Bệnh viêm phế quản mãn tính (VPQMT), một căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng bệnh như đờm, ho, khó thở người bệnh cũng cần tiến hành những điều chỉnh nhất định trong lối sống
Ho kéo dài và khó thở là 2 triệu chứng chính của bệnh viêm phế quản mãn tính (VPQMT), một căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm giúp kiểm soát được viêm phế quản mãn tính đó là bỏ thói quen hút thuốc lá nếu đang hút. Điều thứ hai là luôn mang theo thuốc được chỉ định bên mình, kể cả khi bạn đã cảm thấy các triệu chứng trên đã giảm nhiều.
1. Bỏ thuốc lá.
Thuốc lá và khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới viêm phế quản mạn tính. Hơn 90% người bệnh là người hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc. Ho kéo dài ở người hút thuốc lá có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh VPQMT, cho thấy chức năng phổi đang suy giảm và sự phá hủy tại phổi có thể không hồi phục. Tuy nhiên, khi dừng hút thuốc, các triệu chứng viêm phế quản sẽ được cải thiện và người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn.
2. Thực hành thở chúm môi.
Thở chúm môi là một kỹ thuật bạn có thể thực hành khi gặp khó khăn trong hô hấp: Hít vào thông qua mũi với môi mím chặt, khi thở ra, chúm môi như khi thổi một cây nến. Kỹ thuật này giúp “bẫy” không khí còn ở trong phổi của bạn ra ngoài và giữ cho đường thở mở lâu hơn. Hãy nhờ các nhân viên y tế hướng dẫn và giúp bạn thực hành kỹ thuật thở chính xác.
3. Sử dụng máy tạo độ ẩm.
Nếu bạn ra ngoài trong những ngày khô hanh và thử thở bằng miệng thì bạn sẽ hiểu thở sẽ khó khăn thế nào khi không khí khô. Môi trường ẩm có lợi cho phổi của bạn. Nếu không khí trong nhà khô, hãy sử dụng một máy tạo độ ẩm. Nơi quan trọng nhất cần giữ ẩm là phòng ngủ của bạn và nhớ làm sạch máy tạo ẩm thường xuyên để tránh nấm mốc. Độ ẩm tối ưu trong nhà là 30-50%.
4. Tránh các chất kích ứng đường thở.
Những người làm việc trong môi trường hóa chất, bụi bẩn như mỏ than, dệt may… có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản mạn tính. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh, các chất kích thích nhất định có thể khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn. Ô nhiễm không khí, bụi và hơi hóa chất nên được tránh tối đa có thể. Bạn cũng cần cẩn thận với các sản phẩm hóa chất như bình xịt tóc, các chất tẩy rửa trong gia đình, sơn phun và các sản phẩm khử mùi…
5. Đeo khẩu trang.
Đeo khẩu trang che mũi và miệng có thể giúp tránh các chất kích thích đường thở khiến các triệu chứng VPQMT nặng hơn. Với những người có chức năng phổi bình thường, họ có thể chịu đựng tốt một một lượng nhỏ chất kích thích đường thở. Tuy nhiên, cũng chất kích thích đó, ở người bệnh VPQMT có thể khởi phát các triệu chứng bệnh như ho, khó thở… Một chiếc khẩu trang y tế có thể bảo vệ bạn khi phải tiếp xúc với bụi, khói hoặc các chất kích thích trong không khí.
Phi Sơn
Theo everydayhealth
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.0055
![]()
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm