Khi biết mình bị hen, mỗi người bệnh có một phản ứng khác nhau và nhiều trong số họ phải trải qua những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, xấu hổ và trầm cảm. .
Khi biết mình bị hen, mỗi người bệnh có một phản ứng khác nhau và nhiều trong số họ phải trải qua những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, xấu hổ và trầm cảm.
Người ta thường sử dụng “Trầm cảm” để miêu tả cảm giác suy sụp tinh thần hoặc chán nản. Những cảm xúc này thường trôi qua khá nhanh. Tuy nhiên, nếu trầm cảm kéo dài có thể ngăn cản bạn thực hiện các công việc hàng ngày và gây nên các triệu chứng như: mất ngủ, thiếu năng lượng, đau nhức tổng thể hoặc căng cơ.
Trầm cảm có thể được kích hoạt bởi các sự kiện như mất người thân, ly thân, các bệnh mạn tính…Đôi khi hormone cũng có thể gây ra trầm cảm. Một số người bị trầm cảm vào mùa đông vì thiếu ánh sáng tự nhiên. Điều này được biết đến như hiện tượng rối loạn tình cảm theo mùa (SAD)
![]()
(Nguời bệnh hen thường trải qua những cảm xúc tiêu cực)
Danh sách kiểm tra các triệu chứng trầm cảm phổ biến:
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Cảm thấy xuống tinh thần hoặc buồn trong thời gian dài.
- Mất ngủ.
- Hay khóc.
- Không tiếp xúc với mọi người.
- Cảm thấy tức giận với mọi người.
- Không muốn làm gì.
- Ăn, uống hoặc ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
- Dùng rượu, ma túy hoặc hút thuốc nhiều hơn bình thường.
- Khó khăn để giải quyết những việc hàng ngày.
- Cảm thấy bồn chồn, kích động hay lo lắng.
- Không thích hoặc không chăm sóc bản thân.
- Không thể tập trung.
- Cảm thấy có lỗi và đổ lỗi cho bản thân về nhiều thứ.
- Thiếu tự tin.
- Đau mỏi cơ thể.
- Thay đổi khi đến chu kì kinh nguyệt.
- Cảm giác tiêu cực với triển vọng ảm đạm.
- Không thể tận hưởng những niềm vui thường ngày.
Có phải trầm cảm làm cho bệnh hen của bạn nặng hơn?
Giữ cho những cảm xúc của bạn càng cân bằng càng tốt vì những cảm xúc mạnh như lo sợ, lo lắng, căng thẳng và trầm cảm đôi khi có thể khởi phát cơn hen suyễn.
Bạn có thể dễ dàng mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn giữa hen và trầm cảm. Bạn cảm thấy trầm cảm, trầm cảm làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và không có động lực để kiểm soát bệnh hen suyễn đúng cách. Khi không được kiểm soát đúng cách, bệnh hen trở nên nặng hơn, các triệu chứng đến thường xuyên hơn và làm bạn cảm thấy lo lắng và chán nản hơn.
Bạn nên làm gì?
Kiên trì thực hiện những hành động nhỏ để khiến cơ thể cảm thấy khỏe hơn như: sống năng động, ăn uống lành mạnh, làm những điều bạn thích, giữ những thói quen tốt trước khi đi ngủ. Có một sức khỏe tổng thể tốt cũng đồng thời tốt cho bệnh hen của bạn.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc
Nếu hút thuốc, bạn có thể biết rằng khi trầm cảm, bạn thường hút thuốc nhiều hơn. Nhưng hút thuốc thực chất khiến cho bạn trầm cảm và lo lắng nhiều hơn và nó chắc chắn không tốt cho bệnh hen suyễn. Bỏ thuốc ngay có thể và hãy nhớ chưa bao giờ là muộn để cải thiện những tổn thương ở phổi của bạn.
- Ăn uống lành mạnh
Một chế đố ăn uống cân bằng có thể giữ cho tâm trạng của bạn ổn định. Tránh ăn quá nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, rượu và giữ cho các bữa ăn đều đặn. Đồng thời tránh ăn quá nhiều hoặc bỏ bữa.
- Sống năng động
Tập thể dục giải phóng endorphins là chất hóa học trong não thúc đẩy tâm trạng tốt. Bắt đầu tập luyện từ từ có thể tốt cho cả tâm trạng và cho bệnh hen suyễn của bạn cho dù đó là đi bộ ngắn, nhảy theo đài hoặc làm việc nhà hoặc làm vườn. Bạn cũng có thể cân nhắc các môn thể thao như bơi lội, yoga hay tham gia một lớp học.
Mắc hen không đồng nghĩa với không thể tập thể dục, trên thực tế tập luyện tốt cho mọi người. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn không chắc chắn về loại hình thể thao nào bạn có thể và nên tập luyện.
- Ngủ ngon
Những người bị trầm cảm có thể đạt được nhiều lợi ích các thói quen tốt khi ngủ, bao gồm cả việc thức dậy đều đặn. Tránh ăn quá nhiều, uống rượu hoặc hút thuốc trước khi ngủ. Hãy chắc rằng phòng ngủ của bạn yên tĩnh và thúc đẩy một giấc ngủ ngon. Chăm thể dục thưởng xuyên để giữ thói quen ngủ đều đặn.
![]()
(Những việc nên làm để có một lá phổi khỏe mạnh)
Bên cạnh đó, hãy tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ bệnh nhân để được lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm và được tư vấn cụ thể để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Phi Sơn
Theo asthma.com
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.0055
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm