Những cơn hen phế quá đến một cách bất ngờ sẽ khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng. Nếu bạn cũng ở trong tình trạng đó thì việc trang bị những kiến thức về căn bệnh hen phế quản dị ứng là không hề thừa chút nào. Tất cả những thông tin đó được “gói gọn” trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Hen phế quản dị ứng là gì?
Hen phế quản là bệnh lý viêm đường hô hấp mạn tính, đặc trưng của bệnh là những đợt hen phế quản cấp tính bao gồm những triệu chứng dồn dập như khó thở, ho, khò khè.
Đường hô hấp của bạn khi đó bị viêm, sưng, phù nề và tăng tiết dịch, tất cả những thứ này gộp lại làm đường thở của bạn bị “tắc nghẽn” nghiêm trọng. Cộng thêm với sự co thắt phế quản, càng “bóp nghẹt” đường thở dẫn đến ho và khó thở.
Hen phế quản dị ứng được hiểu đơn giản là đường thở của bạn nhạy cảm với những tác nhân dị ứng. Một khi “chạm trán” với những tác nhân này cơ thể bạn có xu hướng phản ứng thái quá. Các cơ bao xung quanh đường thở thắt chặt, tình trạng viêm, phù nề diễn ra ngày một nặng.
>>> Bệnh hen suyễn có di truyền không?
Hen phế quản dị ứng – nỗi ám ảnh của nhiều người!
2. Nguyên nhân gây hen phế quản dị ứng
Hen phế quản dị ứng được gây ra bởi những tác nhân dị ứng từ môi trường xung quanh, chính vì vậy bạn cần “điểm mặt” được chúng, để có thể tránh xa những “mồi lửa” có thể làm “bùng” lên cơn hen của bạn.
- Phấn hoa.
- Các bào tử của nấm mốc.
- Lông của động vật như chó, mèo, chim, chuột…
- Bụi
- Khói từ thuốc lá, bếp củi, rơm, nhang.
- Ô nhiễm không khí
- Không khí lạnh
- Mùi nước hoa, hoặc hóa chất
- Gián
- Sữa
- Cá
- Ốc
- Trứng
- Các loại hạt: đậu phộng, ….
- Xúc động quá mức, căng thẳng
Những tác nhân dẫn đến hen phế quản dị ứng này rất đa dạng, trên đây chỉ là những yếu tố được ghi nhận nhiều nhất. Chính vì vậy, nếu nguyên nhân dẫn đến hen phế quản dị ứng của bạn không nằm trong danh sách này thì có nghĩa là bạn vẫn phải tiếp tục “đi tìm” nguyên nhân của riêng mình.
>>> Bên cạnh các tác nhân dị ứng, còn rất nhiều yếu tố khác có thể khiến bạn bị hen suyễn. Chi tiết hơn mời bạn tìm hiểu tại bài viết Nguyên nhân hen phế quản.
3. Triệu chứng hen suyễn dị ứng
Triệu chứng của hen phê quản dị ứng (hen suyễn dị ứng) xảy ra rất dồn dập, không được báo trước, hoặc những dấu hiệu cảnh báo cũng rất “mờ nhạt”.
Triệu chứng trên đường hô hấp của hen suyễn dị ứng cũng “tương đồng” với hen suyễn thông thường:
- Thở khò khè, khó thở
- Tức ngực
- Thở nhanh
- Ho
Khó thở là triệu chứng đặc trưng của hen phế quản dị ứng!
Ngoài ra, hen phế quản dị ứng cũng có thể xảy ra trên da và niêm mạc:
- Ngứa da
- Phát ban
- Da tróc vảy
- Ngứa mũi, chảy nước mũi
- Ngứa, chảy nước mắt
- Sưng phù nề mặt, niêm mạc lưỡi
- Ngứa toàn bộ khoang miệng
Những triệu chứng trên có thể không tập trung vào một người. Mỗi người sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng khác nhau và mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng này cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
4. Biến chứng của hen suyễn dị ứng
Những triệu chứng này có thể ập đến bất chợt như một “cơn mưa rào” khiến bạn trở tay không kịp, nhưng biến chứng đằng sau nó mới là điều đáng nói ở đây.
Hen phế quản dị ứng (hen suyễn dị ứng) có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng. Đừng chủ quan bởi những biến chứng của hen phế quản dị ứng có thể lấy đi mạng sống của bạn, bởi biến chứng đó là sốc phản vệ.
Biểu hiện của sốc phản vệ là một dãy dài những “tín hiệu khẩn cấp” dưới đây:
- Phản ứng ở da, bao gồm ngứa da, đỏ hay tái da
- Da nóng
- Miệng và mặt sưng, phù nề, bạn có thể cảm thấy ngứa hoặc không
- Lo lắng, bồn chồn
- Lẫn lộn
- Ho
- Nôn, buồn nôn
- Tiêu chảy
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Nghẹt mũi
- Nói lắp, nói líu nhíu.
- Mạch nhanh nhưng yếu.
5. Chẩn đoán hen phế quản dị ứng
Bác sỹ sẽ dựa vào những “chỉ số” nào để có thể khẳng định bạn đang bị hen phế quản dị ứng chứ không phải là một loại hen phế quản khác.
Bác sỹ sẽ “xem lại” lịch sử những phản ứng dị ứng trước đây của bạn, hoặc tiền sử hen phế quản dị ứng của những người thân của bạn.
Một số câu hỏi cũng sẽ được đặt ra với bạn để bác sỹ có thể ước lượng được mức độ nặng của các triệu chứng, nguyên nhân gây ra hen phế quản dị ứng, thời điểm thường diễn ra những triệu chứng …
Những xét nghiệm luôn là những yếu tố cần thiết và quan trọng để loại trừ đi nguyên nhân đến từ những bệnh hô hấp khác:
- X – Quang
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm chức nặng phổi
Chụp X – Quang xác định hen phế quản dị ứng!
6. Điều trị bệnh hen phế quản dị ứng
Những triệu chứng hen phế quản dị ứng xảy ra một cách dồn dập, và ra đi một cách nhanh chóng đúng như cách nó đến. Tuy rằng, những triệu chứng này mất đi sau thời gian nhất định, nhưng nếu không có một cách “ứng sử” đúng đắn với nó thì có thể trả giá bằng cả mạng sống.
Những phương pháp điều trị của hen phế quản dị ứng thường chỉ áp dụng khi gặp đợt hen phế quản cấp tính, làm giảm đi những triệu chứng của bệnh, đặc biệt là làm đường thở của bạn trở nên “thông thoáng” dễ thở hơn.
6.1 Thuốc giãn phế quản
Thuốc giãn phế quản là thuốc làm thư giãn các cơ xung quanh đường thở. Khi các cơ này được “thư giãn” sẽ dần giãn ra, đường thở của bạn được mở rộng.
Thuốc giãn phế quản là thuốc ưu tiên dùng hàng đầu tại nhà, thường được bào chế ở dạng xịt hoặc hít. Đây là dạng bào chế rât sphuf hợp với những người hen phế quản dị ứng do tính tiện dụng, sử dụng dễ dàng, hiệu quả tức thì.
Một số thuốc tiêu biểu làm giãn phế quản dạng xịt cần phải được kể đến như:
- Ventolin Inhaler
- Seretide
- Asthalin
6.2 Thuốc chống viêm Steriod
Những triệu chứng sưng, phù nề trên da và niêm mạc, tiết dịch đường hô hấp là biểu hiện đặc trưng của viêm. Steroid là thuốc có thể can thiệp vào những phản ứng viêm diễn ra trong cơ thể, làm chậm và chặn đứng những phản ứng đó.
Mặc dù steroid có cả dạng uống và tiêm, nhưng các bác sỹ thông thường sẽ sử dụng chúng dưới dạng khí dung, thông qua ống hít. Điều này cho phép thuốc có thể “tiếp cận” vị trí viêm một cách nhanh chóng hơn.
>>> Xem thêm: Thuốc gây hen phế quản thường gặp nhất, tuyệt đối phải tránh xa!
6.3 Thở oxy
Khó thở là “cản trở” lớn nhất nếu bạn đang trong một con hen phế quản cấp tính. Nồng độ oxy trong máu của bạn có thể xuống thấp đến mức báo động. Đây là lý do chính bác sỹ chỉ định thở oxy cho bạn.
Nếu nồng độ oxy xuống thấp quá mức có thể ảnh hưởng đến hoạt động của những cơ quan quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là não bộ, đây là cơ quan không hề có lượng oxy dự trữ, nếu thiếu oxy não có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn.
Thở Oxy – biện pháp cần thiết với hen phế quản dị ứng!
7. Phòng tránh hen suyễn dị ứng
Những phương pháp điều trị sẽ chỉ có tác dụng khi bạn đang trong cơn hen phế quản cấp tính, nhưng những cách phòng tránh sẽ là cách giúp bạn “tránh xa” những đợt hen phế quản cấp tính này.
>>> Bệnh hen suyễn có lây không?
Những cách phòng tránh sau bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay trong căn nhà của mình:
- Tránh xa những nguyên nhân có thể dẫn đến hen phế quản dị ứng
- Lau dọn nhà cửa định kỳ: loại bỏ tối đa bụi, và gián trong nhà
- Không nên nuôi thú cưng trong nhà
- Tránh xa khói thuốc lá
- Không nên cắm hoa trong nhà, phòng ngủ.
- Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà
- Uống nhiều nước
- Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày
- Ra ngoài đường nên bịt khẩu trang
- Luyện tập thẻ dục, thể thao nâng cao sức khỏe
- Tránh xúc động quá mức
- Mặc đủ ấm khi thời tiết trở lạnh
- Cần thận trọng với những thức ăn lạ
Hen phế quản dị ứng sẽ không còn đáng sợ nếu bạn thực hiện tốt những cách phòng tránh trên đây!
Mặc dù hen phế quản dị ứng có những triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên hy vọng qua bài viết “Đừng chủ quan với hen phế quản dị ứng” sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết để phòng tránh cũng như có những xử lý thích hợp khi gặp phải cơn hen phế quản dị ứng cấp. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm