Phòng ngừa tái phát viêm phế quản ở trẻ em như thế nào cho hiệu quả?

Phòng ngừa tái phát viêm phế quản ở trẻ em như thế nào cho hiệu quả là vấn đề được các bậc phụ huynh rất là quan tâm nhất là vào thời điểm thời tiết thất thường như hiện nay. Bởi vì viêm phế quản là chứng bệnh dễ gặp ở trẻ em lúc thời tiết giao mùa. Do đó, cha mẹ nên lưu ý để phát hiện và tìm cách điều trị phù hợp cho trẻ sao cho phù hợp. Để hiểu rõ các biện pháp phòng ngừa tái phát viêm phế quản ở trẻ em thì bạn đọc không nên bỏ qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản cấp là hội chứng lâm sàng được gây ra do tình trạng viêm cấp của khí quản và các phế quản lớn. Các tác nhân gây viêm phế quản thường gặp nhất đó là virus. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em và đối tượng thường mắc phải là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. 

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cũng là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này và đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh. Bệnh có thể xuất hiện cùng lúc hay sau khi trẻ mắc một căn bệnh nhiễm khuẩn khác như là cúm, ho gà, sởi… Do đó, các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo phụ huynh cần phải thực hiện tiêm chủng đầy đủ các mũi vacxin cần thiết để bảo vệ con trước các căn bệnh nhiễm khuẩn đe dọa.

2. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản rất phổ biến tuy nhiên lại không có các triệu chứng nào rõ ràng. Do đó, các cha mẹ cần để ý các dấu hiệu khởi phát là trẻ bú ít, bỏ bú, khóc vì khó thở, chán ăn, nôn trớ, đau ngực…

  • Ho nhiều và khó thở sẽ thường xảy ra nhiều khi trẻ bị viêm phế quản bởi vì bệnh này sẽ khiến đường thở bị viêm và tiết dịch nhầy.
  • Nếu như thấy trẻ xuất hiện sốt kèm ho kéo dài tới tuần thứ 2 thì đây chắc chắn là dấu hiệu trẻ đã bị viêm phế quản.
  • Trẻ sẽ bị đau rát cổ họng có kèm đờm có màu xanh, xám hay xanh hơi vàng khi ho kéo dài từ 2 – 3 tuần. Cùng với đó, các dấu hiệu khác của bệnh như đau ngực, mệt mỏi, sốt nhẹ cũng xảy ra ở trẻ.

Một số biểu hiện của trẻ ở từng giai đoạn bệnh, cụ thể là:

  • Ở giai đoạn khởi phát: trẻ bị sốt nhẹ, ho khan, sổ mũi, hắt hơi hoặc ngạt mũi, các triệu chứng viêm trong lòng đường hô hấp trên.
  • Ở giai đoạn phát bệnh trẻ gặp phải các triệu chứng như: sốt cao hơn, triệu chứng thở khò khè, thở bằng miệng xuất hiện, da dẻ tím tái, xanh xao và rối loạn tiêu hóa mức độ nhẹ.
  • Ở giai đoạn nguy hiểm: triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em ở giai đoạn này rất là nghiêm trọng. Trẻ tiếp tục bị sốt cao trên 39 độ C, chân tay bủn rủn, mềm, môi và da khô kèm theo đó là mệt mỏi, chảy mồ hôi, bỏ ăn, chán ăn, khó thở. Cơn ho sẽ kéo dài (tương tự ho gà, ho lao) và có thể kèm theo đờm. Trẻ thở khò khè hay thở bằng miệng, lồng ngực đập mạnh. Môi và đầu ngón tay chân trẻ bị tím tái, da xanh xao. Nặng hơn nữa trẻ sẽ bị nôn, tiêu chảy, ngủ li bì cùng với hôn mê, co giật, mạch yếu nhưng tim đập nhanh.

3. Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em

Virus được coi là nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ bị viêm phế quản, dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn. Và phổ biến nhất bao gồm các loại vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…

Những loại vi khuẩn này sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn ở mũi, họng khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng cơ thể bị suy giảm, sống trong môi trường ô nhiễm, thời tiết đột ngột bị trở lạnh, sau khi trẻ bị mắc các chứng bệnh viêm hệ tai mũi họng như ho, cảm lạnh, sổ mũi, viêm xoang… và gây ra bệnh.

Virus sẽ có thể ảnh hưởng tới cuống phổi của trẻ em nếu cha mẹ cho trẻ sử dụng kháng sinh tùy ý, hay sức khỏe của trẻ yếu, làm cho khả năng đề kháng của trẻ bị ảnh hưởng. Lúc này, khí quản của trẻ sẽ bị sưng phồng, có màu đỏ và kèm theo có dịch nhầy trong phổi. Trẻ sẽ ho nhiều và bị khó thở vì đường thở bị viêm và có dịch nhầy như vậy.

Nếu như trẻ thường xuyên hít phải bụi bẩn, khói xăng xe, thuốc lá hay 1 số hơi độc, do tắm quá lâu, tắm nước quá lạnh, ngồi điều hòa hoặc do đứng trước máy lạnh sai cách cũng sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm phế quản.

4. Điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em bằng cách nào?

Để điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em dứt điểm hoàn toàn thì các gia đình không nên tự ý điều trị cho trẻ tại nhà mà cần phải đưa trẻ tới khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định điều trị thích hợp nhất, cụ thể là: 

  • Nếu bệnh nhẹ thì các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ và phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm kết hợp với ăn uống đầy đủ.
  • Nếu được chăm sóc tốt thì nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Giai đoạn này, các mẹ nên tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Nếu như trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm thì bạn nên cho trẻ ăn nhiều bữa hơn.
  • Cha mẹ nên giữ ấm cho bé trong những ngày trời lạnh ăn loãng hơn thường ngày. Cha mẹ nên bổ sung lượng nước theo nhu cầu hàng ngày của trẻ. Sử dụng nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hay nước cháo… cũng rất tốt cho trẻ trong trường hợp này.
  • Các mẹ nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và được chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Trước bữa ăn, các mẹ nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hay thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ.
  • Nhỏ mỗi lần 3 – 4 giọt và mỗi ngày 2 – 3 lần (hoặc tham khảo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì của thuốc nhỏ mũi). Sau đó, bạn có thể sử dụng khăn mềm lau khô (hay dùng miệng hút sạch nước mũi trẻ).
  • Trường hợp mà trẻ bị sốt thì bạn không nên ủ ấm trẻ quá kỹ. Cha mẹ nên mặc cho trẻ những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát và có thể dùng nước mát chườm nhẹ vùng nách, cổ hay bẹn.
  • Nếu trẻ sốt cao thì bạn có thể dùng paracetamol để hạ sốt tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức sử dụng.

5. Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ em trong giai đoạn chuyển mùa như thế nào?

Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cùng cần biết cách chăm sóc và phòng ngừa để cho trẻ không bị tái phát viêm phế quản, cụ thể như sau: 

  • Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể và đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
  • Tránh để các tác nhân gây dị ứng tiếp xúc với trẻ và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hay không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo.  
  • Thậm chí, nhiều trẻ em có tiền sử dị ứng với lông chó, mèo cũng có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản khi chơi với thú nhồi bông nên bạn cần lưu ý.
  • Bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hay cho trẻ bú.
  • Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng và trong lành. Không nên trải thảm ở trong phòng ngủ của trẻ. Cha mẹ nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ và sau đó phơi nắng thật khô.

Trên đây là những thông tin về các biện pháp phòng ngừa tái phát viêm phế quản ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết trên các bậc phụ huynh sẽ biết cách bảo vệ con yêu của mình được tốt hơn.

 

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

*

*

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Menu