Là một bệnh phổi mãn tính với sự giãn không phục hồi kèm theo sự phá hủy cấu trúc thành phế quản nên giãn phế quản không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nặng nề đến tim, phổi, gan,..Cùng bài viết sau tìm hiểu tất tần tật mọi điều về căn bệnh này để ứng xử thông minh với giãn phế quản nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Bệnh giãn phế quản là gì?
Giãn phế quản là một bệnh phổi mãn tính với sự giãn thường xuyên không hồi phục của một hay nhiều phế quản kèm theo sự phá hủy cấu trúc thành phế quản.
Bệnh giãn phế quản
Trong giãn phế quản, đường thở của bạn mất dần khả năng làm sạch chất nhầy. Khi chất không thể được làm sạch, nó tích tụ lại và tạo ra một môi trường trong đó vi khuẩn có thể phát triển. Điều này dẫn đến nhiễm trùng phổi lặp đi lặp lại, nghiêm trọng.
Mỗi lần nhiễm trùng lại gây ra nhiều thiệt hại cho đường thở của bạn. Theo thời gian, đường thở mất khả năng di chuyển không khí ra vào. Đến lượt nó, điều này khiến oxy không thể được cung cấp đủ cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể bạn.
2. Nguyên nhân giãn phế quản
Các tổn thương trên thành phế quản là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới giãn phế quản. Một số bệnh nhiễm trùng phổi có thể gây ra điều này, bao gồm:
Các điều kiện làm tổn thương đường thở và tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi cũng có thể gây giãn phế quản, như:
- Xơ nang, bệnh này dẫn tới gần 1 nửa số trường hợp bệnh giãn phế quản ở Mỹ.
- Suy giảm miễn dịch.
- Dị ứng với một loại nấm có tên Aspergillus.
- Các rối loạn ảnh hưởng đến chức năng lông mao – những cấu trúc nhỏ giống như tóc nối vào đường thở của bạn, chúng giúp làm sạch chất nhầy ra khỏi đường thở của bạn.
- Các bệnh mô liên kết, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấpvà bệnh Crohn,…
- Hội chứng hít sặc xảy ra khi bạn hít phải nước bọt, chất lỏng, thức ăn hoặc chất nôn trong dạ dày vào phổi của bạn. Điều này làm viêm đường thở rồi từ đó gây ra giãn phế quản.
Các điều kiện khác, chẳng hạn như tắc nghẽn đường thở cũng có thể dẫn đến giãn phế quản. Nhiều thứ có thể gây ra tắc nghẽn, chẳng hạn như các khối u lành tính hay dị vật lọt vào phế quản của bạn.
Giãn phế quản bẩm sinh ít gặp do phổi ngoại vi phát triển kém khiến các phế quản bị giãn.
3. Triệu chứng giãn phế quản
Tổn thương đường thở ban đầu dẫn đến giãn phế quản thường bắt đầu từ thời thơ ấu. Tuy nhiên, các dấu hiệu có thể không xuất hiện cho đến nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm sau khi bạn bắt đầu bị nhiễm trùng phổi lặp đi lặp lại.
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh giãn phế quản là:
- Tình trạng ho mỗi ngày xảy ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
- Một lượng lớn chất đờm được sản xuất ra mỗi ngày. Đờm mà bạn ho và nhổ ra, có thể chứa chất nhầy (một chấy nhầy nhụa), các hạt bị mắc kẹt và mủ.
- Khó thở, thở khò khè.
- Đau ngực.
- Phần thịt dưới móng tay và móng chân của bạn trở lên dày hơn.
Theo thời gian, các triệu chứng bệnh giãn phế quản của bạn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể ho ra máu hoặc chất nhầy máu và cảm thấy rất mệt mỏi.
>>> Xem thêm: Chuyên gia giải đáp - Bệnh giãn phế quản có lây không?
5. Khám và chẩn đoán giãn phế quản
Nếu bạn bị ho hàng ngày và có một lượng lớn chất đờm, bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị bệnh giãn phế quản.
Và để tìm hiểu xem bạn có bị giãn phế quản hay không, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để:
- Xác định bất kỳ nguyên nhân cơ bản cần điều trị.
- Loại trừ các nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.
- Tìm hiểu mức độ hư hại đường thở của bạn.
5.1. Chụp CT ngực
Chụp CT ngực hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính ngực, là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán giãn phế quản.
Thử nghiệm này tạo ra hình ảnh chính xác của đường thở và các cấu trúc khác trong ngực của bạn một cách chi tiết hơn so với chụp X quang và cho thấy mức độ và vị trí của tổn thương phổi.
5.2. Chụp X quang ngực
Chụp X quang ngực tạo ra hình ảnh cấu trúc trong ngực của bạn, chẳng hạn như tim và phổi của bạn. Từ đó, cho thấy các khu vực phổi bất thường và thành khí quản dày, không đều.
5.3. Xét nghiệm khác
Một số xét nghiệm khác có thể được đề nghị, chẳng hạn:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể cho bạn thấy một tình trạng y tế tiềm ẩn có thể dẫn đến giãn phế quản hay không. Nó cũng có thể cho thấy bạn có bị nhiễm trùng hoặc mức độ thấp của một số tế bào máu chống nhiễm trùng (bạch cầu).
- Xét nghiệm đờm: Cho thấy mẫu đờm của bạn có chứa vi khuẩn (chẳng hạn như vi khuẩn gây bệnh lao) hoặc nấm nào đó.
- Xét nghiệm chức năng phổi: Các xét nghiệm này đo lường lượng không khí bạn có thể hít vào hoặc thở ra, tốc độ bạn thở ra, và phổi của bạn cung cấp oxy đến máu tốt như thế nào. Xét nghiệm chức năng phổi giúp cho thấy bạn có bao nhiêu tổn thương phổi.
- Một xét nghiệm mồ hôi, hoặc các xét nghiệm khác cho bệnh xơ nang.
>>> Lời Khuyên: Tìm hiểu test giãn phế quản để thuận lợi và giảm bớt những khó khăn trong khi chẩn đoán căn bệnh này!
6. Điều trị bệnh giãn phế quản
Bệnh giãn phế quản thường được điều trị bằng thuốc, hydrat hóa và vật lý trị liệu ngực. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu phần phế quản bị giãn cách biệt với một phần của phổi hoặc bạn bị chảy máu nhiều.
Nếu tình trạng giãn phế quản lan rộng và gây suy hô hấp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị bằng oxy.
Mục tiêu của điều trị là:
- Ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp đợt cấp (trong đợt cấp triệu chứng giãn phế quản của bạn sẽ nặng hơn).
- Điều trị triệu chứng bệnh giãn phế quản.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tránh các yếu tố làm bệnh diễn biến nặng hơn.
Chẩn đoán và điều trị sớm nguyên nhân cơ bản của giãn phế quản có thể giúp ngăn ngừa tổn thương phổi nặng hơn.
Ngoài ra, bất kỳ bệnh nào liên quan đến giãn phế quản, chẳng hạn như xơ nang hoặc suy giảm miễn dịch cũng nên được điều trị.
6.1. Thuốc điều trị bệnh giãn phế quản
Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh, thuốc giãn phế quản, thuốc làm giảm tiết hoặc làm loãng chất nhầy để điều trị giãn phế quản.
Kháng sinh:
- Bạn biết rồi đấy nhiễm trùng gây giãn phế quản rồi chính giãn phế quản lại tạo cơ hội để nhiễm trùng được hình thành và phát triển.
- Và khi đó, bạn cần uống thuốc kháng sinh hàng ngày hoặc vài lần để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.
- Kháng sinh luôn được khuyến cáo khi bạn bị giãn phế quản bội nhiễm. Theo hướng dẫn của Hội hô hấp châu Âu, cần điều trị lâu dài với thuốc kháng sinh (từ 3 tháng trở lên) nếu bạn có hơn 3 lần bội nhiễm mỗi năm mà các biện pháp thông thường không thể ngăn ngừa được.
- Khi tình trạng nhiễm trùng khó điều trị, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch (IV).
>>> Mách bạn: Tổng Hợp Các Bài Thuốc Nam Chữa Bệnh Giãn Phế Quản Hiệu Quả Nhất
Thuốc loãng đờm:
- Thuốc loãng đờm là loại thuốc giúp làm sạch đờm trong phổi của bạn, phổ biến là acetylcystein.
- Bạn cần sử dụng chúng nếu bạn bị giãn phế quản khó khạc đờm và bệnh khiến chất lượng cuộc sống của bạn trở nên kém đi nhiều.
- Không điều trị với DNase tái tổ hợp của người (một loại thuốc làm mỏng đờm trong phổi, thường được sử dụng ở những người bị xơ nang) cho những người giãn phế quản vì các thử nghiệm cho thấy no không có hiệu quả. Tuy nhiên, một số người bệnh giãn phế quản vẫn được sử dụng liệu pháp này nên nếu lo ngại, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn.
Hydrat hóa:
Bổ sung nhiều nước giúp cho chất nhầy đường thở ẩm và trơn, giúp ho dễ hơn.
6.2. Vật lý trị liệu
Kỹ thuật vật lý trị liệu ngực thường được thực hiện bởi một nhà trị liệu hô hấp nhưng người thân của bạn cũng có thể làm được điều này nếu được chỉ dẫn.
- Bạn cần ngồi nghiêng đầu hoặc nằm sấp và cúi đầu xuống khi bạn thực hiện kỹ thuật này.
- Một thiết bị được sử dụng (hoặc bằng tay) vỗ vào ngực bạn, điều này giúp nới lỏng chất nhầy từ phổi của bạn để bạn có thể ho ra dễ dàng hơn.
Một số người thấy khó chịu với kỹ thuật trị liệu này. Một số thiết bị có thể trợ giúp với vật lý trị liệu ngực, chẳng hạn như:
- Một dụng cụ vỗ ngực bằng điện, được gọi là bộ gõ cơ học.
- Một chiếc áo vest trị liệu bơm hơi sử dụng sóng tần số cao để đẩy chất nhầy về phía đường hô hấp trên của bạn để bạn có thể ho ra.
- Một thiết bị cầm tay nhỏ mà bạn thở ra. Nó gây ra các rung động đánh bật chất nhầy.
- Một mặt nạ tạo ra các rung động để giúp phá vỡ chất nhầy lỏng lẻo từ các bức tường đường thở của bạn.
Một số phương pháp và thiết bị này rất phổ biến với bệnh nhân và bác sĩ nhưng có rất ít thông tin về sự hiểu quả hoạt động của chúng. Sự lựa chọn thường dựa trên sự tiện lợi và chi phí.
>>> Tìm hiểu thêm: Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?
6.3. Phương pháp điều trị khác
Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ cũng có thể khuyên dùng thuốc giãn phế quản, corticosteroid dạng hít, liệu pháp oxy hoặc phẫu thuật.
Thuốc giãn phế quản:
Thuốc giãn phế quản làm thư giãn các cơ xung quanh đường thở của bạn, đường thở mở rộng hơn sẽ giúp việc thở của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Hầu hết các thuốc giãn phế quản là thuốc hít. Bạn sẽ sử dụng ống hít hoặc máy phun sương để hít vào một làn sương mịn của thuốc. Thuốc giãn phế quản dạng hít hoạt động nhanh chóng vì thuốc đi thẳng vào phổi của bạn.
Theo hướng dẫn của Hội hô hấp châu Âu, thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài thường không khuyến cáo cho những người bị chứng giãn phế quản. Tuy nhiên, nó dành cho:
- Người hụt hơi.
- Trước khi thực hiện vật lý trị liệu.
- Người bị hen hoặc COPD.
Corticostreroid dạng hít:
Nếu bạn bị khò khè hoặc hen suyễn do giãn phế quản, bạn có thể được bác sĩ kê thuốc corticostreroid dạng hít (dùng để điều trị viêm ở đường thở).
Liệu pháp oxy:
Liệu pháp oxy có thể giúp tăng mức oxy trong máu thấp. Đối với phương pháp điều trị này, bạn sẽ nhận được oxy thông qua ống thông mũi hoặc mặt nạ. L
Nó có thể được thực hiện tại nhà, trong bệnh viện, hoặc tại một cơ sở y tế khác.
Phẫu thuật:
Khi không có phương pháp điều trị nào khác có thể giúp đỡ được bệnh giãn phế quản của bạn hay chỉ có một phần đường thở của bạn bị ảnh hưởng thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
Nếu bạn bị chảy máu nặng ở đường thở, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một phần đường thở hoặc thủ thuật để kiểm soát chảy máu.
Trong những trường hợp rất hiếm gặp của bệnh giãn phế quản nặng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên được ghép phổi (thay thế phổi bị bệnh bằng một bộ phổi khỏe mạnh).
Hy vọng rằng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh giãn phế quản nguy hiểm này. Nhớ nhé, khi bạn bị ho dai dẳng, khó thở, mệt mỏi hơn bình thường,..Đó có thể là giãn phế quản hoặc các bệnh lý đường hô hấp nào đó. Hãy nhanh chóng sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ của bạn để mọi điều vẫn nằm tốt trong sự kiểm soát.
Ds.Hồng Chuyên
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm