Y học cổ truyền có nhiều phương pháp chữa viêm phế quản, trong đó phải kể đến bấm huyệt. Bấm huyệt chữa viêm phế quản có cách thực hiện đơn giản ít tác dụng phụ và có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, hãy dành ra vài phút để đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn đúng đắn nhất về phương pháp này nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Tại sao bấm huyệt chữa được viêm phế quản?
Chữa viêm phế quản bằng Đông y, trong đó có bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Là phương pháp sử dụng đầu ngón tay để kích thích các huyệt vị, giải phóng khí bị ứ trệ và tăng cường lưu thông máu.
Những huyệt đạo được tác động đến trong viêm phế quản đều có mối liên hệ với tạng phế (phổi) nhằm cải thiện những triệu chứng mà bạn đang gặp phải.
Nếu bạn là một người bị viêm phế quản mạn tính lâu ngày chắc chắn biết đến những triệu chứng điển hình trong viêm phế quản là ho dai dẳng, đờm, khó thở, tức ngực… Những triệu chứng này thực sự mang lại nhiều phiền toái và mệt mỏi với người bệnh.
Khi tác động vào những huyệt đạo này có tác dụng bình suyễn, bổ phế, hóa đàm, chỉ khái… từ đó giảm được triệu chứng ho do đờm, tức ngực khó thở.
Bấm huyệt là phương pháp đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà, tuy nhiên việc xác định vị trí chính xác của các huyệt đạo và kỹ thuật bấm huyệt là 2 yếu tố quyết định mang đến hiệu của của phương pháp này.
Bấm huyệt – phương pháp điều trị viêm phế quản không dùng thuốc
2. Cách thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa viêm phế quản
Bấm huyệt luôn đi liền với xoa bóp. Nếu vẫn còn thắc mắc tại sao xoa bóp – bấm huyệt là “cặp bài trùng” thì đọc phần tiếp để tiếp nguyên nhân nhé!
2.1 Xoa bóp
Xoa bóp có tác dụng kích thích, lưu thông khí huyết và thư giãn các dây thần kinh xung quanh phổi. Chính vì tác dụng này của xoa bóp nên trước khi bấm huyệt thì xoa bóp là kỹ thuật cần làm trước tiên.
- Xoa ngực: Sử dụng đôi bàn tay, xoa nhẹ nhàng lên vùng ngực theo hình tròn. Thực hiện xoa ngực trong vòng vài phút nhằm làm cho phần ngực nóng lên
- Vỗ ngực: Thao tác này nhằm mục đích kích thích máu lưu thông, tăng tuần hoàn. Bạn dùng bàn tay phải vỗ lên ngực trái, tay trái với ngực bên phải, thực hiện khoảng 10 lần, với lực vừa phải không nhẹ quá, cũng không nên làm mạnh quá sẽ dẫn đến đau và tức ngực.
- Xoa sườn: Dùng tay xoa 2 bên sườn, thao tác chậm dãi, nhẹ nhàng, từ trên xuống dưới khoảng 40 lần. Khi xoa phần sườn như vậy thì khả năng tuần hoàn được tăng lên và sự lưu thông khí giữa tác tiểu phế quản bên trong phổi được cải thiện.
Ngoài tác dụng lưu thông khí huyết thì xoa bóp có tác động đến nhiều huyệt đạo vùng ngực và sườn để cải thiện triệu chứng và giảm tình trạng viêm nhiễm ở phế quản.
>>> Bạn có biết: Viêm phế quản có chữa được không là câu hỏi của rất nhiều người. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì đừng chần chừ, đọc ngay "Góc giải đáp: Bệnh viêm phế quản mạn tính có chữa được không?" để biết chi tiết nhé!
2.2 Các huyệt đạo trong điều trị viêm phế quản bằng phương pháp bấm huyệt
Trong Đông y có rất nhiều các huyệt đạo dẫn đến các tạng khác nhau, hoặc một huyệt đạo có thể tác động đến nhiều tạng phủ. Chính lý do này bạn cần tìm hiểu kỹ những kiến thức về các huyệt đạo.
Dưới đây là những huyệt đạo và vị trí của nó nhằm điều trị viêm phế quản:
- Huyệt Đản Trung: Huyệt nằm ở giao điểm của đưỡng đi qua 2 núm vú (nam giới) và đường dọc xương ức. Sử dụng đầu ngón tay cái day huyệt đạo này trong vòng 2 phút có tác dụng giảm triệu chứng khó thở, ho dai dẳng…
- Huyệt Đại chùy: Huyệt nằm ở đốt sống cổ thứ 7, ngay chỗ lõm dưới đầu chỏm gai đốt sống. Cũng dùng ngón tay day và ấn trong vòng 2 phút sao cho có cảm giác nóng lên tại huyệt đạo.
Tác động lên huyệt Đại Chùy chữa viêm phế quản
- Huyệt Phế Du: Xác định huyệt này bằng cách bắt chéo bàn tay vòng quanh qua cổ sang phía lưng đối diện, huyệt nằm ở đầu ngón tay giữa, cách đường trục giữa 1,5 thốn. Huyệt đạo Phế Du có tác dụng điều phế, lý khí, bổ hư hao, hòa vinh huyết. Chỉ trị những bệnh viêm đường hô hấp đặc biệt là viêm phế quản cấp và mạn tính.
- Huyệt Túc Tam Lý (Huyệt Hạ Lăng): nằm dưới đầu gối, cách hõm dưới xương bánh chè 3 tấc (5,4 cm) và cách bờ xương ống chân 1 tấc (1,8 cm). Dùng ngón tay cái tác động vào huyệt đạo trong khoảng 2 phút nhằm tăng tuần hoàn ngoại biên, cải thiện lưu thông khí và huyết…
Huyệt Túc Tam Lý trong điều trị viêm phế quản
- Huyệt Phong Long: Nằm trên mắt cá chân ngoài, đo lên khoảng 8 thốn (14,4 cm), sử dụng ngón tay ấn và day liên tục trong vòng 2 phút. Ngoài tác dụng giảm triệu chứng của viêm phế quản thì khi tác động vào huyệt này có tác dụng giảm viêm họng, hen phế quản…
- Huyệt Thiên Đột: Nằm ở chỗ lõm trên bờ xương ức. Huyệt Thiên Đột có tác dụng điều khí, hóa đờm… chủ trị các trường hợp viêm phế quản có đờm đặc và khó thở, tức ngực…
- Huyệt Toàn Cơ: Cách huyệt Thiên Đột 1 thồn (1,8 cm) xuống phía dưới. Dùng ngón tay có lực mạnh nhất, day kết hợp ấn trong vòng 1 phút, làm giảm đau ngực khi ho nhiều, và giảm khó thở.
- Huyệt Phong Môn: Huyệt nằm sâu trong mỏm gai đốt sống lưng thứ 3, đo ngang khoảng 1.5 tấc (2,7 cm). Tác động liên tục lên huyệt đạo trong vòng 2 phút sẽ giảm đau tức sườn, khó thở và giảm ho rõ rệt…
Phương pháp điều trị viêm phế quản bằng cách bấm huyệt cần được thực hiện 1 – 2 lần/ ngày. Ngoài bấm huyệt thì bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản cũng được nhiều người quan tâm khi mới chớm bị viêm phế quản hoặc khi mắc những sai lầm trong điều trị khiến viêm phế quản uống thuốc không khỏi.
3. Lưu ý khi bấm huyệt chữa viêm phế quản
Bấm huyệt là phương pháp điều trị với những thao tác đơn giản, tuy nhiên cũng có những chú ý nho nhỏ khi thực hiện phương pháp này:
- Trước khi bấm huyệt, cần vệ sinh cơ thể, tay dùng để bấm huyệt cần cắt móng, rửa bằng xà phòng tranh nhiễm trùng và trầy xước.
- Cần xác định chính xác vị trí huyệt cần tác động vào, khi tác động sai huyệt đạo có thể gây ra những rủi ro không đáng có, hoặc hiệu quả không được như mong muốn.
- Khi mang thai không nên tự ý bấm huyệt, bởi một số huyệt đạo có tác dụng co bóp tử cung, gây đẻ non hoặc sảy thai.
- Đối với những bệnh nhân suy nhược cơ thể, tinh thần không ổn định nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng phương pháp này
- Bấm huyệt chữa viêm phế quản chỉ có tác dụng giảm phần nào triệu chứng, vì vậy không thể thay thế những phương pháp điều trị tích cực bằng Tây y.
- Hiệu quả của phương pháp bấm huyệt không đến ngay tức thì, chính vì vậy khi dùng phương pháp này cần kiên trì
- Tuyệt đối không được bấm huyệt lên vùng da lở loét và nhiễm trùng
- Nên bấm huyệt trước khi ăn, hoặc sau khi ăn 2 tiếng. Không nên bấm huyệt khi quá no hoặc quá đói
>>> Đọc thêm: Ai cũng muốn "bước qua" viêm phế quản một cách nhanh nhất, bởi những triệu chứng dai dẳng của nó chẳng dễ chịu chút nào. Cùng "Cách điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả" đi tìm giải pháp tốt nhất nhé!
Phụ nữ có thai có nên chữa viêm phế quản bằng bấm huyệt?
Mặc dù là phương pháp điều trị viêm phế quan cổ truyền, tuy nhiên hiện nay bấm huyệt vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của nó. Chính vì vậy việc cân nhắc trước khi sử dụng phương pháp cổ xưa này là điều nên làm.
Nếu bạn lo sợ tác dụng phụ khi phải sử dụng thuốc Tây kéo dài trong điều trị viêm phế quản, trong khi đó bấm huyệt vẫn chưa được khoa học công nhân trong việc điều trị viêm phế quản, thì một sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, kết hợp với khoa học tiên tiến – Bảo Khí Khang sẽ là lựa chọn phù hợp vì:
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Viêm phế quản mạn tính.
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tần xuất các đợt cấp và biến chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính.
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu
Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm