Chẩn đoán COPD sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm

Sẽ khó khăn khi chẩn đoán COPD – bệnh phổi tắc nghẽn mãn tinh vì các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp, tim mạch khác, đặc biệt là khi người bệnh có thể mắc đồng thời cả COPD với các bệnh lý đó. Hiểu thêm về chẩn đoán COPD qua bài viết dưới đây để nhận diện đúng tình trạng bệnh của bạn nhé!

1. Chẩn đoán COPD như thế nào?

Bệnh COPD – bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên được tiến hành ở bất kỳ người bệnh nào có triệu chứng ho mãn tính, nhiều đờm, thở khò khè hoặc khó thở và có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ COPD.

Bệnh COPD thường được chẩn đoán rất muộn, khoảng từ 40 tuổi trở lên. Bởi thông thường sau một thời gian xuất hiện các triệu chứng ho đờm mạn tính, tình trạng tắc nghẽn thông khí mới phát triển và khi này triệu chứng khó thở mới thôi thúc người bệnh đi khám bệnh.

Để chẩn đoán COPD, đầu tiên bác sĩ của bạn sẽ hỏi bạn về thói quen sống (hút thuốc, môi trường ô nhiễm,…), tiền sử bệnh tật cũng như tiền sử mắc COPD trong gia đình bạn. Có một số tình trạng y tế sẽ là yếu tố nguy cơ, nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như thiếu hụt men ATT1, nhiễm trùng hô hấp mạn tính,…

Tiếp đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ về triệu chứng COPD mà bạn gặp phải.

  • Bạn có những triệu chứng nào?
  • Có nặng không, tần xuất xuất hiện thế nào?
  • Các triệu chứng kéo dài bao lâu?

Các triệu chứng của COPD điển hình như:

  • Ho
  • Khò khè
  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Nhiều đờm

Các triệu chứng thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đang bị hụt hơi khi bạn đang thực hiện một hoạt động bạn từng làm mà trước đây bạn vốn không gặp phải bất kỳ khó khăn nào, chẳng hạn như đi bộ hoặc nấu ăn.

Sau đó, bác sĩ cũng sẽ sử dụng ống nghe để nghe âm thanh từ ngực của bạn như thở khò khè. Dựa trên những gì bác sĩ nghe được, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số hoặc tất cả các xét nghiệm dưới đây (phần 2).

  • Đo phế dung.
  • Test giãn phế quản.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch.
  • Chụp X – quang.
  • Chụp CT.
  • Xét nghiệm đờm.
  • Xét nghiệm yếu tố di truyền.
  • Điện tâm đồ.

Trong các xét nghiệm trên, đo phế dung là xét nghiệm chính để chẩn đoán xác định COPD. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số xét nghiệm bổ sung rất hữu ích để loại trừ các bệnh dễ nhầm lẫn với COPD (chẩn đoán phân biệt).

Một số bệnh dễ nhầm lẫn với COPD (vì cũng có các triệu chứng tương tự COPD) bao gồm:

  • Giãn phế quản
  • Hen suyễn
  • Viêm phổi
  • Suy tim sung huyết.

Đặc biệt khó khăn cho chẩn đoán COPD hơn, khi thực chất người bệnh bị đồng thời COPD và các bệnh này.

2. Các xét nghiệm trong chẩn đoán COPD

Dưới đây là các xét nghiệm thường gặp trong chẩn đoán COPD.

2.1. Đo phế dung

Đo phế dung là xét nghiệm chính, đáng tin cậy nhất để chẩn đoán COPD.

Đây là một bài kiểm tra hơi thở đơn giản, giúp xác định phổi của bạn có hoạt động tốt không và hoạt động tốt như thế nào. Nó đo lượng không khí mà bạn có thể hít vào cũng như lượng và tốc độ bạn đẩy không khí ra khỏi phổi nhanh như thế nào.

Và với kết quả đo khí phế dung, bác sĩ sẽ biết được phổi của bạn có bị tắc nghẽn hoặc hạn chế thông khí hay không. Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn như COPD sẽ gặp khó khăn khi đẩy không khí ra khỏi phổi khi họ thở ra.

Các chỉ số đo phế dung trong chẩn đoán COPD bao gồm:

  • FVC (dung tích sống gắng sức): Thể tích không khí bạn mà có thể thở ra trong một lần.
  • FEV1 (lưu lượng thở ra gắng sức trong 1 giây): Thể tích không khí mà bạn có thể thở ra trong 1 giây.

Nếu tỷ lệ FEV1/FVC báo hiệu sự tắc nghẽn luồng khí phổi. Khi FEV1/FVC ≤ 70% cho thấy rằng có thể bạn đã bị COPD hoặc hen suyễn.

Ngoài ra, chỉ số FEV1 còn được sử dụng để xác định giai đoạn bệnh COPD. Theo Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Gold) giai đoạn COPD căn cứ theo tỷ lệ % của FEV1 so với giá trị FEV1 dự đoán.

  • ≥ 80 % - Nhẹ
  • 50 – 79 % - Trung bình
  • 30 – 49 % - Nặng
  • ≤ 29 % - Rất nặng

Thực hiện bài kiểm tra này rất đơn giản theo các bước sau:

  1. Đeo kẹp mũi. Kẹp này ngăn bạn thở qua đường mũi, đảm bảo rằng tất cả không khí bạn hít thở đi qua miệng.
  2. Đặt một ống nhựa vào miệng, ống này nối với hô hấp kế.
  3. Hít vào thật sâu rồi thổi mạnh hết sức đẩy tất cả không khí trong hai phổi vào ống nhựa.
  4. Bác sĩ đọc kết quả.

Thông thường, bạn sẽ phải lặp lại quá trình trên 3 lần và bác sĩ sẽ lấy kết quả cuối cùng là giá trị cao nhất của bài kiểm tra.

2.2. Test giãn phế quản

Test giãn phế quản là xét nghiệm kết hợp đo phế dung với việc sử dụng thuốc giãn phế quản (loại thuốc giúp đường thở của bạn mở rộng hơn).

Đối với test này, trước tiên, bác sĩ sẽ đo phế dung của bạn (khi chưa uống thuốc giãn phế quản) để có được chỉ số đánh giá cơ bản về chức năng phổi. Sau đó khoảng 15 phút, bạn sẽ uống một liều thuốc giãn phế quản và lặp lại một lần nữa phép đo phế dung.

Thông qua các kết quả đo phế dung thu được, bác sĩ sẽ xác định được thuốc giãn phế quản có ảnh hưởng đến lượng không khí mà bạn có thể hít vào và thở ra hay không.

Không chỉ giúp chẩn đoán bệnh COPD, test giãn phế quản còn được sử dụng theo dõi điều trị của những người bệnh mắc COPD, hen suyễn, hoặc cả hai (COPD chồng chéo hen suyễn); giúp biết rằng thuốc giãn phế quản hiện tại có hiệu quả hay không, có cần điều chỉnh thay thế thuốc hay không.

2.3. X – quang ngực

Chỉ chụp X – quang ngực sẽ không đủ giá trị chẩn đoán COPD và không thể giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh COPD; tuy nhiên nó sẽ chỉ ra:

  • Các tổn thương phổi nếu có như các nốt phổi, khí phế thũng, hoặc các u phổi.
  • Các dấu hiệu của COPD như phổi bị phì đại, cơ hoành phẳng và hạ thấp, tim dài.
  • Hay các tình trạng khác không phải COPD có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng cho người bệnh (ung thư phổi, suy tim, viêm phổi,…).

2.3. Chụp CT

Chụp CT là xét nghiệm hình ảnh chẩn đoán COPD chi tiết hơn nhiều so với chụp X – quang ngực.

Bạn sẽ nằm trên một chiếc bàn di chuyển vào máy quét CT có hình dạng như một đường hầm. Khi máy quét di chuyển xung quanh bạn để chụp ảnh, bạn sẽ nghe thấy tiếng click và nhiều âm thanh khác nhau. Toàn bộ quá trình quét sẽ mất khoảng 30 phút.

Cũng như chụp X – quang, xét nghiệm này không gây đau đớn nhưng bạn sẽ phải tiếp xúc với một lượng nhỏ phóng xạ.

Bức xạ trong chụp CT lớn hơn so với X – quang cổ điển. Mặc dù bạn chỉ phải nhận một lượng phóng xạ tương đối thấp cho mỗi lần xét nghiệm nhưng nếu chụp X – quang quá nhiều lần và thường xuyên, nó có thể làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư của bạn.

>>> Xem thêm: Khám bệnh COPD ở đâu?

2.4. Xét nghiệm khí máu động mạch

Xét nghiệm khí máu động mạch là xét nghiệm đo nồng độ oxy và CO2 trong máu của bạn, từ đó bác sĩ sẽ đánh giá được chức năng trao đổi khí của phổi (cung cấp oxy và đào thải khí CO2 khỏi cơ thể).

Ở những người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tinh có tổn thương phế nang nên cản trở việc đẩy không khí ra khỏi phổi. Không khí bị giữ lại, nồng độ CO2 máu có thể tăng lên.

Xét nghiệm khí máu động mạch còn có thể cho biết mức độ nghiêm trọng của bệnh COPD cũng như liệu bạn có phải sử dụng liệu pháp oxy hay không.

Hầu hết mọi người sẽ không gặp khó khăn gì khi thực hiện xét nghiệm này. Có thể chỉ là cảm giác đau nhói và vết bầm rất nhỏ khi kim đâm vào. Cụ thể, nhân viên y tế sẽ đưa một mũi kim vào ngón tay của bạn để đo và theo dõi độ bão hòa oxy trong máu.

2.5. Xét nghiệm yếu tố di truyền

Mặc dù hút thuốc và tiếp xúc với các chất có hại trong môi trường là nguyên nhân chính gây nên bệnh COPD, nhưng hiếm khi, COPD có thể phát triển do thiếu hụt alpha-1 antitrypsin (ATT) – một tình trạng di truyền.

ATT là một loại protein được tạo ra bởi gan, giúp bảo vệ phổi khỏi các chất kích thích như ô nhiễm hoặc thuốc lá. Vậy nên thiếu ATT sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh COPD và có thể khiến COPD phát triển ở độ tuổi sớm hơn bình thường.

Các bác sĩ có thể sử dụng sàng lọc thiếu AAT để giúp họ xác nhận chẩn đoán COPD khi không có nguyên nhân rõ ràng. Chẳng hạn như nếu bạn được chẩn đoán COPD nhưng bạn chưa bao hút thuốc, bạn không làm việc trong môi trường đầy hóa chất, ô nhiễm có hại hoặc bạn dưới 50 tuổi, bạn có thể bị COPD do thiếu ATT.

Để xác định một người có bị thiếu ATT hay không, các bác sĩ lấy mẫu máu và đo lượng ATT trong máu. Nồng độ ATT trong máu thấp cho thấy họ có thể bị thiếu ATT. Thông thường, nồng độ ATT trong máu càng thấp thì nguy cơ mắc COPD càng cao.

2.6. Xét nghiệm đờm

Đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm đờm, đặc biệt nếu bạn bị ho nhiều.

Phân tích đờm có thể giúp xác định nguyên nhân gây khó thở chẳng hạn như nhiễm khuẩn, COPD bội nhiễm. Tìm ra vi khuẩn sẽ giúp chỉ định đúng thuốc kháng sinh và điều trị hiệu quả.

2.7. Điện tâm đồ

Điện tâm đồ sẽ giúp xác định xem tình trạng khó thở của bạn là vì bệnh tim hay bệnh phổi, hoặc các biến chứng trên tim của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bởi theo thời gian, triệu chứng khó thở của bệnh COPD có thể dẫn đến các bệnh tim mạch như nhịp tim bất thường, suy tim và đau tim.

Khi đo điện tâm đồ, bạn có thể bị kích ứng ở khu vực da đặt điện cực.

3. Chuẩn bị gì chẩn đoán COPD?

Các xét nghiệm chẩn đoán COPD đều thực hiện tương đối đơn giản. Tuy nhiên, trước buổi kiểm tra, bạn nên chú ý một vài điều sau đây:

- Ghi nhớ những thuốc mà bạn đang sử dụng, hoặc mới ngừng sử dụng, vì chúng có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm. Ví dụ như với test giãn phế quản, bạn phải ngưng sử dụng thuốc giãn phế quản cho đến buổi khám bệnh.

- Không ăn sáng, vì nó có thể ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm máu.

- Hạn chế mang trang sức, phụ kiện, mặc quần áo thoải mái. Bạn sẽ phải bỏ chúng ra khi chụp X – quang.

- Chuẩn bị một số thông tin về tình trạng sức khỏe của bạn, bao gồm:

  • Hiện tại bạn có hút thuốc không? Hay bạn đã từng hút thuốc trước đây?
  • Bạn có thường xuyên bị hụt hơi?
  • Điều gì làm bạn khó thở tồi tệ hơn?
  • Bạn có bị ho không Bạn bị ho bao lâu rồi?
  • Bạn có ho ra đờm (đờm, chất nhầy) không?
  • Có ai hoặc có ai trong gia đình bạn bị bệnh phổi không?
  • Bạn có bị nhiễm trùng phổi nhiều lần khi còn trẻ không?

Vì COPD là một tình trạng tiến triển với các triệu chứng có thể giống với các bệnh khác, nên việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng. Phát hiện và điều trị sớm có thể giúp làm chậm tiến triển của COPD và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy đến sớm cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán COPD và điều trị kịp thời nhé.

Ds. Thu Hương

Xếp hạng: 5 (1 phiếu bầu)

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy...

Gửi câu hỏi

Tôi bị ho mấy hôm nay, sưng đau rát họng. Có dùng được xịt họng Bảo Khí Khang không?
Trả lời:

Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate

- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm

Tôi muốn đặt mua Bảo Khí Khang 120 viên. SĐT của tôi là 01667219775
Trả lời:

Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Trả lời:

Chào bạn,

Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.

Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm

Tôi được chẩn đoán mắc COPD cấp độ 2. Tôi có cần thay đổi gì trong sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình?
Trả lời:

Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:

-          Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm

Tôi nghe đài thì thấy giới thiệu cây Lá Hen có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh Hen suyễn. Vậy, tôi muốn hỏi, cách sử dụng Lá Hen như thế nào?
Trả lời:

Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm

Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy nhiên về thời gian dùng để có cảm nhận triệu chứng bệnh thay đổi rõ ràng thì có bác dùng sau 5 hộp có tác dụng, có bác dùng sau 7 hộp, thậm có bác dùng tới hai tháng mới có tác dụng. Vì sao có sự khác nhau này?
Trả lời:

Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:

Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.

Thứ hai là...Xem thêm

Điểm bán Bảo Khí Khang

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng