Ho là động tác thở ra mạnh và đột ngột, có sự tham gia của các cơ hô hấp. Ho có thể là phản xạ có điều kiện như khi bất ngờ hít phải các hạt bụi, khí hay hóa chất độc. Tuy nhiên, ho cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý ở phổi hay tim mạch. Vậy bệnh gì gây triệu chứng ho?
![]()
1. Ho do viêm khí quản, phế quản cấp:
Ở giai đoạn đầu, niêm mạc khí, phế quản bị xung huyết, phù nề nên người bệnh chỉ ho khan, về sau bệnh nặng hơn, các niêm mạch khí, phế quản tăng tiết dịch khiến người bệnh ho có đờm.
2. Ho do viêm phế quản mạn:
Khi người bệnh thường xuyên bị các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nhưng không được xử lý dứt điểm hoặc những người nghiện thuốc lá, thuốc lào; người làm việc thời gian dài trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi;…tình trạng viêm phế quản sẽ trở thành mạn tính khiến người bệnh ho, khạc đờm tổng thời gian ít nhất 90 ngày (3 tháng) trong 1 năm và ít nhất 2 năm liên tiếp. Khi đó, việc kiểm soát bệnh là rất khó khăn và có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
3. Ho do viêm phổi:
Người bệnh đau ngực kèm theo ho khan; đột ngột sốt rét rồi sốt nóng và khạc đờm màu rỉ sắt, đặc quánh. Đờm này cấu tạo bởi những sợi tơ huyết và hồng cầu mà thành. Viêm phổi không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, suy hô hấp và tử vong.
4. Ho do lao phổi:
Người bênh thường có triệu chứng ho húng hắng, khạc đờm màu trắng hoặc như bã đậu hoặc có thể lẫn máu. Cùng với đó, người bệnh gầy sút dần, sốt âm ỉ. Để chẩn đoán chính xác người ta thường xét nghiệm đờm để tìm trực khuẩn lao.
5. Ho do bụi phổi:
Người bệnh ho kéo dài, chụp phổi thấy nhiều nốt mờ nhỏ rải rác 2 bên. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh lao phổi, tuy nhiên khi xét nghiệm đờm có thể lấy được bụi gây bệnh.
6. Ho do tăng áp lực tiểu tuần hoàn:
Người bệnh có thể khó thở, ho khan hoặc ho ra máu. Trong trường hợp này, các tổn thương tim mạch gây ứ trệ tuần hoàn khiến hẹp van hai lá, tăng huyết áp có suy tim.
7. Một số bệnh như tổn thương ở gan, cảm cúm…cũng gây triệu chứng ho kèm theo một số dấu hiệu toàn thân khác. Người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
Như vậy, các triệu chứng ho, đờm, chảy mũi, sốt, khó thở…có thể cảnh báo một số bệnh lý ở một hoặc một vài cơ quan trong cơ thể. Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh không nên chủ quan để đến khi phát hiện bệnh thì đã quá muộn. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh và ngăn chặn kịp thời là khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng hoặc khi có những triệu chứng bất thường.
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 18000055
Ngô Hoài (biên tập)
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm