Triệu chứng ho có đờm khiến bạn vô cùng mệt mỏi và khó chịu, đôi khi chỉ dùng các thuốc Tây y lại không giúp thuyên giảm được. Bài viết sau đây là sự tổng hợp các biện pháp cả Tây y, Đông y và biện pháp chăm sóc giúp trị ho đờm hiệu quả.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
Ho có đờm là triệu chứng rất thường gặp do nhiều bệnh lý
Cách trị ho có đờm bằng thuốc Tây y
Các thuốc Tây y trị ho có đờm chủ yếu là các thuốc chống viêm, tiêu đờm, giảm ho kết hợp, đôi khi có thêm kháng sinh:
Thuốc chống viêm thường dùng là Alphachymotrypsin (Alpha choay) có tác dụng chống phù nề, giảm viêm do ho, đau rát họng. Thuốc chống viêm Corticoid có tác dụng chống viêm mạnh hơn nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ nổi bật nhất là suy giảm miễn dịch, suy giảm thượng thận, đau dạ dày. Vì thế Corticoid chỉ là lựa chọn thay thế thuốc chống viêm khác khi không mang lại được hiệu quả hoặc triệu chứng ho đờm trở nên trầm trọng hơn và nên dùng ngắn ngày, đúng liều lượng.
- Thuốc tiêu đờm, long đờm, tan đờm
Khi bị đờm đặc bít cổ, không khạc ra được, hầu hết cách làm tiêu đờm theo Tây y là các thuốc long đờm, tan đờm do làm giáng hóa đờm, loãng đờm giúp dễ khạc đờm ra ngoài.
Được sử dụng nhiều nhất là các loại thuốc long đờm AcetylCystein (ACC), Bromhexin, Ambroxol,…
Khi ho nhiều, nặng đến mức tứ ngực, đau họng thì các thuốc giảm ho là biện pháp hữu hiệu. Các thuốc ho thường dùng chứa hoạt chất Terpin kết hợp natri benzoat, codein giúp giảm ho, sát khuẩn hầu họng.
Tuy nhiên, các thuốc ho được chỉ định cho các bệnh nhân ho khan, vì phản xạ ho giúp tống xuất đờm ra ngoài. Khi ho có đờm dùng thuốc ức chế ho kèm thuốc long đờm làm đờm không được đưa ra ngoài mà bạn phải khạc nhổ nhiều.
Thuốc tây y chữa ho có đờm
- Thuốc kháng sinh chữa ho đờm
Một số trường hợp ho đờm do nhiễm khuẩn như viêm phế quản, viêm họng do vi khuẩn thì phác đồ điều trị ho đờm bổ sung kháng sinh là điều cần thiết. Các thuốc kháng sinh chủ yếu là nhóm diệt khuẩn Gram dương như Penicilin, amoxicillin, erythromycin…
>>Xem thêm: Viêm phế quản mãn tính và thuốc điều trị
Tuy nhiên, việc có sử dụng kháng sinh, liều lượng, loại kháng sinh dùng chữa ho có đờm phải do bác sĩ chẩn đoán và kê đơn, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
Tác dụng phụ khi lạm dụng kháng sinh bừa bãi là kháng thuốc, nhờn thuốc khi bạn mắc những bệnh nhiễm khuẩn sau này, đây là tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.
Cách chữa ho có đờm bằng đông y, dân gian
Làm sao để hết đờm trong cổ họng khi mà thuốc tây y lại có nhiều tác phụ như thế? Đông y cổ truyền và các mẹo dân gian cũng có những bài thuốc và cây thuốc giúp trị đờm ho hiệu quả.
Bài thuốc chữa ho nhiều đờm
Bài 1: Cát cánh 6g, Hạnh nhân 9g, Lá tía tô 9g, Lá bạc hà 9g. Tất cả rửa sạch, sắc ngày 1 lần, chia 2 lần trong vòng 3 – 5 ngày. Bài thuốc này chữa ho đờm do bị lạnh rất tốt.
Bài 2: hạnh nhân 9g, Bách Bộ 9 g, Bạch giới tử 12g, Cát cánh 9g, Tử uyển 9g, Khoản đông hoa 12g. Sắc uống này 1 lần chia làm 3 uống trong 5 – 7 ngày chữa ho do viêm phế quản, ho, khạc đờm nhiều.
Bài 3: Lá dâu 12g, cam thảo 4g, cát Cánh 8g, Tỳ Bà Diệp 12g. Sắc uống ngày 1 lần, trong 2 – 4 ngày chữa ho đờm đặc dính.
Chữa ho có đờm bằng thuốc đông y
Mẹo dân gian chữa ho đờm
Một số mẹo dân gian trị ho đờm sau đây:
Có thể nấu cháo hành tây hoặc chưng cách thủy hành tây với mật ong ăn ngày 2 lần trong 3 – 4 ngày các triệu chứng ho đờm đặc sẽ thuyên giảm
Mật ong được kết hợp trong nhiều bài thuốc chữa ho như các mẹo chữa ho đờm bằng cách chưng cách thủy mật ong với hành tây, chanh đào, quất xanh, củ cải trắng, tỏi, húng chanh…
Hòa mật ong với nước ấm, thêm một vài giọt chanh uống mỗi sáng thức dậy, tối đi ngủ có thể giữ ấm cổ, giảm ho khá hiệu quả.
Biện pháp trị ho có đờm không dùng thuốc
Kết hợp với những biện pháp dùng thuốc cả Tây y và Đông y thì chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi cũng giúp bạn giảm ho đờm:
- Vẫn duy trì tập thể dục đều đặn phù hợp với thể trạng của mình, tập hít thở không khí trong lành để giúp lưu thông không khí trong phổi, tăng sức đề kháng chống lại các bệnh lý hô hấp gây ho đờm.
- Tránh những nơi lạnh, lộng gió, hạn chế dùng điều hòa sẽ làm cho cổ họng lạnh, tăng đờm, ho
Không nằm điều hòa khi bị ho có đờm
- Giữ ấm cổ, ngực, bàn chân khi ngủ sẽ giúp triệu chứng ho đờm giảm nhanh chóng.
- Chế độ ăn uống cần kiêng khem đồ tanh, lạnh như tôm, cá, cua…nước đá, hạn chế ăn muối. Các đồ ăn lỏng, mềm như cháo thịt, nhiều protein giúp dịu cổ họng, bồi dưỡng sức khỏe, nâng cao thể trạng cho bạn khi bị ho đờm kéo dài.
Ho có đờm là triệu chứng thường gặp vì thế bài viết trên đây tổng hợp các cách trị ho có đờm hiệu quả kết hợp nhiều biện pháp. Hi vọng bạn áp dụng sẽ thấy giảm bớt triệu chứng này.
Triệu chứng ho dai dẳng lâu ngày, nhiều đờm kèm khó thở rất có thể bạn đã mắc các bệnh hô hấp mạn tính: viêm phế quản mạn tính, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc hen phế quản. Sản phẩm Bảo Khí Khang kết hợp các thảo dược lành tính Cao Lá Hen, Cốt Khí Củ, Khổ Sâm, Huyết Giác giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở do các bệnh hô hấp mạn tính gây ra.
Đặt mua sản phẩm Bảo Khí Khang tại các nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY
Gọi tới tổng đài 18000055 (miễn cước) để được chuyên gia tư vấn miễn phí về cách chữa ho hiệu quả.
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm