Phục hồi chức năng hô hấp (PHCNHH) là một chương trình chăm sóc hô hấp đa thành phần, thiết kế phù hợp với cá nhân nhằm cải thiện các hoạt động thể chất, xã hội và khả năng tự chủ của người bệnh. PHCNHH trong chuyên ngành hô hấp rất quan trọng và không thể thiếu trong phác đồ điều trị tổng thể bệnh lý hô hấp, nhất là các bệnh mạn tính.
PHCNHH bao gồm 3 nội dung chính: Giáo dục sức khỏe; Vật lý trị liệu hô hấp; Hỗ trợ tâm lý và tái hòa nhập xã hội.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi đề cập đến nội dung vật lý trị liệu hô hấp cho bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp mạn tính.
1. Phương pháp thông đờm làm sạch đường thở
Là phương pháp giúp loại bỏ đờm, dịch tiết phế quản làm cho đường thở thông thoáng, gồm 2 kỹ thuật chính:
1.1 Ho có kiểm soát
Kỹ thuật ho có kiểm soát:
Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế, thư giãn thoải mái
Bước 2: Hít vào chậm và thật sâu
Bước 3: Nín thở trong vài giây
Bước 4: Ho mạnh 2 lần, lần đầu để long đờm, lần sau để đẩy đờm ra ngoài
Bước 5: Hít vào chậm và nhẹ nhàng, thở chúm môi vài lần trước khi lặp lại động tác ho
Lưu ý:
- Khạc đờm vào khăn giấy bỏ vào thùng rác để tránh lây nhiễm.
- Khi có cảm giác muốn ho, đừng cố gắng nín ho mà nên thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát để giúp tống đờm ra ngoài.
- Hiệu quả tuỳ vào lực ho và sự thành thạo kỹ thuật của mỗi người, có khi phải lặp lại vài lần mới đẩy được đờm ra ngoài.
- Một số người bệnh có lực ho yếu có thể thay thế bằng kỹ thuật thở ra mạnh.
1.2 Kỹ thuật thở ra mạnh
Kỹ thuật thở ra mạnh
Bước 1: Hít vào chậm và sâu
Bước 2: Nín thở trong vài giây
Bước 3: Thở ra mạnh và kéo dài
Bước 4: Hít vào nhẹ nhàng. Hít thở đều vài lần trước khi lập lại
Lưu ý:
- Uống đủ nước hàng ngày, trung bình từ 1 lít – 1,5 lít nước, nhất là những bệnh nhân có thở oxy.
- Chỉ nên dùng các loại thuốc long đờm, loãng đờm, không nên dùng các thuốc có tác dụng ức chế ho.
2. Các bài tập thở
Là các kỹ thuật nhằm khắc phục tình trạng ứ khí trong phổi và tăng cường cử động hô hấp của lồng ngực.
2.1 Thở chúm môi
Kỹ thuật thở chúm môi:
- Tư thế ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai, hít vào chậm qua mũi.
- Môi chúm lại như đang huýt sáo thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào
Lưu ý:
- Nên lặp lại động tác thở chúm môi nhiều lần cho đến khi hết khó thở.
- Tập đi tập lại nhiều lần sao cho thật nhuần nhuyễn và trở thành thói quen.
- Nên dùng kỹ thuật thở chúm môi bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở, như khi leo cầu thang, tắm rửa, tập thể dục.
2.2 Thở cơ hoành
Giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng.
Kỹ thuật thở cơ hoành:
- Ngồi ở tư thế thoải mái, thả lỏng cổ và vai
- Đặt một bàn tây lên bụng và bàn tay còn lại lên ngực
- Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên, lồng ngực không di chuyển.
- Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống
Lưu ý:
- Nên tập thở cơ hoành nhiều lần trong ngày cho đến khi trở thành thói quen.
- Sau khi đã nhuần nhuyễn kỹ thuật thở cơ hoành ở tư thế nàm hoặc ngồi, nên tập thở cơ hoành khi đứng, khi đi bộ và cả khi làm việc nhà.
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát đờm, ho, khó thở; giảm tái phát Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, liên hệ: Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.0055
>> Xem thêm kinh nghiệm dứt điểm Đờm (đàm), Ho, Khó thở, Viêm phế quản của NSƯT Chí Trung:
![]()
![]()
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm