Viêm phế quản bội nhiễm là một thuật ngữ chỉ tình trạng hay nguyên nhân của bệnh viêm phế quản cấp tính. Vậy viêm phế quản bội nhiễm là gì và khi nào một người bệnh được coi là mắc viêm phế quản bội nhiễm?
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Viêm phế quản bội nhiễm là gì?
Bội có nghĩa là nhiều, còn nhiễm có nghĩa là nhiễm trùng, lây lan. Với cách cắt nghĩa từ bội nhiễm này, dễ dàng để hiểu được rằng bội nhiễm là một tình trạng bệnh nhiễm trùng mới xảy ra trên nền bệnh nhiễm trùng trước đó.
Như vậy, viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng một nhiễm trùng mới xuất hiện trên nền bệnh viêm phế quản có nguyên nhân do nhiễm trùng trước đó.
3. Nguyên nhân của viêm phế quản bội nhiễm
Thông thường, nguyên nhân gây viêm phế quản cấp tính chủ yếu là do vi rút gây nên. Các phế quản bị viêm phù nề, sung huyết tổ chức dưới niêm mạc; các cơ trơn phế quản thì bị co thắt và tiết dịch vào lòng ống phế quản;…Đó là môi trường thuận lợi để các nhiễm trùng phát triển.
Do đó, bệnh viêm phế quản cấp nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây viêm phế quản mạn tính hoặc có thể khiến các nhiễm trùng mới phát triển và khi đó viêm phế quản có bội nhiễm được hình thành.
>>> Sai lầm to đùng khiến viêm phế quản uống thuốc không khỏi và dễ gây bội nhiễm viêm phể quản. Xem ngay tại Sai lầm trong điều trị viêm phế quản mãn.
Viêm phế quản bội nhiễm
Bệnh thường tiến triển từ viêm đường hô hấp trên do vi rút, sau đó lan xuống đường hô hấp dưới do vi khuẩn gây nên hiện tượng bội nhiễm.
Các vi khuẩn điển hình gây bệnh thường do viêm lan từ đường hô hấp trên xuống phế quản bao gồm: liên cầu, phế cầu, Heamophilus influenzae, Moraxella catarrhalis…
3. Triệu chứng bệnh viêm phế quản bội nhiễm
Các triệu chứng của viêm phế quản bội nhiễm cũng tương tự như viêm phế quản thông thường, gồm ho, đờm, khò khè, khó thở, sốt.
Tuy nhiên,
Khi viêm phế quản có bội nhiễm, tình trạng viêm của đường thở cũng trở nên trầm trọng hơn, hiện tượng phù nề và lượng chất nhầy theo đó cũng được sản sinh nhiều hơn.
Từ đó, khiến sự lưu thông không khí bị cản trở hơn và các triệu chứng ho đờm, khò khè, khó thở cũng tiến triển ở mức độ nặng hơn.
- Ho có nhiều đờm. Ho rát cổ họng. Ho kéo dài.
- Đờm thường có màu trắng, xám, hơi xanh hoặc ngả vàng.
- Khó thở, thở rít.
- Sốt cao trên 38.50C và kéo dài.
- Đau đầu, mệt mỏi, không muốn ăn.
>>> Mẹo điều trị viêm phế quản bằng những thứ có trong khu vườn của bạn. Cùng tìm hiểu cách dùng tỏi để giảm viêm phế quản nhé!
4. Điều trị viêm phế quản bội nhiễm như thế nào?
Xử lý viêm phế quản bội nhiễm cần phải sử dụng tới kháng sinh. Các thuốc có thể dùng là: amoxicilin, erythromyxin, cephalexin.
- Chống co thắt phế quản dùng thuốc theophylin, salbutamol.
- Thuốc an thần, kháng histamin.
- Có thể dùng prednisolon đối với các trường hợp ho kéo dài có co thắt phế quản thời gian ngắn từ 5 - 10 ngày.
- Bệnh nhân ho khan cần dùng thuốc giảm ho như tecpin-codein, paxeladine.
- Giai đoạn ho khạc đờm dùng thuốc long đờm.
>>> Kháng sinh là thuốc điều trị nguyên nhân một cách triệt để. Vậy tại sao bạn lại bỏ qua những kiến thức bổ ích về kháng sinh điều trị viêm phế quản này
Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước, giữ môi trường sống trong lành… để nhanh hồi phục.
Ds. Phương Thảo
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm