Bệnh giãn phế quản có lây không?

Vì là bệnh lý của đường hô hấp nên “Bệnh giãn phế quản có lây không” sẽ thắc mắc của không ít người bệnh. Vậy câu trả lời thực sự là gì “có” hay “không”? Nếu có thì  cần phòng tránh nó như thế nào? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh giãn phế quản có lây không?

Theo chia sẻ của chị Hải “Một bác hàng xóm kế bên nhà tôi mới được chẩn đoán là mắc bệnh giãn phế quản ạ. Nghe mọi người bàn tán là đây là một bệnh đường hô hấp có lây truyền nên tôi rất lo lắng. Bác ấy lại ngay sát vách nhà tôi nên khó tránh khỏi sự tiếp xúc rồi tôi cũng cần thăm hỏi sức khỏe, động viên bác ấy nữa. Hy vọng có một câu trả lời chính xác rằng bệnh giãn phế quản có lây không để tôi có thể ứng xử một cách đúng đắn trong trường hợp hơi lắt léo này”

Không chỉ riêng chị Hải, có lẽ đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người, từ chính bản thân người bệnh và cả người khỏe mạnh như chị Hải nên nội dung bài viết dưới đây xin đưa ra một câu trả lời cho cả 2 đối tượng này.

>> Xem thêm: Tổng hợp các loại thuốc nam chữa hen phế quản hiệu quả

1. Bệnh giãn phế quản có lây không?

Bạn bị bệnh giãn phế quản và bạn lo lắng nó sẽ lây nhiễm cho những người xung quanh bạn? Hay bạn đang lo sợ bị lây nhiễm giãn phế quản từ ai đó? Và bạn đang muốn tìm kiếm một câu trả lời chính thức cho vấn đề này?

Câu trả lời có thể là “Có” hoặc  “Không” bởi nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên bệnh giãn phế quản.

  • Nếu bạn bị giãn phế quản bẩm sinh (do phổi ngoại vi phát triển kém) hay di truyền thì bệnh sẽ không lây nhiễm nhưng lại có thể di truyền.
  • Bệnh cũng không lây nếu bạn tiếp xúc với hơi hóa chất độc hại hoặc hóa chất lọt vào đường thở gây tổn thương mòn, giãn phế quản; hay khi các u, dị vật chèn ép phế quản, làm phế quản dưới chỗ chít hẹp phải tăng áp lực thường xuyên khiến bạn bị giãn phế quản. Tuy nhiên, các trường hợp này thường xuất hiện bội nhiễm nên bệnh giãn phế quản của bạn có thể lây lan cho người khác.
  • Còn nếu bệnh giãn phế quản của bạn hình thành sau quá trình viêm hoại tử phế quản, thường là do nhiễm trùng phế quản hoặc phổi tái diễn, như bệnh sởi, ho gà và cúm,…câu trả lời sẽ là “có” cho câu hỏi bệnh giãn phế quản có lây không.

Như vậy, nguyên nhân giãn phế quản của bạn là di truyền và bẩm sinh không có nhiễm trùng thì sẽ không lây. Còn nếu nguyên nhân từ virut thì bệnh có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp.

Do đó, bạn cần có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này, bệnh giãn phế quản có lây không, để có cách ứng xử phù hợp.

>>> Để có một cái nhìn toàn diện vớitất cả các thông tin quan trọng về bệnh giãn phế quản: Là gì, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Khám, Chẩn Đoán, Điều trị để bảo vệ bạn trước những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh lý này, mời bạn đọc thêm bài viết sau: Giãn phế quản

2. Cách phòng ngừa bệnh giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản là một bệnh có thể lây truyền. Vậy có những cách nào để phòng ngừa sự lây bệnh này.

2.1. Nếu bạn là người bệnh giãn phế quản

Chăm sóc tốt bản thân, tuân thủ sự điều trị của bác sĩ và hạn chế tiếp xúc trực tiếp để tránh lây lan cho những người xung quanh.

2.2. Nếu bạn là người lành không bị giãn phế quản

Bạn nên cẩn trọng khi tới những nơi đông người, vì không chỉ là giãn phế quản, bạn cũng có thể lây nhiễm những mầm bệnh khác, nhất là trong mùa dịch bệnh.

Hãy sử dụng khẩu trang y tế khi chăm sóc người bệnh giãn phế quản, hoặc tới những nơi công cộng.

Đừng bao giờ quên rửa tay bằng xà phòng có tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt là trước khi bạn ăn, sau khi đi vệ sinh hay chạm vào bất cứ đồ gì không được sạch sẽ. Và để làm tốt điều này, bạn nên luôn giữ một chất tẩy rửa hoặc khử trùng trong túi của bạn.

Thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, như một chế độ ăn uống lành mạnh, hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung để tăng cường hệ miễn dịch nếu cần thiết. Tất nhiên, điều này nên được sự cho phép của thầy thuốc.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây, bạn không còn băn khoăn gì về câu hỏi “Bệnh giãn phế quản có lây không?” nữa. Chúc cho bạn luôn có một sức khỏe thật tốt!

Ds. Phương Thảo

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

*

*

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Menu