Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn 1 là giai đoạn đầu tiên của căn bệnh đường hô hấp này. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng đặc trưng bởi sự hạn chế lưu lượng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Và để hiểu rõ hơn những biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn 1 thì bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây.
1. Những triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD giai đoạn 1
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 1 (viết tắt là COPD giai đoạn 1) không có nhiều triệu chứng và bạn sẽ không thể biết cũng như nhận ra bệnh được ngay. Bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể và phải mất nhiều năm mới bộc lộ ra ngoài. Nếu như không chú ý bạn sẽ bỏ sót giai đoạn đầu tiên này. Chính vì vậy ở giai đoạn 1 thì hầu hết mọi người đều không biết mình bị phổi tắc nghẽn mãn tính cho đến các giai đoạn sau.
Những triệu chứng của COPD giai đoạn 1 có thể xảy ra thường sẽ là ho, có đờm, bị hụt hơi,... Tuy nhiên những triệu chứng này sẽ khiến người bệnh tưởng rằng mình chỉ bị viêm họng thông thường. Đặc biệt, bệnh lý xảy ra nhiều ở tuổi già, vậy nên nhiều người sẽ chủ quan cho rằng do cơ thể già đi và không để ý nhiều. Bạn nên chú ý đi đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị sớm nhất.
2. Chẩn đoán bệnh COPD giai đoạn 1 như thế nào?
Bác sĩ có thể sử dụng 1 trong các cách dưới đây để xác định bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 1, cụ thể là.
Phép đo xoắn ốc
Đây là bài kiểm tra nhịp thở vô cùng đơn giản để bác sĩ có thể biết được bạn có bị mắc COPD hay không và bệnh đang ở giai đoạn nào. Bạn hít một hơi thật sâu và sau đó thổi mạnh vào 1 ống được nối với dung kế. Sau đó bạn nên hít một loại thuốc giúp mở đường thở và sau đó thổi vào ống 1 lần nữa.
Bài kiểm tra sẽ cho bạn biết:
- Lượng không khí bạn thở ra
- Lượng khí bay ra ở trong giây đầu tiên là bao nhiêu
Bác sĩ sau đó sẽ sử dụng những kết quả này để đánh giá chính xác tình trạng của phổi. Nếu như chỉ số đánh giá chức năng phổi FEV1 cao hơn 80% thì bệnh của bạn đang ở giai đoạn 1.
Xét nghiệm thiếu hụt enzym alpha-1-antitrypsin (AAt)
Xét nghiệm thiếu hụt enzym alpha-1-antitrypsin (AAt) này sẽ giúp đánh giá những bất thường trong máu có thể gây ra bệnh COPD. Xét nghiệm này được dành cho người dưới 45 tuổi và trong gia đình bạn có tiền sử bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ngoài ra, một số kỹ thuật khác cũng có thể giúp đánh giá chức năng phổi bao gồm: Chụp X quang hay CT ngực, kiểm tra đi bộ 6 phút, xét nghiệm máu,...
3. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 1 như thế nào?
- Nếu bạn bị mắc bệnh COPD giai đoạn 1 thì các bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn để giúp bạn dễ dàng thở hơn. Bạn nên dùng khi ho nhiều và khi bị khó thở.
- Người bệnh nên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và điều độ để nâng cao sức khỏe.
- Bạn nên giữ tâm trạng thoải mái, ổn định và không nên quá lo lắng về tình trạng sức khỏe.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, bổ sung nhiều vitamin cũng như khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe.
- Bỏ thuốc lá nếu như bạn có sử dụng. Thuốc lá là một yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và cũng là nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
4. Các câu hỏi thường gặp về bệnh COPD giai đoạn 1
4.1. COPD giai đoạn 1 có chữa khỏi được không?
Bất kỳ giai đoạn nào của bệnh phổi mãn tính COPD thì đều không thể chữa được, dù là ở giai đoạn sớm hay giai đoạn cuối. Tuy nhiên, việc sớm phát hiện bệnh COPD sẽ giúp cho bạn có hướng điều trị sớm. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển đến các giai đoạn sau cũng như giúp kéo dài sự sống cho người bệnh.
4.2. Tại sao việc phát hiện sớm COPD lại đóng vai trò quan trọng?
Việc phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 1 sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bác sĩ cũng như bệnh nhân. Các bác sĩ có thể xác định được rõ tình trạng sức khỏe của người bệnh và từ đó đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp nhất. Bệnh nhân qua đó cũng sẽ có lối sống cũng như có các biện pháp giúp giảm những triệu chứng bệnh.
Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp người bệnh kéo dài sự sống càng lâu càng tốt và tránh để bệnh phát triển nhanh đến những giai đoạn nặng hơn.
4.3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn 1 khi nào tôi cần gặp bác sĩ?
Thường ở giai đoạn sớm của bệnh sẽ không có nhiều triệu chứng cụ thể, tuy nhiên nếu như bạn ho nhiều, khó thở và tức ngực thường xuyên, thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn.
Trên thực tế thì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD chưa có nhiều biểu hiện cũng như nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên việc phát hiện sớm cũng như điều trị sớm bệnh sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh và đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Nếu như có dấu hiệu bất thường bạn nên gặp bác sĩ để nhận được những tư vấn chính xác nhất và từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn 1. Giai đoạn này là giai đoạn sớm nên thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên những đối tượng mà có các yếu tố nguy cơ cần chú ý quan sát những biểu hiện của cơ thể để đi thăm khám và phát hiện sớm để có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm