Bật mí những ý nghĩa “quan trọng” của X – quang COPD

Hình ảnh X – quang COPD ngực chứa rất nhiều “thông điệp sức khỏe” biểu lộ tình trạng bệnh tật không chỉ của lá phổi mà còn của tim mạch, cơ hoành và lồng ngực. Tuy vậy, tia X khi chụp X – quang cũng tiềm ẩn mối nguy hiểm nhất định đối với cơ thể bạn. Hiểu thêm về X – quang ngực qua bài viết dưới đây để có cái nhìn chính xác hơn về căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng như các biện pháp giúp chụp X – quang một cách an toàn nhé!

1. Một cái nhìn cơ bản về bệnh COPD và X – quang COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD là một dạng bệnh lý tắc nghẽn đường thông khí ở phổi, tiến triển nặng dần theo thời gian với các triệu chứng điển hình là ho, đờm nhầy, khó thở, thở khò khè và các triệu chứng khác tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể bị COPD, bạn sẽ cần phải trải qua một vài xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán. Một trong số đó là X – quang ngực.

Chụp X – quang ngực là một cách giúp chẩn đoán COPD nhanh chóng, không xâm lấn và không đau. Nó sử dụng những sóng điện từ để tạo ra hình ảnh của phổi, tim, cơ hoành và lồng ngực. Nhìn nhận những bất thường (phần 3) của các hình ảnh này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho chẩn đoán COPD.

Trong COPD có hai tình trạng phổ biến nhất là khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. X – quang COPD có thể không tiết lộ nhiều thông tin nếu tình trạng chủ yếu là viêm phế quản mãn tính. Nhưng với khí phế thũng, có thể thấy nhiều vấn đề về cấu trúc phổi hơn.

2.  Chuẩn bị gi khi chụp X – quang ngực

Bạn chỉ cần chuẩn bị một vài điều đơn gian cho buổi chụp X – quang.

Đầu tiên, bạn cần tháo bỏ tất cả các đồ trang sức, phụ kiện trên cơ thể có thể cản trở quá trình chụp X – quang theo yêu cầu của nhân viên y tế.

Tiếp đó, bạn cần cởi bỏ quần áo và mặc một chiếc áo choàng của bệnh viện thay vì các trang phục thông thường. Nhân viên y tế cũng có thể cung cấp cho bạn một thứ trông như cái tạp dề để bảo vệ cơ quan sinh sản của bạn khỏi bức xạ được sử dụng trong chụp X – quang.

Quá trình chụp X – quang ngực có thể thực hiện khi bạn đứng lên hoặc nằm xuống. Nhưng thông thường, chụp X – quang ngực khi bạn đang đứng, trừ khi các triệu chứng khiến bạn gặp khó khắn để đứng chụp.

Ngoài ra, nếu bác sĩ nghĩ rằng xung quanh phổi bạn có chứa chất lỏng (gọi là tràn dịch màng phổi), bác sĩ sẽ muốn xem thêm hình ảnh bổ sung về phổi (copd lung x ray) của bạn và chụp X – quang ở tư thế nằm nghiêng.

Hình ảnh chụp X – quang ngực (copd chest x ray) sẽ thường có ngay sau đó, hoặc lâu nhất là 1-2 tiếng sau khi chụp, tùy vào dịch vụ và số lượng người bệnh tại bệnh viện mà bạn đến khám COPD.

3. Hình ảnh X – quang của người bệnh COPD

Thông qua hình ảnh X – quang (copd x ray image), các bác sĩ sẽ chia sẻ và giải thích với bạn những điều bất thường đang diễn ra trong cơ thể bạn.

Những dấu hiệu của COPD có thể xuất hiện trên X – quang của người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường gặp là tăng kích thước phổi, cơ hoành thấp và phẳng hơn bình thường, và tim trông dài hơn…

3.1. Tăng kích thước phổi

X  - quang  phổi của những người bị COPD có thể cho thấy phổi có kích thước lớn hơn hay còn gọi là phổi bị phì đại.

Điều này xảy ra khi các mô phổi đã bị tổn thương và mất tính đàn hồi khiến phổi không loại bỏ được và giữ lại không khí sau mỗi hơi thở.

Hệ quả là quá trình trao đổi khí ở người bệnh COPD bị hạn chế, dẫn đến các triệu chứng bao gồm khó thở, thở khò khè.

3.2. Cơ hoành thấp, phẳng

X – quang cũng có thể tiết lộ những thay đổi cấu trúc trong phổi hoặc mô xung quanh phổi, chằng hạn như cơ hoành thấp và phẳng hơn so với bình thường. Đây cũng là kết quả của sự gia tăng kích thước phổi, phổi lớn hơn chống lại cơ hoành, buộc nó bị đẩy xuống.

3.3. Thay đổi trong đường thở

Những thay đổi sớm trong đường thở của phổi là một dấu hiệu sớm của COPD. Tuy nhiên, có thể khó chẩn đoán chính xác những thay đổi này trên X – quang.

Khi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào quan trọng trên đường thở, các bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra bổ sung.

3.4. Bullae

Các bác sĩ cũng có thể xác định Bullae trên X – quang của người bệnh COPD.

Bullae là những mụn nước chứa đầy không khí hình thành gần bề mặt của phổi. Bullae có kích thước khá lớn (hơn 1 cm) và chiếm đáng kể không gian của phổi, gây cản trở hoạt động của phổi.

Bullae loại nhỏ hơn được gọi là Blebs. Và vì kích thước nhỏ nên các Blebs thường không thể nhìn thấy được trên X – quang ngực.

Nếu người bệnh COPD xuất hiện các “mụn nước” này, họ sẽ thường được các bác sĩ yêu cầu làm phẫu thuật để loại bỏ chúng vì nếu không được chữa trị kịp thời chúng sẽ gây những nguy hiểm nghiêm trọng.

Khi chẳng may một Bullae hoặc Bleb bị vỡ, sẽ tạo ra một lỗ rò không khí, đưa không khí thoát ra khỏi phổi khiến nó sụp đổ. Điều này được gọi là tràn khí màng phổi tự phát và người bệnh sẽ cần nhận điều trị y tế khẩn cấp. Các triệu chứng điển hình là đau ngực nặng, khó thở tăng.

3.5. Tim dài

Trái tim của bạn có thể sẽ bị thay đổi hình dạng do sự phát triển của COPD. Đó là khi kích thước phổi tăng, chèn ép lấy mất “chỗ nằm” của tim, buộc nó phải thay đổi hình dạng, dài ra để thích nghi.

4. Khi hình ảnh X – quang không phải COPD

Cảm giác khó chịu ở ngực (tức ngực, khó thở) còn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác ngoài COPD như tim mạch.

Nên nếu kết quả chụp  X – quang không có những biểu hiện của bệnh COPD nói trên, bác sĩ sẽ kiểm tra xem liệu có vấn đề nào khác gây đau ngực, khó thở, hay thở khò khè hay không.

Trên hình ảnh X  - quang lồng ngực cũng cung cấp các thông tin về giá trị biểu thị sức khỏe tim và mạch máu xung quanh. Cụ thể như kích thước tim, kích thước mạch máu, dấu hiệu tràn dịch quanh tim, hay là dấu hiệu vôi hóa, xơ cứng van và mạch máu.

Nó cũng cho thấy hình ảnh xương sườn hay lồng ngực có bị gãy hay vấn đề nào khác không.

Tất cả các tình trạng này đều có thể dẫn đến tức ngực, khó thở.

5. Chụp CT – Yêu cầu bổ sung

Sau khi chụp X-quang, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp cắt lớp vi tính (CT) để có hình ảnh toàn diện hơn cho chẩn đoán.

Không giống như chụp X – quang cổ điển, chỉ cho thấy hình ảnh phẳng, một chiều; chụp CT cho hình ảnh từ nhiều góc độ khác nhau, giúp bác sĩ nhìn thấy mặt cắt ngang của các cơ quan và các mô mềm khác.

Nhờ đó, chụp CT giúp bác sĩ có được cái nhìn hoàn chỉnh hơn về các cơ quan. Nó có thể được sử dụng để kiểm tra các cục máu đông trong phổi, điều mà X – quang ngực không thể làm được. Chụp CT cũng có cho nhiều chi tiết nhỏ hơn, xác định nhiều vấn đề hơn, như ung thư.

Vậy nên không có gì lạ khi bác sĩ khuyên bạn nên chụp X – quang ngực và chụp CT, tùy thuộc vào triệu chứng của bạn. X – quang ngực thường được thực hiện trước tiên vì nó nhanh, dễ tiếp cận và cung cấp thông tin hữu ích để đưa ra quyết định nhanh chóng về sự chăm sóc y tế nếu cần.

6. Mối nguy hại khi chụp X – quang COPD

Mặc dù không thể sử dụng đơn độc hình ảnh X – quang ngực để chẩn đoán xác định bệnh COPD, nhưng nó sẽ nhanh chóng cũng cấp những đánh giá quan trọng về sức khỏe lá phổi của bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng một số điều khi sử dụng xét nghiệm hình ảnh này bởi tia X mang rất nhiều mối nguy hại đối cho cơ thể (tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ tia X).

6.1. Tổn thương cục bộ da và các mô dưới da

Biểu hiện đầu tiên dễ thấy nhất là những vết đỏ trên da. Chúng xuất hiện sau khi chụp vài giờ và sẫm lại sau đó vài ngày nhưng không để lại hậu quả lâu dài.

Tuy vậy, nếu bị nguồn tia X mạnh hơn chiếu vào, tổn thương sẽ nghiêm trọng hơn với những vết đỏ phồng rộp và loét. Cường độ không cao lắm thì các vết đỏ có thể tự lành sau vài tuần nhưng ở liều cao thì sẽ diệt hết các tế bào da nên vết thương rất lâu lành, để lại sẹo. Thậm chí, khi vết thương đã quá nặng sẽ gây hoại tử và phải cắt bỏ da.

6.2. Gây hại cho thai nhi

Chụp X – quang ở phụ nữ mang thai sẽ khiến thai nhi tiếp xúc với bức xạ. Tia bức xạ có thể gây ra những thay đổi khiến các tế bào của trẻ phát triển nhanh chóng, trẻ có nguy cơ cao gặp phải các khuyết tật, dị dạng hoặc các bệnh lý bẩm sinh như bệnh bạch cầu…

6.3. Gây ung thư

Tia X làm đứt gãy AND. Và khi những tế bào này phân chia và nhân lên cũng đồng nghĩa với việc các tế bào bị tổn thương nhân lên theo.

Một số nhà khoa học đã cố tình chiếu tia X lên tay họ để nghiên cứu và thấy rằng, tia X có thể gây bỏng hoặc cháy da trong vòng vài tuần sau đó, hoặc nếu cường độ mạnh hơn sẽ gây ra các vết loét khó hồi phục.

Nguy hiểm hơn, ngay cả khi các mô da đã được chữa lành, các tế bào ung thư vẫn có thể phát triển từ đó.

6.4. Các tác hại khác

Chụp X – quang tia X quá nhiều với cường độ mạnh còn là mối nguy hại của nhiều cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm:

  • Mắt - Đục thủy tinh thể.
  • Tim mạch – Hủy hoại trực tiếp các mạch máu nhỏ, kết quả là có thể gây suy tim và tử vong.
  • Tủy xương – Bệnh máu trắng, ung thư máu.
  • Tiêu hóa – Tiêu chảy, giảm cân.
  • Sinh dục – Suy thoái buồng trứng, tiền liệt tuyến, tinh hoàn; ung thư vú.
  • Miễn dịch – Suy giảm sức đề kháng, dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng.

7. Biện pháp giảm mối nguy hại của X – quang cho người bệnh COPD

Chụp X – quang tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại, nhưng chắc chắn một điều rằng chúng ta vẫn chưa thể nói không với tia X trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Hơn 100 năm qua Y học thế giới vẫn sử dụng tia X để thấy được vai trò của nó quan trọng như thế nào.

Vì vậy, cách tốt nhất bạn có thể làm là ngăn ngừa các tác hại của tia X đối với sức khỏe.

* Thứ 1, bạn cần chọn lựa những phòng khám uy tín.

Nếu chụp X – quang không được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp và thiết bị chụp không đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ Y tế và tổ chức Y tế Thế giới WHO đề ra cùng với đội ngũ y bác sĩ chụp X – quang không được trang bị đầy đủ kiến thức thì tia X có thể vượt ra ngoài sự kiểm soát, gây nguy hiểm cho những người bệnh  và mọi người xung quanh.

* Thứ 2, thông báo với bác sĩ nếu bạn mang thai.

Nếu bạn mang thai, bạn nên nói với bác sĩ điều này trước khi chụp X – quang vì phụ nữ có thai chỉ nên chụp X – quang khi cần thiết vì mối nguy hại với thai nhi. Bạn cũng có thể sẽ cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa thêm.

* Thứ 3, không chụp X – quang quá nhiều.

Ngắt quãng khoảng cách giữa 2 lần chụp X – quang hợp lý sẽ giảm thiểu tác dụng phụ của tia X. Vì thế, nếu bạn đã chụp X – quang hoặc CT gần đây, bạn nên nói với bác sĩ để có sự điều chỉnh thích hợp.

Thời gian phù hợp giữa 2 lần chụp X - quang là 5 - 7 lần/năm, trừ những trường hợp bệnh bắt buộc được bác sĩ chỉ định.

* Thứ 4, kiểm soát tốt COPD.

Kiểm soát tốt CODP sẽ giúp ngăn cản bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn, cũng như ngăn ngừa được các biến chứng của bệnh. Và chính nhờ điều này mà bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ phải chụp X – quang để chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh tật.

Hơn 600.000 người bệnh COPD đã lựa chọn sản phẩm thảo dược Bảo Khí Khang làm giải pháp hỗ trợ điều trị COPD, giảm đờm ho khó thở của họ.

Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành riêng cho bệnh Phổi tắc nghẽn mạn - mãn tính COPD

Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:

  • Giảm: đờm, ho, khó thở
  • Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

  • 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
  • Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
  • Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.

Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.

Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.

* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Xếp hạng: 3.5 (2 phiếu bầu)

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ NGƯỜI CAO TUỔI - NHẬN NGAY PHẦN QUÀ LÊN TỚI 1.815.000Đ

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy...

Gửi câu hỏi

Tôi bị ho mấy hôm nay, sưng đau rát họng. Có dùng được xịt họng Bảo Khí Khang không?
Trả lời:

Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate

- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm

Tôi muốn đặt mua Bảo Khí Khang 120 viên. SĐT của tôi là 01667219775
Trả lời:

Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Trả lời:

Chào bạn,

Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.

Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm

Tôi được chẩn đoán mắc COPD cấp độ 2. Tôi có cần thay đổi gì trong sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình?
Trả lời:

Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:

-          Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm

Tôi nghe đài thì thấy giới thiệu cây Lá Hen có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh Hen suyễn. Vậy, tôi muốn hỏi, cách sử dụng Lá Hen như thế nào?
Trả lời:

Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm

Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy nhiên về thời gian dùng để có cảm nhận triệu chứng bệnh thay đổi rõ ràng thì có bác dùng sau 5 hộp có tác dụng, có bác dùng sau 7 hộp, thậm có bác dùng tới hai tháng mới có tác dụng. Vì sao có sự khác nhau này?
Trả lời:

Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:

Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.

Thứ hai là...Xem thêm

Điểm bán Bảo Khí Khang

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng