Nếu không may bạn đang bị hen phế quản, hoặc đó là một người thân của bạn. Bạn lo lắng về những cơn hen có thể xảy ra bất kỳ lúc nào? Bạn đang khổ sở vì những tác dụng phụ do thuốc Tây y mang lại? Thì phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản có thể là sự lựa chọn phù hợp cho bạn lúc này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Cấy chỉ điều trị hen phế quản là gì?
Theo quan niệm của Đông Y thì căn nguyên hen phế quản là rối loạn chức năng của 3 tạng Phế, Tỳ và Thận từ đó dẫn đến rối loạn tiết dịch và co thắt khi quản, gây ra những cơn hen cấp, làm bệnh nhân khó thở.
Cấy chỉ là phương pháp kết hợp hài hòa giữa Đông y và Tây y. Là phương pháp điều trị hen phế quản mới nhưng đầy tiềm năng bằng cách đưa một đoạn chỉ Catgut – chỉ tự tiêu, vào vị trí các huyệt đạo nhất định nhằm kích thích lâu dài vị trí đó.
Cũng tương tự như tác dụng của châm cứu giúp ngăn chặn những cơn hen phế quản, kèm thêm bổ thận, thanh phế, chỉ khái, hóa đờm, tăng miễn dịch để phòng tránh tái phát cơn hen cấp. Mặc dù có tác dụng tương đồng với châm cứu nhưng cấy chỉ lại có nhiều “điểm cộng”:
- Thủ thuật đơn giản
- Chi phí thấp
- Không cần nhập viện
- Hiệu quả cao
- Không cần dùng thuốc
>>> Góc kinh nghiệm: Nhờ có bài thuốc chữa hen suyễn này, tôi đã kiểm soát tốt hơn căn bệnh của mình!
Cấy chỉ "đẩy lùi" cơn hen phế quản!
2. Tại sao cấy chỉ có thể điều trị hen phế quản?
Hen phế quản là một căn bệnh mạn tính, nó mang đến cho người bệnh những biến chứng nguy hiểm, khó lường. Tuy nhiên, nếu bạn tuân thủ điều trị và có những biện pháp phòng ngừa làm giảm tần suất lặp lại của những cơn hen cấp thì bạn hoàn toàn có thể “chung sống hòa bình” với hen phế quản.
Nếu nhược điểm lớn nhất của Tây y là chỉ điều trị được cái “ngọn”, tức là giảm triệu chứng của cơn hen phế quản kịch phát, còn với cái “gốc” của vấn đề thì vẫn đang là dấu hỏi lớn của Tây y.
Cấy chỉ là cách làm tác động đến hệ thống thần kinh giúp “giải phóng” những huyệt đạo bị bế tắc, làm lưu thông đường truyền của những chất dẫn truyền thần kinh, giúp các chất dẫn truyền dễ dàng “lưu thông” trên các dây thần kinh.
Do phương pháp cấy chỉ sử dụng chỉ Catgut - chỉ tự tiêu, bản chất là protein nên trong quá trình chỉ tự tiêu, nó sẽ tạo ra chất kích thích cơ học và tác dụng sinh hóa học lên huyệt đạo, từ đó phát huy tác dụng chữa bệnh của huyệt đạo, giúp làm giãn phế quản, giảm khó thở, chống viêm.
Những huyệt đạo mà cấy chỉ tác động đến có thể kể ra:
- Huyệt Định Suyễn: “Định” ở đây là bình định, làm giảm. Khi tác động vào huyệt này giúp “kiểm soát” cơn hen cấp.
- Huyệt Chiên Trung: tác dụng điều khí, giáng nghịch, thanh phế, hóa đờm, thông ngực.
- Huyệt Liệt Khuyết: có tác dụng tuyên phế - có thể hiểu là điều hòa khí huyết, tâm dịch toàn thân. Nếu phế khí không tuyên sẽ biểu hiện ra bên ngoài tức ngực, ngạt mũi, khó thở…
- Huyệt Túc Tam Lý: điều trung khí, thông kinh lạc – khí huyết, bổ hư nhược, khu phong hóa thấp, điều hòa huyết áp.
- Huyệt Khí Xá: tác dụng điều khí, làm giảm khó thở ở hen phế quản.
- Huyệt Trung Phủ: có tác dụng sơ điều phế khí nên chủ trị ho, hen suyễn, đau tức ngực.
- Huyệt Phế Du: tác dụng điều phế, lý khí, hòa vinh huyết.
- Huyệt Quan Nguyên: lý hạ tiêu, hóa thấp trệ.
- Huyệt Thiên Đột: tuyên phế, hóa đờm, lợi yết hầu, điều khí.
Tùy thuộc vào thể hen mắc phải và thể trạng của bệnh nhân mà bác sỹ sẽ thay đổi vị trí cấy chỉ để có thể tăng hiệu quả điều trị, cũng như giúp giảm triệu chứng của hen phế quản cấp.
>>> Tìm hiểu ngay sự thật đằng sau câu chuyện chữa hen suyễn khỏi hẳn bằng Đông y.
4. Quy trình điều trị hen phế quản bằng phương pháp cấy chỉ
Nếu bạn đang tìm hiểu về phương pháp cấy chỉ để điều trị hen phế quản, thì quy trình cấy chỉ như thế nào là điều bạn đang băn khoăn lớn nhất.
Vậy thì phần dưới đây là từng bước của phương pháp cấy chỉ được Bộ Y Tế quy định tại các cơ sở y tế:
Cấy chỉ chữa hen phế quản - phương pháp mới đột phá!
Bước 1 - Thăm khám
Đây là phần đầu tiên khi bạn đến với tất cả các cơ sở khám chữa bệnh. Bác sỹ sẽ khám dựa trên những triệu chứng và bạn có, đồng thời thông qua những xét nghiệm cần thiết, để chẩn đoán chính xác được mức độ hen phế quản của bạn.
Bước 2 - Tư vấn
Sau khi được xác định rõ thể hen mà bạn mắc phải, bác sỹ sẽ đưa ra những tư vấn cụ thể, chi tiết về phác đồ và liệu trình điều trị hen phế quản bằng phương pháp cấy chỉ.
Bước 3 - Tiến hành cấy chỉ
Đây là phần chính của quy trình điều trị bằng phương pháp cấy chỉ, tất cả các bước cần phải được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác nhằm đảm bảo hiệu quả của điều trị, và tránh những tai biến không đáng có.
- Bác sỹ sát trùng tay, đi găng tay vô trùng
- Chỉ Catgut được chia thành những đoạn nhỏ khoảng 1 cm. Luồn chỉ vào nòng kim.
- Xác định chính xác vị trí huyệt cần cấy chỉ, sát trùng vị trí cần cấy chỉ.
- Châm kim qua da và đẩy từ từ vào vị trí huyệt vị.
- Thao tác cần làm chính xác một cách tuyệt đối, bởi nếu kim châm tác động trực tiếp vào dây thần kinh có thể dẫn đến bị liệt, teo cơ
- Bước này có thể sẽ làm bạn có cảm giác hơi đau một chút, nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng được giảm nếu thao tác diễn ra nhanh và chính xác.
- Đẩy nòng kim, để chỉ lại trong huyệt
- Nhẹ nhàng rút kim ra
- Đặt gạc vô trùng lên huyệt đạo vừa cấy chỉ, cố định gặc bằng băng dính.
Sau khi các bước cấy chỉ đã xong bạn chỉ cần ở lại theo dõi 30 phút, nếu không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào bạn hoàn toàn có thể về nhà nghỉ ngơi, không lao động thể lực quá sức.
Nếu như với phương pháp châm cứu thông thường bạn cần đến cơ sở y tế châm cứu mỗi ngày, mỗi lần sẽ mất hàng giờ chờ đợi.
Thì với phương pháp này mỗi lần cấy chỉ có tác dụng 15 – 20 ngày, say thời gian này bạn mới cần đến và cấy lần tiếp theo. Một liệu trình điều trị của phương pháp cấy chỉ sẽ phù thuộc vào tình trạng hẹn phế quản và sức khỏe hiện tại của bạn.
Theo thống kê từ các cơ sở y tế sử dụng phương pháp cấy chỉ để điều trị hen phế quản thì kết quả đạt được là rất “lạc quan”: trên 90% bệnh nhân sứt cơn hen phế quản khi tuân thủ đầy đủ liệu trình, chế độ ăn uống, sinh hoạt theo chỉ dẫn của bác sỹ.
>>> Khoa học đã tìm ra 5 loại cây thuốc trị hen suyễn hiệu quả đến không ngờ!
5. Những trường hợp chống chỉ định với phương pháp cấy chỉ
Dù phương pháp cấy chỉ được coi là phương pháp hiệu quả, kết hợp hài hòa giữa Đông và Tây y. Nhưng mỗi phương pháp dù ưu việt đến đâu thì sẽ có những đối tượng cần chống chỉ định:
- Người bị sốt cao
- Tăng huyết áp kịch phát
- Phụ nữ có thai
- Những trường hợp chống chỉ định với châm cứu
- Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giả
- Tránh cấy chỉ vào những vùng huyệt có viêm nhiễm hoặc lở loét ngoài da
- Tất cả những cơn đau do nguyên nhân ngoại khoa.
- Những bệnh nhân dị ứng với chỉ catgut.
Dù là phương pháp tiên tiến nhưng cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn, tay nghề cao và ở những cơ sở y tế uy tín, để nếu xảy ra những biến chứng thì có thể có ứng cấp cứu kịp thời.
Cấy chỉ chữa hen phế quản có thể coi như một cuộc cách mạng, một bước tiến trong châm cứu. Một phương pháp mở ra cơ hội cho những bệnh nhân hen phế quản, giúp giảm thiểu được những cơn hen kịch phát và dần “đẩy lùi” bệnh hen phế quản.
Ds. Phạm Huế
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm