hoặc tắc nghẽn phế quản mãn tính (COPD).
Cây Lá Hen chữa bệnh hen suyễn mãn tính
Kết quả được kiểm chứng qua nhiều năm sử dụng, các dược liệu này có tác dụng bình suyễn và đã được khẳng định bằng kết quả nghiên cứu hiện đại có tác dụng giãn phế quản mạnh.
Điều trị hen suyễn bằng các thảo dược đi từ căn nguyên gây bệnh, giải quyết tận gốc nên cần kiên trì sử dụng một thời gian dài, đặc biệt sử dụng thảo dược an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng không mong muốn.
Theo các Chuyên gia sức khỏe hiện nay, việc kết hợp Đông tây y trong điều trị và dự phòng hen phế quản là giải pháp tối ưu giúp tối ưu hiệu quả, tính an toàn và chi phí điều trị. Người bệnh hen có thể điều trị bệnh kết hợp thuốc Tây với thảo dược hoặc chỉ sử dụng thảo dược (trong trường hợp bệnh nhẹ, ổn định hoặc bác sĩ đánh giá không phải dùng thuốc tây).
Điều trị hen phế quản mãn tính kết hợp Đông Tây y
Nhiều người bị bệnh hen chia sẻ sau một thời gian kết hợp thuốc Tây và viên uống
Bảo Khí Khang (bài thuốc Đông y có chứa thảo dược Lá Hen) đã giảm Đờm, ho, khó thở rõ rệt, giảm tần suất lên cơn hen và sau 6 tháng có thể không cần sử dụng thuốc Tây nữa.
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm