Khám bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD khi nào và ở đâu tốt nhất là một điều vô cùng quan trọng. Bởi đây là một căn bệnh rất nguy hiểm nhưng lại rất khó để nhận biết ở giai đoạn sớm. Do đó, hãy đọc ngay bài viết sau để nhận được lời khuyên của chuyên gia về khám bệnh COPD.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Khi nào nên đi khám bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh phát triển âm thầm.
Mới đầu người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ho, khạc đờm nên cứ cho rằng đó là do các bệnh cảm lạnh, viêm họng thông thường.
Thế nên, hầu hết các bệnh nhân chẩn đoán xác định mắc bệnh COPD là trên 40 tuổi, khi mà giai đoạn bệnh nặng xuất hiện các triệu chứng khó thở ngay cả khi làm hoạt động nhẹ nhàng thì người ta mới quan tâm đến nó.
Vậy khi nào nên đi khám bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?
Dưới đây là các yếu tố quyết định nên đi khám để phát hiện bệnh sớm nhất:
1.1. Xuất hiện triệu chứng của COPD
Khi bạn bị ho kéo dài, khạc đờm, khó thở hay bất cứ gì nghi ngờ là triệu chứng tắc nghẽn phổi mạn tính hãy tìm đến bác sĩ ngay nhé.
Thật tốt nếu đó không phải là COPD nhưng một cuộc kiểm tra sớm không bao giờ là thừa cả bởi dù sao những dấu hiệu đó cũng là cách cơ thể bạn đang lên tiếng về một vấn đề sức khỏe nào đó.
# Chớ Vội Hoang Mang: Ho - Khạc đờm - Khó thở còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác. Thế nên, bạn nên tìm hiểu chi tiết hơn các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD tại bài viết Triệu chứng của COPD.
Khi gặp triệu chứng ho, đờm khó thở kéo dài cần đi khám chẩn đoán bệnh COPD
1.2. Tiền sử gia đình có người mắc COPD
Bố hoặc mẹ của bạn đã bị mắc COPD, bản thân họ đã có tiền sử thường xuyên hút thuốc lá (hoặc bị hút thuốc lá thụ động); làm việc trong môi trường bụi và khói chất, khói bếp hay khói công nghiệp,… Bạn nên đi khám bệnh COPD khi có những triệu chứng bất thường về đường hô hấp.
1.3. Khám sức khỏe định kỳ
Đặc biệt, ở độ tuổi trung niên, các bạn nên lên lịch trình khám sức khỏe định kỳ để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình.
Phát hiện sớm và điều trị bệnh COPD kịp thời sẽ giúp bạn kiểm soát được sự tiển triển nhanh chóng của bệnh, từ đó ngăn ngừa được nhiều biến chứng COPD nguy hiểm đe dọa tính mạng của người bệnh, đồng thời hạn chế được chi phí chữa bệnh.
Vì thế, luôn lắng nghe cách sức khỏe cơ thể bạn lên tiếng và đi khám bệnh COPD sớm nhất có thể nhé!
>>> Tìm hiểu thêm: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không?
2. Khám bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD ở đâu tốt nhất?
Tại khắp các nơi trên cả nước, bạn có thể khám phổi tắc nghẽn mãn tính tại Khoa Hô hấp của các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên.
Bên cạnh đó, hệ thống bệnh viện tư nhân hiện nay cũng phát triển khá mạnh mẽ, bạn cũng có thể khám tại các phòng khám, bệnh viện uy tín tại địa phương để chẩn đoán sớm và có biện pháp chữa bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính.
2.1. Khám bệnh COPD tại Hà Nội
Tại Hà Nội, bạn có thể khám phổi tắc nghẽn tại các bệnh viện cấp huyện, quận, tỉnh và một số bệnh viện sau đây:
# Bệnh viện phổi Hà Nội.
- Địa chỉ 44 Thanh Nhàn, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 08:00 – 16:00.
# Bệnh viện phổi Trung Uơng.
- Địa chỉ 463 Hoàng Hoa Thám, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội.
- Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00.
# Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
# Chuyên khoa Hô hấp – Bệnh viện đa khoa Thu Cúc.
- Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
# Trung tâm Hô Hấp – Bệnh viện Bạch Mai.
- Địa chỉ: Tầng 6 nhà P - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
# Khoa Hô hấp Dị ứng – Bệnh viện Hữu Nghị.
- Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
# Khoa Hô Hấp & Dị Ứng – Bệnh viện Việt Pháp.
- Địa chỉ: Số 01, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
2.2. Khám bệnh COPD tại Hồ Chí Minh
Tại Hồ Chí Minh, bạn cũng có thể khám bệnh COPD tại các phòng khám bệnh viện Huyện, Quận, Thành Phố và một số bệnh viện sau:
# Khoa Nội Phổi - Bệnh viện Chợ Rẫy:
- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện luôn mở cửa
# Khoa Phổi - Bệnh viện FV:
- Địa chỉ: 6 Nguyễn Lương Bằng, phường Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.
- Thời gian mở cửa: Thứ Hai - Chủ Nhật: 07:00 - 18:45
# Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch:
- Địa chỉ: 120 Hùng Vương, P.12, Quận 5, TPHCM.
- Thời gian làm việc: Thứ 2 - thứ 6: từ 7g30 - 11g30 và 13g - 16g. Thứ 7, ngày nghỉ bù: 7g - 15g: tại phòng Khám ngoài giờ. Sau 15g: khám tại Khoa cấp cứu ngoại chẩn. Chủ nhật: 7g - 11g: tại phòng Khám ngoài giờ. Sau 11g: khám tại Khoa cấp cứu ngoại chẩn. Ngoài giờ: 16g - 18g: tại Phòng Khám ngoài giờ. 18g - 7g30 sáng hôm sau: tại Khoa cấp cứu ngoại chẩn.
*** LƯU Ý: Một số bệnh viên thành phố với số lượng bệnh nhân đông, đặc biệt là Bệnh viện Bạch Mai, bạn nên sắp xếp thời gian đến sớm để tiết kiệm được chi phí tối ưu và khám chẩn đoán bệnh chính xác.
Với bài viết trên hi vọng bạn đã biết khi nào nên đi khám phổi tắc nghẽn mãn tính và những địa chỉ khám COPD tin cậy mà bạn có thể tham khảo. Một sự phát hiện sớm sẽ luôn là sự đầu tư tốt nhất cho sức khỏe của bạn, thế nên dù cho bạn có phải đang lo lắng vì COPD hay không thì hãy cố gắng đi khám sức khỏe định kỳ nhé.
>>> Nếu bạn đang lo lắng rằng bạn có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bạn có thể gọi đến tổng đài 1800 0055 (Miễn cước) để được các Dược sĩ của Bảo Khí Khang tư vấn về bệnh và cách điều trị hiệu quả.
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm