Xẹp phổi! Chỉ cần hai tiếng này vang lên, có lẽ bạn cũng đã có thể cảm nhận được nó nguy hiểm đến chừng nào rồi. Khi phổi bị xẹp, hoạt động trao đổi khí bị đình trệ khiến cơ thể bạn không thể nhận đủ lượng oxy cần thiết, gây tổn thương vỏ não, hệ thần kinh trung ương, suy hô hấp và rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác nữa.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Bệnh xẹp phổi là gì?
Xẹp phổi là tình trạng các phế nang trong phổi bị xẹp khiến phổi hoặc các thùy phổi bị xẹp hoàn toàn hoặc một phần.
Xẹp phổi là bệnh lý vô cùng nguy hiểm
Đơn giản hơn bạn có thể hình dung rằng:
Đường hô hấp của bạn như một cái cây nhỏ phân chia thành các cành khác nhau vậy. Từ khí quản – đường dẫn khí chính trong cổ họng khi đến phổi sẽ phân chia nhiều lần và ngày càng nhỏ dần để rồi cuối cùng tạo thành các tiểu phế quản. Ở cuối mỗi tiểu phế quản nhỏ nhất sẽ có các túi khí nhỏ hay còn được gọi là phế nang.
Phế nang sẽ giúp bạn trao đổi lấy oxy trong không khí và thải ra khí thải – CO2. Và để làm được điều này, các túi phế nang của bạn sẽ phải lấp đầy không khí. Nhưng nếu đường thở của bạn bị tắc nghẽn hoặc có thứ gì đó tạo áp lực nên phổi khiến chúng không thể phồng lên đúng cách nữa, các bác sĩ gọi đó là tình trạng xẹp phổi.
Thêm một điểm quan trọng mà bạn nên lưu ý đó là: Xẹp phổi khác với tràn khí màng phổi. Rất nhiều người thường hay nhầm lẫn hai tình trạng này.
Tràn khí màng phổi là khi có một lượng không khí bị tràn vào khoảng trống giữa phổi và lồng ngực tạo ra một bóng khí, bóng khí này chèn ép vào các phế nang.
2. Nguyên nhân gây xẹp phổi
Xẹp phổi là kết quả của tình trạng tắc nghẽn các đường dẫn khí (Xẹp phổi tắc nghẽn) hoặc do áp lực từ bên ngoài của phổi (xẹp phổi không tắc nghẽn).
2.1. Xẹp phổi do tắc nghẽn
Bất kỳ vị trí nào trên đường thở của bạn bị tắc nghẽn sẽ ngăn chặn không khí đi vào các phế nang. Điều này khiến các phế nang bị xẹp.
Những thứ có thể ngăn chặn đường thở của bạn bao gồm:
- Chất nhầy: Thực chất, một lượng nhỏ chất nhầy, trắng, thể chất loãng vẫn luôn tồn tại trong đường hô hấp như một hàng rào bắt giữ, tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, như các bệnh lý hen phế quản, viêm phổi,…hoặc trong và sau các cuộc phẫu thuật… thì chất nhầy sẽ được sản sinh nhiều hơn, đặc quánh hơn gây bít tắc đường dẫn khí.
- Vật thể lạ: Bất cứ dị vật đủ lớn nào lọt vào khí quản cũng có thể gây tắc nghẽn khí quản. Hoặc cũng có thể dị vật ở đường thực quản quá lớn, chèn ép sang khí quản cũng gây tắc nghẽn khí quản. Trường hợp này gặp rất phổ biến ở trẻ em và người lớn tuổi.
- Khối u đường khí quản: Khối u phát triển lớn dần trong lòng khí quản hoặc thực quản có thể chèn ép, tắc nghẽn khí quản, cho dù là khối u lành tính hay ác tính.
- Cục máu đông: Khi máu tràn vào phổi do bất kỳ nguyên nhân gì mà bạn không thể ho ra thì cũng có thể gây tắc nghẽn cơ học đường khí quản.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nhóm bệnh gồm khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính, gây tắc nghẽn luồng khí và các vấn đề liên quan đến hô hấp.
- Hen phế quản - Hen suyễn: Xẹp phổi cũng là một trong những biến chứng hen phế quản nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh. Khi phổi bị xẹp nghiêm trọng, sự trao đổi khí trong phổi bị suy yếu, oxy thiếu hụt và gây tử vong.
2.2. Xẹp phổi không tắc nghẽn
Bên cạnh yếu tố gây tắc nghẽn bên trong đường dẫn khí thì khi những áp lực bên ngoài đủ lớn tác động lên phổi cũng có thể gây nên tình trạng xẹp phổi, bao gồm:
- Chấn thương vùng ngực: Các tai nạn tác động mạnh vào vùng ngực có thể khiến bạn bị xẹp một phần hoặc toàn bộ phổi. Chấn thương còn có thể là do một số thủ thuật y tế: phẫu thuật ngoại khoa, dùng kim hút dịch ra khỏi khoang màng phổi, sinh thiết phổi, hoặc đưa một catheter tĩnh mạch lớn vào tĩnh mạch gần cổ …
- Tràn dịch màng phổi: Màng phổi hiểu đơn giản là một lớp màng bao xung quanh phổi, là ranh giới giữa phổi và các cơ quan khác ở khoang ngực, lớp màng này vừa có tác dụng bảo vệ vừa có tác dụng bôi trơn cho phổi. Thông thường thì màng phổi luôn có một lượng chất lỏng nhỏ, vừa đủ được tiết ra. Nhưng khi chất lỏng này tăng bất thường, nó chèn ép ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi khí của phổi và có thể chèn ép vào các phế nang làm xẹp phế nang.
- Tràn khí màng phổi: Nếu tình trạng tràn khí màng phổi kéo dài lâu ngày và không được chữa trị kịp thời, nguy cơ cao bạn sẽ gặp biến chứng xẹp phổi.
- Tràn máu màng phổi: Cũng giống như tràn dịch màng phổi thì tràn máu màng phổi tức là có máu tồn tại ở trong khoảng giữa màng phổi và phổi. Nguyên nhân dẫn đến tràn máu màng phổi rất nhiều, có thể kể đến: ung thư phổi, hoặc màng phổi, bệnh lao phổi, hoặc do phẫu thuật ngực, phẫu thuật tim gây ra…
- Sẹo mô phổi: Sẹo được hình thành sau các bệnh liên quan đến phổi, hoặc sau các cuộc phẫu thuật phổi, lồng ngực.
- Khối u ở phổi: Khác với khối u ở khí quản gây tắc nghẽn, khối u ở phổi ban đầu còn nhỏ có thể chưa ảnh hưởng lớn đến chức năng hô hấp, theo thời gian khối u phát triển lớn dần sẽ chèn ép và làm xẹp phổi.
- Xơ nang: là bệnh lý thành phế nang xơ cứng, đàn hồi kém cũng dẫn đến tình trạng thành phế nang bị bục vỡ.
3. Yếu tố nguy cơ gây xẹp phổi
Yếu tố nguy cơ của bệnh xẹp phổi là các yếu tố liên quan đến sự gia tăng khả năng mắc phải bệnh xẹp phổi. Khả năng bạn bị xẹp phổi càng cao nếu bạn có càng nhiều các yếu tố nguy cơ cùng lúc.
- Thuốc lá: làm tăng nguy cơ mắc xẹp phổi lên 10 – 20 lần
- Chiều cao cơ thể: Nếu bạn cao và gầy sẽ có lực căng thành phế nang ở đỉnh phổi lớn hơn những người có thân hình mập lùn, do đó bạn dễ mắc xẹp phổi hơn.
- Chấn thương, tác động trực tiếp vào thành ngực
- Mắc các bệnh lý: hen phế quản, xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)…
4. Triệu chứng của xẹp phổi
Nếu xẹp phổi chỉ ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ của phổi, có thể bạn sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi bệnh phát triển rộng hơn, phổi không thể cung cấp đủ oxy nuôi dưỡng cơ thể và điều này biểu hiện sớm nhất thông qua triệu chứng khó thở.
Mức độ khó thở tùy vào từng cá nhân và mức độ nặng của bệnh. Ban đầu bạn chỉ cảm thấy nặng phần ngực, dần dần cảm giác khó thở rõ ràng hơn, có thể đau một bên ngực. Một số trường hợp có thể ho khan, ho ra lượng nhỏ máu.
Một số các triệu chứng khác của xẹp phổi bao gồm:
- Đổ mồ hôi
- Tím tái
- Mạch nhanh, hạ huyết áp
- Khi phổi bị xẹp xuống làm khí quản bị đẩy sang phía đối diện, khiến cho lồng ngực căng và phồng lên
- Gõ vang thành ngực
Các triệu chứng gặp ở từng người có biểu hiện và mức độ rất khác nhau. Nếu bạn lo lắng vì có một hoặc nhiều triệu chứng trên đây thì bạn nên sớm sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ để có thể thăm khám, phát sớm và điều trị kịp thời nhé!
5. Khám và chẩn đoán xẹp phổi như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh xẹp phổi, bác sĩ sẽ bắt đầu khai thác những triệu chứng mà bạn gặp phải. Sau đó xem xét các tiền sử y tế của bạn để biết rằng gần đây bạn có trải qua ca phẫu thuật hay bạn đã và đang có các bệnh lý phổi nào không?
Tiếp sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để đánh giá chức năng phổi của bạn hoạt động tốt như thế nào. Một số xét nghiệm có thể bao gồm:
- Kiểm tra nồng độ oxy trong máu: chính là chỉ số SpO2, chỉ số này đánh giá chức năng hô hấp hay khả năng làm việc của phổi.
- Chụp X-quang lồng ngực: là phương tiện chuẩn đoán được lựa chọn trước tiên để chuẩn đoán xác định xẹp phổi hay không.
- Chụp CT: giúp các bác sỹ có thể chẩn đoán tổn thương, phát hiện những khối u phát triển bất thường có trong phổi, khí quản.
6. Bệnh xẹp phổi có nguy hiểm không?
Biểu hiện sớm nhất và đầu tiên của xẹp phổi chính là khó thở. Vậy nên sẽ rất nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Khi khó thở thì lượng O2 cung cấp cho các cơ quan cũng bị giảm đi so với mức cần thiết. Không nên xem nhẹ việc này chút nào vì tế nào não chỉ cần bị thiếu oxy trong vài giây cũng có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
Các biến chứng khác của xẹp phổi có thể gặp nhưng ít hơn: viêm phổi, giãn phế quản, suy hô hấp, phần phổi bị xẹp có thể không phục hồi được và để lại “sẹo” …
7. Phòng ngừa
Các cụ ta từ trước đến nay có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Không chỉ riêng với bệnh xẹp phổi mà trong tất cả các bệnh đều đúng đấy nhé. Đối với bệnh xẹp phổi thì chủ yếu chúng ta chỉ phòng ngừa được các yếu tố nguy cơ.
- Tránh bị hóc dị vật: không cho trẻ em tiếp xúc với những vật có khả năng bị hóc như hạt nhãn, vải, thạch…, người lớn tuổi nên ăn chậm, từng miếng nhỏ…
- Không hút thuốc lá: đây là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh đường hô hấp, không chỉ riêng xẹp phổi. Vậy nên hãy lên kế hoạch bỏ thuốc lá ngay khi đọc xong bài viết này nhé!
8. Điều trị xẹp phổi như thế nào?
Tùy từng trường hợp bệnh mà bác sỹ có thể đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau:
- Đối với trường hợp xẹp phổi nhẹ có thể tự biến mất theo thời gian, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nghỉ ngơi bên cạnh điều trị thở oxy
- Đối với trường hợp xẹp phổi nặng, thì một ống sẽ được đặt vào bên trong lồng ngực, được gắn với máy hút. Ống này được đặt trong thời gian vài ngày. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định phương pháp nội soi phế quản nhằm hút chất nhầy, thở oxy …
Điều vô cùng quan trọng đối với một bệnh nhân chính là tinh thần lạc quan, một chế độ ăn phù hợp, chế độ sinh hoạt luyện tập thể dục thể thao lành mạnh. Bệnh xẹp phổi có thể điều trị được nếu chúng ta phát hiện sớm và có hướng điều trị tích cực bạn nhé!
Ds. Phạm Huế
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm