Chủ động phòng ngừa tái phát viêm phế quản cấp khi thời tiết trở lạnh

Các biện pháp phòng ngừa tái phát viêm phế quản cấp khi thời tiết trở lạnh là vấn đề được rất nhiều bệnh quan tâm. Bởi vì viêm phế quản cấp là bệnh lý về đường hô hấp rất thường gặp. Bệnh viêm phế quản có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như ho, sốt, người mệt mỏi,.. và bệnh viêm phế quản cấp nếu không như điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng làm suy hô hấp. Do đó việc chủ động phòng ngừa tái phát viêm phế quản cấp khi thời tiết trở lạnh là vô cùng quan trọng. Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình.

1. Viêm phế quản cấp tính là bệnh gì?

Viêm phế quản cấp hay còn được gọi là viêm cấp tính niêm mạc cây phế quản. Viêm phế quản được tạo thành từ các ống bao gồm phế quản thùy và tiểu phế quản tận, cơ quan này giữ chức năng dẫn khí. Khi các ống này bị nhiễm trùng thì niêm mạc phế quản sẽ bị phù nề và xung huyết dẫn đến bong các biểu mô phế quản. Hậu quả là hình thành các lớp đờm mủ bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí dẫn đến hiện tượng khó thở ở người bệnh bị viêm phế quản.

Bệnh viêm phế quản cấp thì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nào tuy nhiên phổ biến gặp nhất ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, những đối tượng có thể trạng yếu.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp

Viêm phế quản thường khởi phát do nhiễm vi khuẩn (như phế cầu, liên cầu, H. influenzae, M. catarrhalis) hay nhiễm virus thường gặp như: adenovirus, parainfluenzae virus,.. Các loại vi khuẩn và virus này xâm nhập gây ra nhiễm trùng đường hô hấp trên khiến người bệnh khởi phát bị viêm mũi, viêm VA, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng…

Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường cũng tác động làm phát triển bệnh như: các khí bụi công nghiệp, không khí quá khô hay quá ẩm, khí độc clo, amoniac, khói thuốc lá cũng như do thời tiết thay đổi đột ngột,

  • Những ai dễ mắc bệnh viêm phế quản cấp:
  • Người mà có thể trạng kém, trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ sinh non và người cao tuổi
  • Người nghiện thuốc lá sẽ dễ bị viêm phế quản cấp và lâu dần bệnh sẽ tiến triển thành thể mạn tính
  • Ứ đọng phổi do suy tim
  • Người bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ có thể bị viêm phế quản cấp khi lượng acid trong dạ dày bị trào vào phế quản.

3. Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản cấp

  • Dấu hiệu khởi phát của người bệnh viêm phế quản cấp đó là bị viêm đường hô hấp trên và người bệnh có triệu chứng khó chịu như hắt hơi, sổ mũi, bị ho khan, rát họng và ho có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
  • Người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như sốt cao: Sốt 38 đến 39 độ C và có thể tới 40 độ C, người luôn cảm thấy mệt mỏi, nhức mỏi xương khớp và có cảm giác nóng rát sau xương ức, cảm giác đau tăng lên khi ho. Bên cạnh đó người bệnh còn bị khó thở nhẹ, ho khan, có ho thành cơn về đêm và giai đoạn này thường kéo dài 6 đến 8 ngày.
  • Ở giai đoạn sau, các triệu chứng ở giai đoạn đầu giảm dần, người bệnh sẽ bị xuất hiện ho có đờm, hay đờm mủ xanh/vàng
  • Bệnh viêm phế quản cấp tính sẽ thường tiến triển lành tính. Đối với những người khỏe mạnh thì bệnh có thể khỏi sau 2 tuần và sẽ không để lại bất kỳ di chứng gì, tuy nhiên đối với những người bị nghiện thuốc lá thường có bội nhiễm và triệu chứng ho khạc đờm kéo dài.

Bệnh viêm phế quản cấp tính nếu không điều trị dứt điểm thì có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, phế quản phế viêm bệnh thường xảy ra ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng.

4. Những biến chứng viêm phế quản cấp

Bệnh viêm phế quản cấp nếu không được điều trị sớm thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

  • Một số trường hợp khi bệnh tái phát nhiều lần, những ổ viêm nhiễm ở phế quản sẽ không được điều trị đầy đủ từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giãn phế quản và viêm phế quản mạn tính.
  • Ở trẻ em thì có thể biến chứng viêm phế quản bít tắc. Trong một số trường hợp viêm phế quản cấp là sự khởi đầu của căn bệnh hen phế quản. Nếu như bệnh nhân bị cúm có bội nhiễm viêm phế quản thì bệnh sẽ trở nên nặng, khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Những người bị ho, khó thở và nhất là những trường hợp nặng thì cần phải đến cơ sở y tế, bệnh viện để khám bệnh, thực hiện các xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi, cấy đờm để loại trừ 1 vài bệnh khác như lao phổi, hen phế quản, ung thư phổi, giãn phế quản, dị vật vào đường hô hấp hay phổi bị ứ đọng trong các trường hợp suy tim.

Để những tránh biến chứng viêm phế quản cấp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thì người bệnh cần đi khám và điều trị ngay khi mới có dấu hiệu của bệnh. Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh cụ thể thì các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để ngăn ngừa bệnh tiến triển và tránh gây ra biến chứng.

5. Những biện pháp phòng ngừa viêm phế quản cấp và viêm phế quản cấp tái phát thời điểm giao mùa

Để phòng ngừa viêm phế quản cấp thời điểm giao mùa bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Giữ cho cơ thể đủ ấm khi thời tiết trở lạnh
  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để giúp nâng cao chất đề kháng.
  • Đảm bảo chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý cũng như kết hợp với tập thể dục thường xuyên.
  • Giữ vệ sinh, rửa tay thường xuyên để có thể tiêu diệt các virus gây bệnh
  • Giữ gìn môi trường thông thoáng và tránh khói bụi.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Nên điều trị tích cực dứt điểm khi bị nhiễm khuẩn ở tai – mũi – họng.

Trên đây là những thông tin chia sẻ cho bạn về vấn đề phòng ngừa tái phát viêm phế quản cấp. Hy vọng những thông tin kể trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người thân yêu của bạn.

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

*

*

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Menu