Thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản, nên hay không?

Thuốc kháng sinh chữa trị viêm phế quản có thể mang đến nhiều tác dụng phụ cho bạn và không phải trường hợp viêm phế quản nào cũng cần phải sử dụng chúng. Cùng tìm hiểu các loại kháng sinh gì được sử dụng trong điều trị viêm phế quản? Khi nào nên sử dụng? và những điều cần lưu ý qua bài viết sau nhé!

1. Tầm quan trọng của thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản

Thuốc kháng sinh là những thuốc chống lại vi khuẩn gây bệnh cho bạn, tức là nó thuộc nhóm thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản.

Thế nên, tìm hiểu một vài thông tin quan trọng về nguyên nhân gây viêm phế quản sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản.

- 90% trưởng hợp viêm phế quản cấp tính do do vi rút, nguyên nhân do vi khuẩn chỉ chiếm 10%.

- Trong khi đó viêm phế quản mạn tính là do nhiều đợt viêm phế quản cấp tính tái đi phát lại gây suy yếu và kích thích ở phế quản gây nên. Hoặc do thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá. Các chuyên gia cho rằng thuốc lá là nguyên nhân chính của viêm phế quản mạn.

Thuốc kháng sinh không giúp chống lại vi rút gây bệnh.

kháng sinh không điều trị được vi rút gây viêm phế quản

Kháng sinh không điều trị được vi rút gây viêm phế quản

Như vậy, Thuốc - Kháng - Sinh - Điều - Trị - Viêm - Phế - Quản - Được - Sử - Dụng - Khi:

- Bạn bị viêm phế quản do vi khuẩn: Viêm phế quản do vi khuẩn chủ yếu gây bệnh viêm phế quản cấp. Biểu hiện của viêm phế quản do vi khuẩn là:

  • Ho và khạc đờm mủ.
  • Đờm màu vàng hoặc xanh.
  • Bệnh đã tiến triển 10 ngày không khỏi.
  • Khi xét nghiệm máu, thấy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao > 10 Giga/Lít.

- Bạn bị viêm phế quản bội nhiễm: Có thể trước đó bạn bị viêm phế quản do vi rút chứ không phải do vi khuẩn nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào đường thở và gây bệnh thì lúc này bạn bị viêm phế quản bội nhiễm.

2. Uống thuốc kháng sinh trị viêm phế quản, có nên hay không?

Khi đã được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản, người bệnh lại có xu hướng lựa chọn thế này:

  • Bạn uống thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Bác sĩ đã kê thuốc kháng sinh trị viêm phế quản cho bạn. Nhưng bạn lo lắng về các tác dụng phụ của thuốc và cố gắng chữa viêm phế quản không sử dụng kháng sinh mà chỉ sử dụng các thuốc giảm ho, hạ sốt, hay các bài thuốc mẹo dân gian được ưa chuộng như chữa viêm phế quản bằng diếp cá, hay chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không.

Đâu là lựa chọn của bạn?

Thuốc kháng sinh trị viêm phế quản, nên hay không nên?

Thuốc kháng sinh trị viêm phế quản, nên hay không đây?

Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy cùng tôi so sánh về những lợi ích cùng những rủi ro và các tác dụng phụ của mỗi lựa chọn này nhé!

2.1. Lợi ích gì khi dùng và không dùng thuốc kháng sinh trị viêm phế quản?

Nếu dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản:

- Thuốc kháng sinh có thể rút ngắn thời gian bạn bị ho khoảng một ngày.

- Thuốc kháng sinh có thể hữu ích để điều trị viêm phế quản cấp tính nếu bạn cũng có các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như:

  • COPD
  • Suy tim
  • Các vấn đề hô hấp mạn tính khác như hen suyễn hoặc xơ nang.

Nếu không dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản:

- Bạn có thể giảm ho với các biện pháp điều trị tại nhà: thuốc giảm ho, long đờm, các bài thuốc dân gian trị ho.

- Bạn tránh được chi phí và tác dụng phụ của kháng sinh.

- Bạn tránh thúc đẩy việc vi khuẩn kháng kháng sinh, tức là kháng sinh sẽ không còn hiệu lực chống lại vi khuẩn trong tương lai.

2.2. Rủi ro gì khi dùng và không dùng thuốc kháng sinh trị viêm phế quản?

Nếu dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản:

- Bạn không nhận được sự giúp giảm ho đêm hay ho có đờm và sự cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

- Uống kháng sinh quá thường xuyên hoặc khi bạn không cần chúng có thể gây hại. Thuốc kháng sinh có thể không hoạt động chống lại vi khuẩn vào lần tiếp theo bạn dùng chúng khi bạn thực sự cần đến nó.

- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản bao gồm:

  • Bệnh tiêu chảy.
  • Buồn nôn, đau bụng hoặc nôn.
  • Loét miệng.
  • Phát ban da.
  • Chóng mặt.
  • Đau đầu.
  • Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trởi.
  • Nhiễm nấm âm đạo.

Nếu không dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản:

- Nếu bạn bị viêm phế quản cấp tính nhưng không có vấn đề sức khỏe nào khác, việc lựa chọn không dùng kháng sinh sẽ không gây nguy hiểm.

- Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm phế quản cấp tính và các vấn dề sức khỏe khác như COPD, hen suyễn hoặc suy tim, nguy cơ bị viêm phổi sẽ cao hơn nếu bạn không dùng thuốc kháng sinh.

Điều – Quan – Trọng:

Viêm phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh hay không?

Bạn có thể muốn tự mình quyết định lựa chọn này. Nhưng nếu bạn đã nói chuyện với bác sĩ của bạn về tất cả tình trạng bệnh lý của bạn mà bác sĩ vẫn kê thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản cho bạn, bạn nên tuân thủ điều trị của bác sĩ.

Bác sĩ của bạn đã cân nhắc đầy đủ để đảm bảo rằng những lợi ích mà bạn nhận được lớn hơn và quan trọng hơn những tác dụng phụ, rủi ro mà chúng mang lại cho bạn rồi.

3. Các loại thuốc kháng sinh sử dụng dụng trong điều trị viêm phế quản

Nếu bạn bị viêm phế quản do vi khuẩn hoặc viêm phế quản bội nhiễm thì bạn cần uống loại thuốc kháng sinh nào?

Điều này thì phụ thuộc vào:

  • Vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản hoặc viêm phế quản bội nhiễm của bạn.
  • Sức khỏe tổng thể của bạn.

thuoc khang sinh chua viem phe quan

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản? 

Mỗi kháng sinh lại có một phổ tác dụng khác nhau. Điều này có nghĩa là mỗi loại kháng sinh thì có hiệu lực đối với những loại vi khuẩn khác nhau.

Do đó, bạn cần nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ để có được loại thuốc kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Kháng sinh là một loại thuốc kê đơn, tức là bạn chỉ được phép sử dụng nó nếu có đơn thuốc của bác sĩ.

Đừng tự ý lạm dụng kháng sinh điều trị viêm phế quản một cách bừa bãi! Nó là một vấn nạn lớn của toàn cầu!

Khi bạn sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi, bệnh viêm phế quản của bạn cũng không được điều trị dứt điểm mà còn thúc đẩy các vi khuẩn tiến hóa, nó biến đổi để thoát khỏi tác dụng của các thuốc kháng sinh chống lại nó. Điều này gọi là kháng kháng sinh.

Và khi vi khuẩn kháng loại thuốc kháng sinh này, vào lần tới khi bạn bị nhiễm vi khuẩn đó, thuốc kháng sinh này sẽ không thể giúp bạn chống chúng nữa.

Một vài loại thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản thường được sử dụng đó là: Amoxicillin và Clavulanate (Augmentin), Erythromycin (EES, E-Mycin, Ery-Tab), Azithromycin (Zithromax), Tetracycline (Sumycin), Cefditoren (Spectracef),…

>>> Đáng để bạn thử: Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh này!

4. Lưu ý gì khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa trị viêm phế quản?

Để điều trị bệnh dứt điểm, có một vài điều lưu ý bạn cần tuân thủ khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa trị viêm phế quản như sau:

- Uống đúng loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

- Uống đúng liều thuốc kháng sinh.

- Bạn cần chắc chắn rằng bạn đã dùng thuốc kháng sinh đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ.

  • Ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn, nhiễm trùng vẫn có thể nằm trong hệ thống hô hấp của bạn, nó chỉ bị suy yếu chứ chưa thể ngã ngục hoàn toàn. Nếu bạn dừng kháng sinh lúc này, vi khuẩn có thể vực dậy và tiếp tục phát triển gây bệnh.
  • Dùng kháng sinh điều trị viêm phế quản không đủ thời gian quy định cũng thúc đẩy tình trạng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kết hợp với các biện pháo chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh, như:

  • Uống đủ nước.
  • Nghỉ ngơi nhiều để cơ thể bạn có đủ năng lượng cần thiết để chống lại vi rút gây bệnh.
  • Hoạt động thể lực vừa phải.
  • Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng.
  • Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng bệnh viêm phế quản khác đúng cách như: thuốc giảm ho, long đờm, giảm đau,…
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị đã được chứng minh an toàn và hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên với thành phần Lá Hen giảm triệu chứng đờm, ho, khó thở của bệnh viêm phế quản.

​Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Viêm phế quản mạn tính.

Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:

  • Giảm: đờm, ho, khó thở
  • Giảm tần xuất các đợt cấp và biến chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính.

Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

  • 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
  • Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
  • Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu

Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.

Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.

*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Xếp hạng: 3.4 (16 phiếu bầu)

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy...

Gửi câu hỏi

Tôi bị ho mấy hôm nay, sưng đau rát họng. Có dùng được xịt họng Bảo Khí Khang không?
Trả lời:

Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate

- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm

Tôi muốn đặt mua Bảo Khí Khang 120 viên. SĐT của tôi là 01667219775
Trả lời:

Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Trả lời:

Chào bạn,

Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.

Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm

Tôi được chẩn đoán mắc COPD cấp độ 2. Tôi có cần thay đổi gì trong sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình?
Trả lời:

Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:

-          Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm

Tôi nghe đài thì thấy giới thiệu cây Lá Hen có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh Hen suyễn. Vậy, tôi muốn hỏi, cách sử dụng Lá Hen như thế nào?
Trả lời:

Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm

Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy nhiên về thời gian dùng để có cảm nhận triệu chứng bệnh thay đổi rõ ràng thì có bác dùng sau 5 hộp có tác dụng, có bác dùng sau 7 hộp, thậm có bác dùng tới hai tháng mới có tác dụng. Vì sao có sự khác nhau này?
Trả lời:

Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:

Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.

Thứ hai là...Xem thêm

Điểm bán Bảo Khí Khang

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng