Phổ biến – Nguy hiểm – Dai dẳng – Khó chịu là một vài tính từ nổi bật để nói về bệnh viêm phế quản mãn tính một cách thu gọn nhất. Nếu bạn cũng đang bị căn bệnh này ảnh hưởng, thì bài viết này là dành cho bạn. Nó đã được tổng hợp như một cuốn cẩm nang sức khỏe cho người bệnh viêm phế quản mãn tính để bạn có thể kiểm soát và chung sống với bệnh một cách thuận hòa nhất.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
Bệnh viêm phế quản mãn tính
1. Viêm phế quản mãn tính là bệnh gì?
Viêm phế quản mãn tính là gì?
Cùng tìm hiểu về một khái niệm rộng hơn, viêm phế quản là gì để dễ dàng có một cách nhìn đúng đắn về căn bệnh này nhé!
Viêm phế quản là tình trạng phế quản của bạn bị viêm. Đây là những ống mang không khí đến và rời đi khỏi phổi nên khi bị viêm, chúng trở nên sưng, phù nề, tăng tiết dịch nhầy và khiến bạn bị ho đờm, khò khè, khó thở và đau ngực.
Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
- Viêm phế quản cấp tính: Đây là loại bệnh viêm phế quản phổ biến hơn. Các triệu chứng kéo dài trong một vài tuần nhưng nó thường không gây ra bất kỳ vấn
- Viêm phế quản mãn tính: Là một tình trạng nghiêm trọng hơn, phát triển theo thời gian chứ không phải đột ngột. Nó được đặc trưng bởi các đợt viêm phế quản tái phát kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm.
Viêm phế quản mãn tính là một trong những điều kiện tạo nên một thứ gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản mãn tính
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng nguyên nhân chính gây viêm phế quản mãn tính là do hút thuốc lá.
Ô nhiễm không khí và môi trường làm việc của bạn, chẳng hạn như khó hóa chất, bụi,..cũng có thể đóng một vai trò gây bệnh viêm phế quản mãn tính.
3. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính
Sau một thời gian dài bị viêm và kích thích trong các ống phế quản, viêm phế quản mãn tính có thể dẫn đến một số triệu chứng đặc trưng, bao gồm: ho dai dẳng, nặng, có đờm nhầy. Chất nhầy có thể có màu xanh, vàng, trắng.
Thời gian trôi qua, lượng chất nhầy tăng dần do sự sản xuất chất nhầy trong phổi và tích tụ trong các ống phế quản, hạn chế luồng không khí, khiến việc thở của bạn càng trở nên khó khăn hơn.
Triệu chứng khó thở này có thể đi kèm với thở khò khè và chúng sẽ tồi tệ hơn nếu bạn phải gánh sức.
Như vậy, các triệu chứng chính của bệnh viêm phế quản mãn tính là:
- Ho
- Khạc đờm
- Khó thở
- Thở khò khè
Ngoài ra, các triệu chứng khác của viêm phế quản mãn tính có thể bao gồm:
- Mệt mỏi
- Sốt
- Ớn lạnh
- Tức ngực
- Hôi miệng
- Tắc nghẽn xoang
Trong giai đoạn sau của viêm phế quản mãn tính, da và môi của bạn có thể hơi xanh do thiếu oxy trong máu. Giảm nồng độ oxy máu cũng có thể dẫn tới phù ngoại biên, hoặc sưng ở chân và mắt cá chân.
Khi viêm phế quản mãn tính tiến triển, các triệu chứng cũng có thể khác nhau về tần suất và mức độ nghiêm trọng. Ví dụ, ho có thể biến mất tạm thời, nhưng khoảng thời gian sau đó ho lại chuyển biến dữ dội hơn.
Do đó, để hiểu hơn về đặc điểm của các triệu chứng viêm phế quản mạn tính, bạn có thể tìm hiểu thêm ở bài viết:
4. Khám, chẩn đoán viêm phế quản mãn tính
Khi nào bạn nên đi khám viêm phế quản mãn tính? Và khi đi khám, chẩn đoán viêm phế quản mãn tính bạn cần làm những gì? Có điều gì khó khăn không?
4.1. Khi nào bạn nên khám viêm phế quản mãn tính
Bạn biết không, rất nhiều người bỏ qua các triệu chứng viêm phế quản mãn tính vì họ tin rằng chỉ đơn giản là bị ho.
Và đó là lý do khiến bệnh viêm phế quản đã không được chữa trị kịp thời, làm tăng đảng kể nguy cơ tổn thương phổi nghiêm trọng, dẫn tới nhiều biến chứng viêm phế quản nguy hiểm (điều này sẽ được trình bày rõ ở phần ).
Vậy nên, điều quan trọng là liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu có chút nghi ngờ rằng bạn có thể bị viêm phế quản. Nếu bạn bị ho:
- Kéo dài hơn 3 tuần.
- Ngăn cản giấc ngủ của bạn.
- Đi kèm với sốt trên 38 độ C.
- Khò khè hoặc khó thở.
- Nhiều đờm nhầy, hoặc có thể có lẫn máu.
4.2. Chẩn đoán viêm phế quản mãn tính
Sẽ không có khó khăn gì nhiều với bạn khi khám và chẩn đoán bệnh viêm phế quản mãn tính.
Khi bạn gặp bác sĩ, bạn chỉ cần sẵn sàng nói về các triệu chứng của bạn một cách chi tiết nhất. Chẳng hạn như:
- Bạn bị ho bao lâu rồi?
- Bạn có ho ra đờm không? Nó màu gì? Và có máu trong đờm của bạn không?...
Bác sĩ sẽ lắng nghe ngực của bạn trong khi bạn ho. Điều này có thể đủ cho chẩn đoán kết luận viêm phế quản mạn tính và bạn sẽ không cần thực hiện bất kỳ một bài kiểm tra nào.
Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết, có một số xét nghiệm mà bác sĩ có thể chỉ định thêm là:
- Chụp X – quang ngực
- Nuôi cấy đờm
- Đo phế dung
Tất cả chúng thì thực hiện rất đơn giản và không gây đau.
5. Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?
Câu trả lời là Có.
Viêm phế quản mãn tính được coi là một trong những bệnh lý hô hấp đặc biệt nguy hiểm và tiến triển nặng dần theo thời gian.
Nhìn vào những biến chứng của viêm phế quản dưới đây, bạn sẽ trông thấy rõ ràng hơn sự nguy hiểm của căn bệnh này.
- Hen phế quản
- Suy hô hấp
- Ung thư phổi
- Giãn phế quản
- Ung thư phế quản,…
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ngăn ngừa sự nguy hiểm ấy. Điều này tôi đã trình bày rất chi tiết ở bài viết trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không rồi. Mời bạn đón đọc.
6. Cách chữa trị dứt điểm bệnh viêm phế quản mãn tính ở người lớn
Bạn đã nhận được chẩn đoán xác định viêm phế quản thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có một quá trình điều trị bệnh hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu nhé!
6.1. Bệnh viêm phế quản mãn tính có chữa được không?
Bệnh viêm phế quản mãn tính có chữa trị dứt điểm được không?
Rất tiếc khi phải nói với bạn rằng bệnh viêm phế quản mãn tính hiện không có cách chữa trị dứt điểm.
Tuy nhiên, với sự tuân thủ nghiêm ngặt điều trị, thay đổi lối sống, đặc biệt là khi chẩn đoán viêm phế quản được thực hiện sớm, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được sự phát triển của căn bệnh này.
6.2. Thuốc Tây y gì chữa trị bệnh viêm phế quản mãn tính
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng tình trạng bệnh mà kế hoạch điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính của bạn có thể bao gồm những điều sau đây:
- Thuốc giãn phế quản là một loại thuốc có tác dụng mở rộng đường thở trong phổi của bạn, giúp bạn thở dễ dàng hơn. Thuốc này thường được hít vào qua ống hít, là thiết bị bơm thuốc vào phổi của bạn. Bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng ống hít đúng cách để bạn nhận được nhiều nhất lợi ích từ thuốc giãn phế quản.
- Theophyllin cũng là một loại thuốc giúp thư giãn các cơ trong đường thở của bạn để chúng mở ra nhiều hơn, giúp làm giảm triệu chứng khó thở. Bác sĩ có thể kê toa viên thuốc uống theophyllin nếu bạn bị khó thở nặng.
- Nếu các triệu chứng viêm phế quản của bạn không cải thiện khi dùng thuốc giãn phế quản hoặc theophyllin, bác sĩ sẽ cân nhắc kê toa thuốc steroid. Bạn có thể sử dụng các thuốc này dưới dạng thuốc hít hoặc thuốc viên
- Nếu phổi của bạn không thể nhận đủ oxy vào cơ thể và thuốc không giúp bạn cảm thấy tốt hơn, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp oxy cho bạn.
Đó là những thuốc điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính phổ biến.
Nhưng tôi dám chắc sẽ nhiều bạn đang tự hỏi Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản mãn tính tại sao chưa được kể đến, bởi vì theo thói quen tự điều trị của rất nhiều người bệnh viêm đường hô hấp là cần phải mua kháng sinh ngay.
Đó là một Sai-lầm-to-đùng.
Tại sao tôi gọi đó là Sai Lầm? Tôi sẽ giải thích nó ở nội dung kế tiếp đây.
6.3. Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản mãn tính
Quay lại nguyên nhân viêm phế quản mãn tính mà tôi đã chia sẻ ở trên, bạn sẽ thấy nguyên nhân chính gây nên viêm phế quản mãn tính là hút thuốc lá, hoặc là bạn tiếp xúc dài với những hóa chất, khói bụi,..gây kích ứng phổi của bạn.
Như thể thì chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh. Kháng sinh chỉ được sử dụng để chống lại vi khuẩn gây bệnh cho bạn.
Bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng phổi cùng với viêm phế quản mãn tính.
Một sự hiểu biết sâu sắc về bệnh viêm phế quản mãn tính sẽ giúp bạn chiến đấu chống lại nó một cách tốt nhất. Tuy vậy, những thông tin trên đây có lẽ mới đủ cho một cái nhìn tổng quát về bệnh.
Do đó, hãy tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này qua những bài xem thêm mà tôi đã giới thiệu. Các cánh cửa sẽ dần được gợi mở cũng như nút thắt của bạn và căn bệnh viêm phế quản mãn tính này vậy.
Bạn cũng có thể chia sẻ những thắc mắc của bạn thông qua các bình luận dưới bài viết để nhận được lời giải đáp của các chuyên gia Bảo Khí Khang.
DS Phương Thảo
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm