Bệnh hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường thở dẫn đến làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở. Bệnh gây ra các triệu chứng tái đi tái lại như ho, khò khè, khó thở, nặng ngực, thường xảy ra ban đêm hay sáng sớm. Tình trạng tắc nghẽn trong hen suyễn có thể tự hồi phục tự nhiên hoặc sau khi dùng thuốc.
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn?
Nguyên nhân gây bệnh có sự kết hợp giữa yếu tố chủ thể của người bệnh và yếu tố môi trường. Bệnh hen suyễn thường liên quan đến yếu tố gia đình (di truyền) và gặp ở người có cơ địa dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng). Tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng hay đẻ non có thể là những yếu tố nguy cơ có thể gây mắc hen.
Khi tiếp xúc với một số yếu tố khởi phát hen người bệnh dễ lên cơn hen suyễn. Những yếu tố khởi phát thường gặp là:
* Các dị nguyên trong nhà: Gián, nấm, mốc, chất tẩy rửa, mạt bụi nhà, lông thú (chó, mèo, chuột...),
* Các dị nguyên ngoài nhà: Khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, các hóa chất…
* Nhiễm trùng: Chủ yếu là nhiễm virus.
* Các yếu tố do tiếp xúc nghề nghiệp: Than, bụi bông, hoá chất...
![]()
Hoạt động gắng sức cũng là yếu tố khởi phát cơn hen ở bệnh nhân
Phân biệt bệnh hen suyễn và cơn hen suyễn
Bệnh nhân hen có tình trạng viêm mạn tính đường thở khiến đường thở bị hẹp lại gây cản trở luồng không khí vào và ra khỏi phổi. Khi cơ thể tiếp xúc một yếu tố gây khởi phát cơn hen từ môi trường (mạt bụi nhà, phần hoa…), sẽ khiến tình trạng viêm đường thở trở nên nặng hơn. Đường thở bị co thắt nhiều hơn gây tắc nghẽn nặng hơn nữa, lúc đó chúng ta có cơn hen suyễn cấp. Như vậy, chúng ta có thể thấy bệnh hen suyễn đóng vai trò là một nền viêm dai dằng bên dưới, còn cơn hen đóng vai trò như một biến cố cấp tính xuất hiện trên nền bệnh mạn tính đó.
![]()
Bệnh nhân hen cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bệnh
Kiểm soát bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn là bệnh mạn tính hiện không thể khỏi hoàn toàn được. Mục tiêu kiểm soát là giúp người bệnh có được cuộc sống, sinh hoạt và làm việc bình thường với việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả ở liều thấp nhất. Người bệnh nên:
* Tránh các yếu tố khởi phát cơn hen đã liệt kê ở trên như mạt bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa…
* Dùng thuốc đều đặn, đúng loại (cắt cơn & ngừa cơn), đúng cách (thuốc xịt, thuốc hít), đúng liều và đủ thời gian theo hướng dẫn của thầy thuốc. Không tự ý ngừng thuốc, thay đổi thuốc sử dụng.
* Tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao vừa sức, phù hợp với thể lực.
* Khám bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn của thầy thuốc, giúp tăng sự hiểu biết về bệnh, đưa ra kế hoạch kiểm soát hen.
* Sử dụng thực phẩm chức năng có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan y tế cấp phép.
Trần Vinh
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 18000055
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm