Những biến chứng COPD - bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ reo lên như một hồi chuông cảnh báo cho những ai còn đang xem nhẹ sự nguy hiểm của bệnh lý mãn tính đường hô hấp này. COPD cứ tiến triển dần xấu dần theo thời gian . Thế nhưng, với những hành động phù hợp, bạn vẫn có thể bảo vệ bản thân và hạn chế những biến chứng nguy hiểm ấy. Tất cả đã được bật mí qua bài viết đưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD
Các biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) xảy ra chủ yếu tại phổi và biến chứng tim mạch. Đây đều là những cơ quan duy trì sự sống quan trọng nhất cho cơ thể.
1.1. Biến chứng trên phổi
- Tràn khí màng phổi: Tràn khí màng phổi gây tắc nghẽn đường dẫn khí kéo dài dẫn đến lượng khí hít vào phế nang không được thải ra hết. Lượng khí này tích tụ lại dần làm căng giãn các phế nang. Sự căng giãn liên tục lâu ngày sẽ khiến các phế nang mỏng dần, độ đàn hồi cũng giảm đi và dễ dàng vỡ vào khoang phổi gây ra tràn khí phổi.
Tràn dịch phổi – Biến chứng thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Tăng áp lực động mạch phổi: Các phế nang giãn nở liên tục còn có thể gây chèn ép vào các mao mạch phổi dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi. Hơn thế nữa ở bệnh nhân COPD sự cung cấp oxy không được đầy đủ (do đường thở bị chít hẹp, tắc nghẽn) cũng là nguyên nhân gây co thắt các tiểu động mạch và tăng áp lực cho động mạch phổi.
- Ung thư phổi: Theo báo cáo trên Tạp chí Thoracic Oncology năm 2013, ung thư phổi và COPD thường đi kèm với nhau.
1.2. Biến chứng tim mạch
- Suy tim phải: là biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính. Do tình trạng hệ hô hấp hoạt động kém dẫn đến thiếu dưỡng khí làm tăng huyết áp động mạch phổi. Bởi vì tâm thất phải của tim bơm máu vào phổi qua động mạch phổi, tăng huyết áp động mạch phổi sẽ làm cho tâm thất phải bị căng thẳng, liên tục nở rộng và cuối cùng có thể bị giãn và suy tim.
- Loạn nhịp tim (đặc biệt là rung nhĩ): nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu oxy, do suy tim hoặc rối loạn điện giải, là các tình trạng thường gặp ở bệnh nhân COPD.
- Đa hồng cầu: cũng là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân COPD do sự thiếu hụt oxy cung cấp cho cơ thể.
1.3. Biến chứng loãng xương
Loãng xương và gãy xương thực sự rất phổ biển ở những bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính và gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cột sống, các hoạt động thường ngày, chức năng hô hấp và cả tiên lượng bệnh COPD của họ.
Các nghiên cứu cho thấy rằng giảm mật độ xương và giảm chất lượng xương sẽ làm giảm độ chắc của xương, từ đó dẫn tới gãy xương trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Điều này được phát triển do hàng loạt các yếu tố nguy cơ kết tụ trong COPD như hút thuốc, tuổi cao, ít vận động, trọng lượng cơ thể thấp, suy giảm chức năng phổi, viêm, sử dụng nhóm thuốc glucocorrticoid và thiếu vitamin D.
1.4. Biến chứng thần kinh
Các triệu chứng COPD có thể đánh thức bạn vào ban đêm và điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi trong ngày hôm sau rồi lâu dần giấc ngủ của bạn sẽ bị rối loạn.
Nghiêm trọng hơn nữa là chứng ngưng thở khi ngủ - một tính trạng bạn liên tục ngừng thở khi ngủ bởi khi đó việc tạm ngưng thở cùng với mức oxy thấp có thể làm cho tình trạng bệnh COPD trở nên tồi tệ hơn.
Ngừng thở khi ngủ không được điều trị đúng cách còn làm tăng nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ cho người bệnh COPD
Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn ý thức,… do tình trạng thiếu oxy và tăng CO2 máu kéo dài. Theo công bố của tạp chí Respiratory Medicine có tới 40% số bệnh nhân COPD có biểu hiện trầm cảm nặng hoặc trầm cảm lâm sàng và 55% bệnh nhân COPD đã được chẩn đoán là rối loạn tâm thần.
>>> Dự Đoán: Tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu?
2. Cách phòng tránh biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD
Bạn thấy đấy có cả một đống những biến chứng nguy hiểm có thể tìm đến bạn thông qua bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vậy bạn có thể làm gì để ngăn chặn lại cái cuộc gặp gỡ không mong muốn này?
2.1. Tuân thủ điều trị của bác sĩ
Tuân thủ điều trị là cách tốt nhất để bạn có thể bảo vệ mình khỏi những biến chứng COPD đầy nguy hiểm ấy.
Thế nhưng, điều trị bệnh COPD thì không hề đơn giản. Nó không đơn thuần chỉ nằm ở việc dùng thuốc đúng theo chỉ định của thầy thuốc, mà còn là những bài tập phục hồi chức năng phổi, loại bỏ tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh và kích hoạt đợt cấp của COPD,...
Ngoài ra, có một sự bất cẩn vô ý ở rất nhiều người bệnh thúc đẩy sự tiến triển xấu đi của COPD mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Đó là:
" Có thể bạn sẽ gặp khó khăn với việc ghi nhớ những chỉ định điều trị của bác sĩ để rồi nay bỏ xót quên mất chưa uống loại thuốc này, mai lại uống quá giờ loại thuốc kia chẳng hạn. Điều này thì không tốt chút nào nếu bạn muốn bệnh được điều trị hiệu quả nhất và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của COPD.
Thế nên, hãy phân thuốc theo ngày trong dụng cụ đựng thuốc chuyện dụng, ghi chú thời gian sử dụng, số lượng thuốc vào bao bì và cũng có thể nhờ trợ giúp chăm sóc từ người thân của bạn. Nhớ nhé, nghiêm ngặt tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của bác sĩ mới có thế giúp bạn ngăn chặn sự hình thành các biến chứng nguy hiểm trên được."
2.2. Cạch mặt thuốc lá
Bước quan trọng nhất trong bất kỳ kế hoạch điều trị cho người COPD hút thuốc lá là dừng hút thuốc. Đó là cách duy nhất để giữ cho COPD không trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Tuy nhiên việc bỏ thuốc là điều tương đối khó khăn. Bạn nên lên một kế hoạch cụ thể và sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ cai thuốc.
2.3. Kết thân với các bài tập thể dục
COPD sẽ lấy đi hứng thú của bạn dành cho các bài tập thể dục nhất là khi bệnh đã ở giai đoạn nặng bởi khó thở trong COPD có thể xuất hiện ngay cả chỉ với những hoạt động sinh hoạt nhẹ nhàng hàng ngày. Nhưng 1 bài tập vừa phải sẽ giúp bạn tăng cường chức năng phổi, hoạt động của các cơ hô hấp cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.
Thế nên hãy hỏi bác sĩ của bạn và lựa chọn những bài tập đòi hỏi ít năng lượng như dưỡng sinh, yoga,...để ngăn chặn sự hình thành các biến chứng COPD đầy nguy hiểm kia nhé.
Tập thể dục nhẹ nhàng phòng ngừa biến chứng COPD
2.4. Thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ và hợp lý là điều cần thiết giúp duy trì nền tảng sức khỏe cho bệnh nhân. Hơn nữa, nhiều khi những thức phẩm mà bạn ăn cũng có thể hoặc là giúp ích hoặc là làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Vì thế, để phòng ngừa sự xuất hiện các biến chứng COPD bạn cần luôn thật chú ý đến chế độ ăn uống của mình .
>>> Xem thêm: Bệnh phổi tăc nghẽn mạn tính nên ăn gì?
2.5. Bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại
Nếu bạn đang bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và còn gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, bị dị ứng hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào đó thì có thể làm cho diễn biến của bệnh tiến triển nhanh hơn rồi kéo theo đó là những biến chứng của COPD. Cho nên, bạn cần bảo vệ mình bằng cách tránh xa các nguồn lây các bệnh truyền nhiễm và các tác nhân gây hại khác.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm được những biến chứng COPD nguy hiểm thế nào và có được cách phòng ngừa hiệu quả. Chúc cho những người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ chung sống tốt với căn bệnh này.
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành riêng cho bệnh Phổi tắc nghẽn mạn - mãn tính COPD
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.
Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm