Ho là động tác thở ra mạnh mẽ giúp bảo vệ phổi chống lại sự xâm nhập và thúc đẩy đào thải đàm và dị vật ra ngoài. Đây là một phản xạ tự nhiên giúp làm sự sạch sẽ, thông thoáng đường thở. Điều trị ho cần phải phân biệt ho có đờm hay không có đờm để chọn thuốc thích hợp.
Một số bệnh cần duy trì phản xạ ho như giãn phế quản, viêm phế quản cấp - mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, để loại bỏ đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp.
Những nguyên nhân phổ biến gây ra ho bao gồm:
- Bệnh lý cảm lạnh thông thường
- Cúm
- Các tình trạng dị ứng
- Viêm xoang
- Viêm phổi
- Hút huốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động.
- Ô nhiễm không khí
- Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (hay còn gọi là trào ngược acid)
- Một số thuốc nhất định, ví dụ như thuốc ức chế men chuyển, được sử dụng để điều trị tăng huyết áp
Điều trị ho cần phải phân biệt ho có đờm hay không có đờm để chọn thuốc thích hợp.
Các thuốc trị ho thông dụng:
Thuốc ức chế phản xạ ho:
Bao gồm thuốc kháng histamin trị dị ứng (phénergan, théralène, atussin), thuốc ức chế ho gây nghiện (codein) và thuốc ức chế ho không gây nghiện (dextromethorphan).
Các thuốc ức chế ho gây nghiện qua hệ thần kinh trung ương, thuốc làm tăng ngưỡng của trung tâm ho ở não đối với phản xạ gây ho; hoặc qua hệ thần kinh ngoại biên làm giảm độ nhạy cảm của các thụ thể ở khí quản. Một số thuốc có tác dụng làm tê hay giảm đau trên thụ thể, bảo vệ thụ thể chống các kích thích hoặc gây giãn phế quản. Các thuốc đó là: codein, pholcodin, dextromethorphan, clobutanol, dropropizin, eprazinon, với các biệt dược terpicod, paderyl, nospan, maxcom... Các thuốc nhóm này, nhất là codein, pholcodin, dextromethorphan, không được dùng cho người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em, người nuôi con bú.
Thuốc làm loãng đờm:
Có tác dụng làm giảm độ quánh đặc của đờm giúp ho dễ dàng: acetylcystein, bromhexin, terpin hydrat, serratiopeptidase…
Các thuốc này làm thay đổi cấu trúc niêm dịch, giảm độ nhớt, dễ đào thải. Đó là các hoạt chất autylcystein, carbocystin, metylcystein, mesna... Các biệt dược: ACC, acemuc, turant, rhinathiol, mucusan... Nhóm thuốc này có thể gây tràn dịch phổi (ngập) và phá hỏng lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cần thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng. Thuốc cũng không nên dùng cho người có thai 3 tháng đầu thai kỳ và người nuôi con bú.
Biện pháp dự phòng và trị ho hiệu quả không dùng thuốc
Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào ngày lạnh. Người bệnh cần năng luyện tập thể dục thể thao phù hợp, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, rèn luyện tính thích nghi với thời tiết, khí hậu, tạo môi trường sống trong sạch - đó mới có hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.
Bệnh nhân ho nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa); tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, phấn hoa, lông súc vật
Người bị ho cấp, ho từng cơn và ho khan thể nhẹ có thể áp dụng các liệu pháp dân gian như: có thể sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm để uống giúp trị ho, viêm họng. Cách khác là có thể dùng quất và mật ong hấp lên để ngậm giúp trị ho mà không cần dùng thuốc.
Theo Sức khỏe đời sống
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.0055
![]()
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm