Bạn bị hen suyễn, ngoài việc sử dụng thuốc tây theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa thì việc kiểm soát hen bằng thảo dược cũng có tác dụng rất hiệu quả.
Bạn bị hen suyễn, ngoài việc sử dụng thuốc tây theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa thì việc kiểm soát hen bằng thảo dược cũng có tác dụng rất hiệu quả.
Lá Hen: còn có tên gọi khác là Nam tì bà, Bàng Biển, Bồng Bồng, Cốc May…Theo Đông y, lá Hen có vị đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch, trừ ho. Thường dùng lá, hoa, vỏ thân, vỏ rễ…có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các dược liệu khác để đạt hiệu quả kiểm soát bệnh tối ưu. Ngoài ra, lá tươi còn được giã đắp để chữa mụn nhọt, rắn cắn. Hoa, vỏ rễ tán bột uống dùng cho người bị cảm lạnh, ho, hen suyễn, khó tiêu, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp…
Những nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy các hoạt chất trong lá hen như calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol …có nhiều tác dụng sinh học rất quý như tăng sức bóp cơ tim, kháng viêm, kháng histamin, giảm đau, chống oxy hóa, phòng ngừa nhiễm khuẩn...Ngoài ra, α- và β – amyrin trong lá Hen còn giúp làm giảm tổng hợp Leukotriene bằng cách ức chế men lipoxygenase (Leukotriene là các chất trung gian tham gia vào phản ứng viêm niêm mạc đường thở, gây ra co thắt và tăng tính phản ứng phế quản). Điều này giúp mang lại hiệu quả chống viêm và giãn phế quản. Tuy nhiên, do trong lá Hen có độc, do vậy, không nên tự ý thu hái và sử dụng.
![]()
Lá hen là vị thuốc dân gian điều trị hen hiệu quả
Đinh hương: lấy 5-6 nụ Đinh hương sắc chung với 30ml nước, thêm một ít mật ong. Lấy nước sắc, chia ba lần uống trong ngày, đây là một phương thuốc điều trị hen bằng thảo dược hiệu quả.
Kha tử: lấy một miếng nhỏ quả Kha tử, nhai kỹ mỗi đêm trước khi đi ngủ, sẽ giúp ngăn chặn các cơn hen.
Ma hoàng: Lấy khoảng 0,5-2g bột Ma hoàng hòa trong nước rồi uống sẽ giúp giãn nở phế quản, giúp dễ thở và còn có tác dụng làm thông sạch phế quản. Tuy nhiên, do có độc nên khi điều trị hen bằng Ma hoàng, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc và không tự ý sử dụng.
Bài thuốc từ tỏi: Lấy ba tép tỏi, giã dập, bóc vỏ, đun nóng với sữa rồi uống mỗi tối trước khi đi ngủ đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân hen (suyễn). Hoặc lấy 10 tép tỏi, bóc vỏ, sau đó giã nhuyễn và đun trong 120 ml giấm lúa mạch tinh khiết (cũng có thể dùng giấm gạo). Lọc sạch và để nguội, sau đó hòa thêm đồng lượng mật ong làm thành Sirô rồi cho vào chai sạch để dùng. Mỗi ngày dùng 1-2 muỗng Sirô tỏi uống chung với một muỗng nước sắc từ hạt hồ lô ba, uống buổi chiều và tối trước khi đi ngủ sẽ ngăn chặn các cơn hen, góp phần điều trị hen hiệu quả.
Bèo cái: lấy một nắm lá tươi rửa sạch, để ráo nước, sau đó giã nát, vắt lấy nước pha trong một ít đường đun sôi thành Sirô, uống ngày 2-3 lần hoặc nấu lá Bèo cái chung với cơm nếp rồi ăn cũng có tác dụng phòng ngừa cơn hen.
Lá hoặc hoa cà độc dược: lấy lá thái thật nhỏ, phơi khô rồi lấy khoảng 1gam quấn thành điếu thuốc, đốt lên và hít vài hơi sẽ thấy hạ cơn hen ngay. Chú ý: không dùng nhiều hơn vì đây là thuốc độc bảng A, dùng quá liều sẽ bị ngộ độc gây nguy hiểm tính mạng. Do vậy, bạn không nên tự ý sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc lương y.
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.0055
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm