Thuốc Combivent là lựa chọn thay thế nếu các triệu chứng khó thở, khò khè, tức ngực không được kiểm soát bằng một loại thuốc hít. Tuy nhiên, Combivent lại tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy bạn có nên đánh đổi hoặc có một giải pháp nào an toàn hơn? Tìm hiểu chi tiết hơn về điều này qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Mô tả thuốc Combivent
* Tên sản phẩm: Combivent® UDVs®
* Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp.
* Thành phần: Một lọ đơn liều 2.5 ml dung dịch dùng cho khí dung có chứa:
- Hoạt chất: 500 microgam ipratropium bromide (dưới dạng 520 microgam ipratropium bromide monohydrate) và 3 mg salbutamol sulfate (tương ứng với 2,5mg salbutamol).
- Tá dược: acid hydrochloric, natri chlorid, nước tinh khiết.
* Dạng dược phẩm: Dung dịch khí dung,
* Quy cách đóng gói: Hộp 10 lọ * 2.5 ml.
2. Thuốc Combivent có tác dụng gì?
Combivent là sự kết hợp của bộ đôi hoạt chất là ipratropium và salbutamol. Đây đều là các thuốc giãn phế quản, giúp mở rộng đường thở, tăng lưu lượng không khí đến phổi.
Do đó, Combivent được sử dụng để ngăn ngừa các cơn khò khè, khó thở, tức ngực và ho ở những người gặp phải tình trạng co thắt phế quản có hồi phục liên quan đến tắc nghẽn đường thở như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD hoặc hen suyễn.
3. Chỉ định
Combivent hay nói cách khác là sự kết hợp điều trị ipratropium và salbutamol được chỉ định ở những người bệnh COPD, hoặc hen suyễn, hoặc các tình trạng co thắt phế quản có hồi phục do các bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp khi các triệu chứng của họ không được kiểm soát bằng một loại thuốc hít.
4. Chống chỉ định
Bạn không được sử dụng Combivent, nếu bạn:
- Bị mắc bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại.
- Bị loạn nhịp tim.
- Dưới 18 tuổi.
- Có tiền sử mẫn cảm (dị ứng) với hoạt chất ipratropium bromide hoặc salbutamol sulfate, hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc (phần 1).
- Dị ứng với các loại thuốc chứa atropine hoặc các dẫn xuất của nó.
Một số triệu chứng dị ứng nói chung bạn sẽ gặp phải như:
- Mày đay.
- Phù mạch.
- Phát ban.
- Co thắt phế quản, khó thở, và sưng hầu họng.
5. Thận trọng
Nếu bạn mắc phải một số bệnh lý nhất định, bạn không nên sử dụng thuốc Combivent, hoặc phải sử dụng thuốc dưới sự giám sát của nhân viên y tế, vì Combivent có thể sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn trầm trọng hơn.
* Do đó, trước khi sử dụng Combivent, bạn cần nói cho bác sĩ hoặc dược sĩ các bệnh lý đi kèm mà bạn mắc phải, đặc biệt nếu là các bệnh lý sau:
- Tăng nhãn áp
- Bệnh tim mạch, hoặc bị đau tim gần đây
- Huyết áp cao
- Động kinh
- Tiểu đường
- Cường giáp
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Bị xơ hóa dạng nang. Đây là một khối u hiếm gặp nhưng nó không ác tính.
* Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai, hoặc có khả năng mang thai, hoặc cho con bú, bạn chỉ được sử dụng thuốc Combivent khi được sự đồng ý của bác sĩ. Vì:
- Với các dữ liệu nghiên cứu hiện có, người ta vẫn không biết rõ ràng liệu Combivent có gây hại cho thai nhi hay không.
- Hai hoạt chất trong thuốc (Albuterol và Ipratropium) cũng có thể truyền vào sữa mẹ. Dù vậy, không chắc với lượng thuốc bài tiết qua sữa mẹ có đủ để gây hại cho trẻ em không.
* Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc trong thời gian điều trị với Combivent bởi bạn có thể cảm thấy tác dụng phụ chóng mặt, hoặc mất tập trung, hoặc mờ mắt của thuốc.
* Cuối cùng, bạn cần cung cấp cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách tất cả các thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng bạn vừa mới ngưng, hoặc đang, hoặc dự định sắp tới sẽ sử dụng trong thời gian điều trị với thuốc Combivent.
Vì các thuốc khi sử dụng đồng thời sẽ có sự tương tác với nhau và gây ra những hậu quả không mong muốn.
6. Tương tác thuốc
Khi sử dụng cung nhau, một số thuốc thúc đẩy nhau, làm tăng hiệu lực điều trị hoặc tác dụng phụ của nhau, mạnh hơn là gây độc tính. Một số lại kìm hãm nhau, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Các thuốc điển hình có tương tác với, bao gồm:
- Digoxin – Thuốc điều trị nhịp tim nhanh hoặc suy tim.
- Thuốc chẹn beta, chẳng hạn như propanolol – Thuốc thường điều trị các vấn đề tim, cao huyết áp, đau nửa đầu.
- Thuốc chống buồn nôn như promethazine, scopolamine,…
- Các loại thuốc steroid như prednison.
- Thuốc kháng cholinergics – những thuốc có thể được sử dụng để điều trị đau bụng, parkinson, bàng quang tăng hoạt,…
- Thuốc lợi tiểu.
- Các thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là nhóm thuốc ức chế monoamin oxydase (MAOs) như socarboxazid, linezolid, phenelzine, rasagiline, selziline, phenelzine, rasagiline, selegiline, tranylcypromine, hoặc thuốc tiêm metylen nortriptyline,..
- Một số loại thuốc điều trị tâm thần phân liệt như chlorpromazine, olanzapine,…
- Các thuốc gây mê hydrocarbon được halogen hóa như halothane, enflurane và trichloroethylene.
- Thuốc chủ vận beta khác chẳng hạn như fenoterol.
Đây không phải là một danh sách đầy đủ các thuốc có thể tương tác với Combivent. Vì vậy, tốt nhất, khi được kê một thuốc nào mới, bạn nên thông báo cho bác sĩ rằng bạn đang sử dụng Combivent. Từ đó, bác sĩ sẽ có sự thay đổi thuốc, liều dùng và thời điểm sử dụng, đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cho bạn.
7. Cách sử dụng
Không uống hoặc tiêm thuốc Combivent. Để sử dụng Combivent, bạn cần hít thuốc từ máy xông khí dung. Đây là một thiết bị giúp chuyển thuốc từ dạng lỏng sang dạng hơi và từ đó giúp những hạt sương Combivent nhỏ li ti được hít thẳng vào phổi và tạo tác dụng tại đây.
Vậy dùng máy khí dung như thế nào?
Có 6 bước bạn cần thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ khí dung để nạp thuốc bằng cách làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất máy.
- Bước 2: Mở túi thuốc Combivent và tách rời một lọ đơn liều từ vỉ thuốc. Không sử dụng nếu nó đã được mở hoặc chất lỏng bên trong đã bị đổi màu.
- Bước 3: Mở lọ thuốc bằng cách vặn mạnh đầu trên của lọ thuốc đó.
Vì đây là lọ thuốc đơn liều không có chứa chất bảo quản, nên lọ thuốc chỉ được dùng một lần và bạn cần phải sử dụng ngay dung dịch thuốc sau khi mở lọ để tránh nhiễm khuẩn.
- Bước 4: Bóp tất cả thuốc trong lọ vào buồng máy khí dung. Bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu bạn cần sử dụng một lượng thuốc khác.
Ngoài ra, bạn sẽ được cung cấp thêm lọ natri clorua 0.9% để làm loãng thuốc, nếu bác sĩ nói rằng bạn cần sử dụng thuốc Combivent dưới dạng pha loãng hơn.
- Bước 5: Lắp máy khí dung và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bước 6: Sau khi dùng, bạn cần loại bỏ phần thuốc còn xót lại trong buồng khí dung và làm sạch máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
* Chú ý:
- Tuyệt đối không được trộn dung dịch thuốc Combivent với các thuốc khác trong cùng một dụng cụ khí dung.
- Cẩn thận đừng để bất kỳ chất lỏng hoặc khí dung thuốc rơi vào mắt của bạn. Nó có thể khiến mắt bạn bị đau nhức, đỏ, đồng tử giãn, mờ mắt, thấy hào quang, hoặc phù giác mạc. Nếu tình huống này xảy ra, hãy nói chuyện với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp, có thể bạn sẽ cần được điều trị bằng một loại thuốc nhỏ mắt gây co đồng tử.
8. Liều dùng
8.1. Liều dùng
Combivent không được chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi do thiếu các thông tin về việc sử dụng Combivent và tính an toàn ở trẻ em.
Tùy theo mục đích sử dụng mà liều dùng Combivent ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên sẽ khác nhau:
- Điều trị đợt cấp:
- Thông thường, cần sử dụng 1 lọ đơn liều Combivent sẽ giúp cắt cơn nhanh chóng.
- Tuy nhiên, nếu bệnh nặng hơn, không cắt cơn được chỉ với 1 lọ đơn liều, có thể cần đến lọ đơn liều thứ 2. Khi rơi vào trường hợp này, sau đó, bạn cần đến khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu thay đổi thuốc điều trị mới hiệu quả hơn.
- Điều trị duy trì:
- 1 lọ đơn liều * 3-4 lần/ngày.
8.2. Quá liều
Gọi bác sĩ của bạn hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn sử dụng quá liều thuốc Combivent.
Các triệu chứng quá liều Combivent chủ yếu mà bạn có thể gặp phải bao gồm:
- Nhịp tim nhanh.
- Đánh trống ngực.
- Run.
- Tăng hoặc hạ huyết áp.
- Đau thắt ngực.
- Loạn nhịp tim.
- Cơn nóng bừng.
- Khô miệng
- Rối loạn điều tiết mắt
8.3. Quên liều
Nếu bạn quên liều thuốc Combivent, bạn cần sử dụng ngay khi nhớ ra nó.
Tuy nhiên, nếu đã gần đến giờ cho liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên.
9. Tác dụng phụ
Giống như tất cả các loại thuốc, bên cạnh những lợi ích, Combivent cũng gây ra rất nhiều các tác dụng phụ không mong muốn.
Vì thế, điều quan trọng là bạn cần phải biết cách “xử trí” thế nào khi gặp phải những tình huống đó.
Gọi bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng của phản ứng dị ứng nào sau đây để được điều trị khẩn cấp kịp thời:
- Phát ban da.
- Mẩn ngứa.
- Ngứa.
- Sưng lưỡi, môi.
- Khó thở.
- Tụt huyết áp.
Gọi bác sĩ nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây, hoặc chúng kéo dài và có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn:
- Đau nhức cơ thể
- Mất giọng
- Sổ mũi
- Đau họng
- Nghẹt mũi
- Tức ngực
- Ho đờm
- Ớn lạnh
- Sốt
- Đau đầu
- Rối loạn tinh thần
- Lo lắng
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Rối loạn điều tiết thị giác
- Phù giác mạc
- Giãn đồng tử
- Nhìn mờ
- Đau mắt
- Sung huyết kết mạc
- Tim đập nhanh
- Đánh trống ngực
- Loạn nhịp tim
- Rung nhĩ
- Thiếu máu cơ tim
- Khó phát âm
- Khô họng
- Co thắt phế quản
- Rối loạn dạ dày ruột
- Buồn nôn
- Kích ứng họng
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Viêm miệng
- Tiết nhiều mồ hôi
- Yếu cơ
- Đau cơ
- Ứ niệu
- Suy nhược cơ thể
Trước một danh sách rất dài các tác dụng phụ không mong muốn, nhưng những người bệnh hen suyễn, COPD buộc phải “chấp nhận đối diện” với Combivent. Bởi họ cần thuốc để vượt qua các cơn khó thở khi đợt cấp bùng phát.
Tuy nhiên, với một căn bệnh mạn tính như hen suyễn và COPD, việc phải sử dụng các thuốc Tây y kéo dài theo suốt cuộc đời thì câu chuyện đã không còn là vấn đề đơn giản nữa. Khả năng gặp phải các tác dụng phụ của thuốc dễ dàng hơn rất rất nhiều.
Và đó cũng là lý do tại sao hơn 800.000 người bệnh đã lựa chọn sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị Bảo Khí Khang . Nhờ có Bảo Khí Khang họ kiểm soát tốt được bệnh hen suyễn, từ đó có thể giúp giảm số lần và tần suất sử dụng thuốc điều trị Tây.
- Trong 5 -7 ngày đầu – đờm loãng ra nên tăng ho để tống đàm, giúp đường thở thông thoáng hơn
- Sau 10 - 14 ngày - giảm Ho, Đàm.
- Sau 30 ngày - giảm Đàm, Ho, Khó Thở rõ ràng.
- Và sau liệu trình 3 - 6 tháng sẽ giảm tái phát đợt cấp.
>>> Chi tiết hơn về sản phẩm Bảo Khí Khang, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 0055 để được chuyên gia tư vấn và giải đáp.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về thuốc Combivent và có thể sử dụng thuốc một cách thật an toàn và hiệu quả hơn nhé!
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm