Phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD mùa nắng như thế nào như thế nào?

Phòng ngừa đợt cấp COPD như thế nào để hạn chế tối đa biến chứng. Bởi vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một tình trạng tổn thương phổi tiến triển trong thời gian dài, gây ra tình trạng khó thở và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì có thể dẫn đến các đợt cấp COPD cần phải được điều trị kịp thời. Vậy làm sao để phòng ngừa đợt cấp COPD thì chúng tôi xin mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

1. Đợt cấp COPD là gì?

Đợt cấp COPD là khoảng thời gian mà các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nên trầm trọng hơn bình thường. Khi đó, người bệnh có thể cần phải đi cấp cứu để kịp thời điều trị.

Phòng ngừa đợt cấp COPD

Mặc dù trải nghiệm đợt cấp ở mỗi người không giống nhau, tuy nhiên một số dấu hiệu cảnh báo sau có thể giúp bạn tiếp nhận điều trị sớm hơn, có thể rút ngắn thời gian diễn ra các đợt cấp và có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của đợt cấp, cụ thể như:

  • Bị khó thở nhiều hơn khi hoạt động hàng ngày
  • Ho nhiều hơn
  • Thở nhanh và nông hơn bình thường
  • Khạc đờm nhiều hơn hay màu sắc đờm thay đổi
  • Cảm thấy luôn buồn ngủ và tinh thần không minh mẫn
  • Hắt xì nhiều hơn bình thường

Các cơn COPD thường kéo dài từ vài ngày cho tới vài tuần. Khi bệnh càng tiến triển thì chức năng phổi càng suy giảm dẫn đến tần suất xuất hiện đợt cấp nhiều hơn.

Theo thống kê khoảng 70 – 80% các ca vào đợt cấp là do bị nhiễm trùng (virus hoặc vi khuẩn). Đôi khi, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng này, cụ thể là:

  • Ô nhiễm không khí (như khói thuốc lá, khói bụi tại nơi làm việc…)
  • Do giảm nhiệt độ môi trường (trong và ngoài nhà) đột ngột
  • Viêm có tăng bạch cầu ái toan
  • Dùng thuốc điều trị (như thuốc hít) không đúng cách hay bỏ điều trị giữa chừng
  • Dùng các thuốc ngủ hay thuốc an thần
  • Ngoài ra, có khoảng 33% trường hợp đợt cấp COPD không rõ nguyên nhân.

2. Cách xử lý khi gặp đợt cấp COPD như thế nào?

Khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo của cơn kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bạn cần phải sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn để có thể cắt cơn. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời nếu như các triệu chứng không thuyên giảm hay bị trở nặng. Đợt cấp COPD được chia thành 3 mức độ như sau:

  • Mức độ nặng: tình trạng khó thở tăng lên, ho có nhiều đờm và đờm có mủ
  • Mức độ trung bình: người bệnh xuất hiện 2 trong số 3 triệu chứng của mức độ nặng
  • Mức độ nhẹ: xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng của mức độ nặng và kèm theo ho, thở rít, bị sốt không rõ nguyên nhân, đã bị nhiễm trùng đường hô hấp trong khoảng 5 ngày trước và nhịp thở cũng như nhịp tim cao hơn mức bình thường

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị đợt cấp COPD thích hợp.

Điều trị COPD đợt cấp ở mức độ nhẹ

Đối với đợt cấp mức độ nhẹ thì bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng các thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 ở dạng phun hít.

Để các thuốc dạng hít phát huy hết hiệu quả thì bạn cần phải dùng thuốc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ hay theo tờ sản phẩm. Ngoài ra, để tránh quên dùng thuốc hoặc dùng không đủ liều thì bạn nên sử dụng thuốc vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày.

Bên cạnh thuốc giãn phế quản thì các bác sĩ cũng có thể chỉ định steroid hay kết hợp các thuốc giãn phế quản với steroid..

Mục đích chính của việc điều trị đợt cấp COPD đó là giúp kiểm soát các triệu chứng và hướng dẫn cho người bệnh tự theo dõi các dấu hiệu cảnh báo của đợt cấp tại nhà.

Điều trị COPD đợt cấp ở mức độ trung bình

Đối với mức độ trung bình thì các bác sĩ sẽ chữa trị như đợt cấp mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể kết hợp thêm kháng sinh hoặc steroid dạng uống hay dạng tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, vì thuốc steroid có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể rút ngắn thời gian sử dụng steroid và tránh các biến chứng không mong muốn.

Điều trị đợt cấp COPD ở mức độ nặng

Các phương pháp điều trị COPD đợt cấp mức độ nặng cũng tương tự ở mức độ trung bình. Ngoài ra, vì đây là tình trạng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh, nên các bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi mạch, huyết áp và độ bão hòa oxy.

3. Phòng ngừa các đợt cấp COPD như thế nào cho hiệu quả

Phòng ngừa đợt cấp COPD

Ngay sau khi được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau để giảm thiểu nguy cơ mắc các đợt cấp COPD, cụ thể như sau:

  • Khi bệnh tắc nghẽn phổi tiến triển thì các cơn cấp xuất hiện ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Do đó, điều trị bệnh sớm và tuân thủ phác đồ điều trị có thể giúp làm chậm quá trình bệnh COPD tiến triển.
  • Không được “thỏa hiệp” với bệnh sau khi được chẩn đoán vì nghĩ có thể sống ổn với triệu chứng khó thở. Bởi vì điều này sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh hơn và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng.
  • Theo đúng phác đồ điều trị thì các thuốc dạng hít thường được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh COPD. Và để thuốc phát huy hiệu quả, bạn cần dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, bạn tuyệt đối không ngưng giữa chừng để tránh bệnh trở nên trầm trọng.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích làm tổn thương thêm phổi, như khói thuốc lá hay các chất ô nhiễm môi trường
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cảm vì virus cảm cúm sẽ có thể gây ra các đợt cấp COPD.
  • Uống nhiều nước để làm loãng đờm và giúp khạc đờm ra dễ hơn
  • Cai thuốc lá và tránh đứng gần những người có hút thuốc lá kể cả thuốc lào
  • Có lối sống lành mạnh như ngủ đủ giấc, tập thể dục vừa phải kết hợp với ăn uống khoa học

Trên đây là những thông tin về chủ đề phòng ngừa đợt cấp COPD như thế nào cho hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ đợt cấp COPD là gì, từ đó có thể phòng ngừa tình trạng này hiệu quả hơn cũng như tránh biến chứng xảy ra.

 

 

Đánh giá bài viết

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy...

Gửi câu hỏi

Tôi bị ho mấy hôm nay, sưng đau rát họng. Có dùng được xịt họng Bảo Khí Khang không?
Trả lời:

Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate

- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm

Tôi muốn đặt mua Bảo Khí Khang 120 viên. SĐT của tôi là 01667219775
Trả lời:

Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Trả lời:

Chào bạn,

Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.

Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm

Tôi được chẩn đoán mắc COPD cấp độ 2. Tôi có cần thay đổi gì trong sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình?
Trả lời:

Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:

-          Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm

Tôi nghe đài thì thấy giới thiệu cây Lá Hen có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh Hen suyễn. Vậy, tôi muốn hỏi, cách sử dụng Lá Hen như thế nào?
Trả lời:

Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm

Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy nhiên về thời gian dùng để có cảm nhận triệu chứng bệnh thay đổi rõ ràng thì có bác dùng sau 5 hộp có tác dụng, có bác dùng sau 7 hộp, thậm có bác dùng tới hai tháng mới có tác dụng. Vì sao có sự khác nhau này?
Trả lời:

Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:

Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.

Thứ hai là...Xem thêm

Điểm bán Bảo Khí Khang

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng