Trong 20 năm qua, Tổ chức Global Initiative for Asthma (GINA) đã thường xuyên xuất bản và hàng năm cập nhật một chiến lược toàn cầu về quản lý và phòng ngừa hen suyễn đã hình thành nền tảng cho nhiều hướng dẫn điều trị hen ở mỗi quốc gia. Bài viết này sẽ tóm tắt lại những điểm khác biệt của GINA 2015 so với GINA 2014, đồng thời nêu ra lý do làm nên những thay đổi này. Cùng theo dõi để có thêm những thông tin nóng hổi nhé.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Một định nghĩa thực tế hơn về bệnh hen phế quản
Định nghĩa về hen phế quản mới trong GINA 2015: Hen phế quản là một bệnh có nhiều biểu hiện (không đồng nhất), thường được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính. Nó được xác định bởi tiền sử các triệu chứng hô hấp như thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho thay đổi theo thời gian và cường độ, cùng với việc hạn chế luồn khí thở ra.
ĐỊnh nghĩa lâm sàng này tập trung vào hai đặc điểm chính cần thiết cho chẩn đoán (triệu chứng hô hấp thay đổi và giới hạn luồng khí thở ra), thay thế một mô tả dài về các đặc điểm sinh lý bệnh và sinh lý của hen phế quản. Đây cũng là lần đầu tiên hen phế quản được đinh nghĩa là một bệnh không đồng nhất.
“Điểm mới” trong Sổ tay hướng dẫn xử trí và dự phòng hen phế quản GINA 2015
2. Lời khuyên cần thiết để chẩn đoán hen, tránh việc điều trị dưới mức hoặc trên mức cần thiết
Các công cụ bao gồm bảng tóm tắt các tiêu chí cho giới hạn luồng khí thở thay đổi, được ưu tiên bởi độ tin cậy và tính khả thi cho thực hành lâm sàng.
Các tiêu chí sử dụng trong chẩn đoán hen phế quản được đặc trưng bởi 2 yếu tố tiền sử và bằng chứng cụ thể việc gưới hạn luồng khí thở ra bị thay đổi. Trong đó bằng chứng cụ thể giới hạn luồng khí thở bị thay đổi là bằng chứng hùng hồn nhất, đặc trưng bởi tỷ lệ FEV1/FVC. Sự thay đổi của của FEV1/FVC vượt mức càng lớn thì càng có giá trị trong việc chẩn đoán hen phế quản.
Tỷ số FEV1/FVC cần được theo dõi lý tưởng nhất là 3 lần/ ngày, đo trong 1 – 2 tuần rồi lấy giá trị trung bình.
Các bác sỹ lâm sàng được khuyến cáo cần theo dõi sát triệu chứng của bệnh nhân hen phế quản ở từng bệnh nhân, điều này là cực kỳ có ý nghĩa đối với trường hợp không đáp ứng với điều trị hoặc nghi ngờ chẩn đoán nhầm.
Với những đối tương bệnh nhân đặc biệt (phụ nữ có thai, người già, người hút thuốc lá, hoặc người có tiền sử hút thuốc lá, bệnh nhân hen nghề nghiệp và hen nặng hơn khi làm việc…) GINA 2015 cũng có những hướng dẫn chẩn đoạn cụ thể đối với từng đối tượng nhằm hướng tới mục tiêu chẩn đoán chính xác.
Đo chức năng hô hấp là xét nghiệm cần làm với chẩn đoán hen phế quản
3. Đánh giá hai lĩnh vực kiểm soát hen suyễn Kiểm soát triệu chứng và các yếu tố rủi ro đối với kết quả bất lợi.
Đánh giá việc kiểm soát cơn hen trong quá khứ cũng giúp ích cho việc kiểm soát triệu chứng ở thì hiện tại. Tuy nhiên việc làm trên vẫn chưa đủ, vì với những triệu chứng nghèo nàn thì bệnh nhân vẫn có thể có nguy cơ bị hen suyễn.
Các yếu tố rủi ro về một đợt hen phế quản trầm trọng trong tương lai cần được đánh giá một cách cẩn thận. Kiểm soát triệu chứng của hen phế quản kém cũng là một sợi dây vô hình dẫn đến những đợt hen phế quản cấp trầm trọng hơn.
GINA cũng liệt kê danh sách mở rộng các yếu tố nguy cơ khác không phụ thuộc vào mức độ kiểm soát triệu chứng, bao gồm: kỹ thuật dùng thuốc hít không đúng, tuân thủ điều trị kém, chức năng của phổi thấp.
4. Phân biệt giữa hen phế quản không kiểm soát và hen suyễn nặng trong thăm khám và chẩn đoán
Việc kiểm soát cơn hen phế quản liên quan đến kiểm soát triệu chứng và những yếu tố rủi ro cho đợt hen phế quản cấp trầm trọng hơn trong tương lai. Khi mức độ nghiêm trọng của bệnh hen phế quản dựa trên mức độ kiếm soát cơn hen cấp tốt, tuy nhiên, việc này cần được đánh giá trong thời gian điều trị ít nhất vài tháng.
Trường hợp bệnh nhân kiểm soát cơn hen phế quản cấp kém, mặc dù vẫn được điều trị hen phế quản được gọi là hen phế quản nặng. GINA cũng cung cấp nguyên nhân, cách khắc phục đối với hen phế quản không kiểm soát được.
Trước tiên, bắt đầu bằng việc rà soát lại cách bệnh nhân của bạn sử dụng thuốc dạng hít. Tuy nhiên nếu các triệu chứng và chức năng phổi của bệnh nhân được cải thiện sau khi thực hiện đúng kỹ thuật dạng thuốc hít thì việc chẩn đoán hen phế quản ở bệnh nhân là hoàn toàn chính xác.
5. Chu trình xử trí hen dựa trên sự kiểm soát
GINA 2015 nhấn mạnh rằng xử trí hen phế quản dựa trên kiểm soát bao gồm 3 thành phần:
- Đánh giá: ghi chép lại tất cả những yếu tố nguy cơ mà bệnh nhân có, đồng thời kiểm soát những triệu chứng của bệnh nhân. Nếu bạn không thể kiểm soát được những triệu chứng này hãy kiểm tra lại kỹ thuật mà bệnh nhân sử dụng thuốc dạng hít và việc tuân thủ điều trị ở bệnh nhân.
- Điều chỉnh tăng hoặc giảm điều trị: Không chỉ là điều chỉnh bằng thuốc mà cả chiến thuật điều trị những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi (hút thuốc lá, giảm cân, chế độ luyện tập…)
- Xem lại đáp ứng: Mọi thay đổi trong điều trị cần có nhật ký ghi chép cẩn thận, đồng thời đánh giá những phản ứng tích cực, tiêu cực mà những thay đổi trong điều trị này mang lại cho bệnh nhân. Việc đánh giá những thay đổi này cần được làm sau 2 – 3 tháng thực hiện thay đổi, với người có chuyên môn phù hợp.
Vòng tròn khép kín trong kiểm soát hen phế quản
6. Chỉ định mở rộng để bắt đầu điều trị sớm
Sự thay đổi quan trọng nhất là một khuyến cáo cho việc bắt đầu sớm hơn với corticosteroid hạng hít ở liều thấp. Mục đích của việc làm này là giảm cơn hen phế quản cấp ngay cả khi những triệu chứng hàng ngày là không thường xuyên và không đủ trở nên khó chịu đối với bệnh nhân
7. Cá thể hóa trong việc điều trị hen phế quản
Mỗi quốc gia đều có hướng dẫn điều trị với bệnh hen phế quản để phù hợp với tình hình dịch tễ đối với từng khu vực, tuy nhiên mỗi bác sỹ cần cân nhắc những phác đồ phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể tùy vào triệu chứng thực tại, đây được gọi là cá thể hóa trong điều trị hen phế quản.
8. Bệnh nhân có cả đặc điểm của hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Một điểm mới trong GINA 2015 liên quan đến hội chứng chồng chéo giữa hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Các hướng dẫn điều trị hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đều được tách riêng và hầu hết những nghiên cứu đều loại trừ bệnh nhân mắc cùng lúc 2 bệnh này, tuy nhiên, trên thực tế nhiều bệnh nhân lại có đặc điểm của cả hen phế quản và COPD.
Do đó, điều quan trọng là hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần nằm trong danh sách chẩn đoán của bệnh nhân.
9. Một cách chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống
Các phân loại trước đây của hiểu hiện khò khè không còn phù hợp, GINA khuyến cáo chẩn đoán hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi nên được áp dụng theo nguyên tắc xác suất, dựa trên mô hình, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Việc chẩn đoán cần được lập lại khi trẻ lớn hơn.
Đánh giá và kiểm soát cơn hen ở độ tuổi này được tiến hành như với người lớn, nên bao gồm cả kiểm soát triệu chứng hiệu quả và những yếu tố nguy cơ dẫn đến hen phế quản.
Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em dưới 5 tuổi
Sổ tay hướng dẫn xử trí và dự phòng hen phế quản GINA 2015 là những cập nhật mới nhất cho cán bộ y tế. Hy vọng những thông tin trên là hữu ích đối với chiến lược kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu những nguy cơ dẫn đến hen phế quản.
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm