Tức ngực khó thở là triệu chứng bệnh gì?

Tức ngực khó thở được miêu tả là cảm giác khó chịu như bị ép, thắt chặt trong lồng ngực kèm theo tình trạng khó khăn khi thở. Đây có thể là biểu hiện của một hoặc một vài bệnh lý ở phổi hay tim mạch, thần kinh. Vậy tức ngực khó thở là biểu hiện bệnh gì?

1. Tức ngực khó thở là triệu chứng của bệnh gì?

Nhiều người bị tức ngực khó thở mà không biết là dấu hiệu của bệnh gì, gây hoang mang, ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe người bệnh.

Sau đây là một số bệnh thường gặp:

  • Hẹp đường hô hấp: bệnh nhân cảm thấy tức ngực khó thở do dị vật rơi vào đường thở, khó thở đột ngột kèm theo ho dữ dội, mặt tím tái, phải lập tức loại bỏ dị vật ra ngoài, người bệnh mới trở lại trạng thái bình thường.
  • Tổn thương nhu mô phổi: bệnh nhân viêm phổi, ứ máu phổi cũng gặp tình trạng khó thở.
  • Yếu tố tâm lý: người bệnh thường xuyên bị lo âu, hồi hộp hoặc những người rối loạn chức năng thần kinh cũng gặp triệu chứng tức ngực khó thở.
  • Người bị thiếu máu: cũng gặp tình trạng khó thở do máu không cung cấp đủ oxy cho cơ thể
  • Rối loạn mỡ máu: đây là bệnh không chỉ gặp ở người béo phì mà còn xuất hiện cả ở những người gầy. Đây là nguyên nhân chính gây nên nhồi máu cơ tim và gây ra triệu chứng tức ngực khó thở. Nếu gặp tình trạng đau ngực nặng nề, dữ dội; cơn tức ngực kéo dài hơn 15 phút thì người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán nguyên nhân, phòng trường hợp bị nhồi máu cơ tim.
  • Các bệnh nhân suy gan, suy thận, đái tháo đường cũng gặp triệu chứng tức ngực khó thở

Các biểu hiện tức ngực khó thở thường gặp

Bệnh nhân đột ngột cảm thấy như bị đè ép chặt hoặc có áp lực mạnh lên lồng ngực

Bệnh nhân có cảm giác đau nhói lan tỏa đến xương hàm, đến cánh tay trái hoặc giữa xương bả vai

Khó thở, tức ngực kèm theo buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi

Cảm giác đau thắt ngực đột ngột

2. Khi bị tức ngực khó thở cần làm gì?

Khi đang làm việc hoặc hoạt động mà bị tức ngức khó thở, bệnh nhân cần đứng im, tránh di chuyển hoặc nghỉ ngơi theo tư thế nửa nằm nửa ngồi và xử trí theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu đã được chẩn đoán bệnh trước đó.

Tức ngực khoa thở

Triệu chứng tức ngực khó thở về đêm không thể chủ quan 

Tức ngực khó thở là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, vì vậy nếu có các dấu hiệu này bạn cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác và xử lý kịp thời.

Lời khuyên cho người thường xuyên bị tức ngực khó thở

  • Vận động hợp lý, đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng ít nhất 3 lần 1 tuần; trước khi tập một bài tập nào đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ tâm lý thoải mái, hạn chế stress và tránh làm việc ngay sau bữa ăn
  • Không hút thuốc lá, không uống nước chè hoặc cà phê
  • Hạn chế các thực phẩm có chứa Cholesterol vì có thể gây xơ vữa động mạch như: không ăn dầu, mỡ động vật; nội tạng động vật, lòng đỏ trứng. Nên ăn nhiều rau xanh và hạn chế uống rượu.

Hiện nay, nhiều người thường xuyên bị tức ngực khó thở nhưng chủ quan nên không đi khám, để lâu ngày khiến bệnh biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy nếu gặp triệu chứng này người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân gây tức ngực khó thở là triệu chứng bệnh gì và được tư vấn cách xử lý phù hợp.

Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí:  1800 0055

Bảo Khí Khang

 

*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

*

*

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Menu