Ho là một phản xạ bảo vệ cơ thể nhằm tống những vật “lạ” ra ngoài. Ho có khi kèm theo đờm, chất nhầy từ đường thở nhưng cũng có khi kéo dài và không kèm theo đờm, nhầy. Tùy theo tính chất ho mà người ta phân loại ho thành: ho khan, ho có đờm, ho gió,…
Không có một định nghĩa cụ thể về ho gió nhưng người ta thường dùng từ “ho gió” để chỉ ho khan, không kèm theo đờm. Ho gió thường xảy ra do người bệnh dị ứng với thay đổi thời tiết, thường gặp khi chuyển mùa thu sang đông hoặc những đợt gió mùa lạnh đột ngột.
* Trị ho gió như thế nào?
Thông thường khi bị ho gió kéo dài, người bệnh thường cảm giác đau rát cổ họng, đau cơ bụng khiến người bệnh kém ăn, mệt mỏi. Nếu không được điều trị kịp thời, để ho kéo dài nhiều ngày người bệnh có thể suy nhược hoặc sút cân. Ho gió thường ít nguy hiểm và có thể điều trị bằng các thuốc chống ho thông thường. Tuy nhiên, nếu không muốn dùng thuốc Tây hoặc ho gió xảy ra ở trẻ nhỏ, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian cũng rất hiệu quả.
* Một số bài thuốc trị dứt điểm ho gió
1. Bài thuốc từ lá húng chanh
![]()
Lá Húng chanh
Lá húng chanh 1 nắm, giã lấy nước uống sống hoặc thái nhỏ chưng với đường phèn. Bài thuốc này không chỉ trị ho gió, ho khan mà còn dùng tốt cả với những người ho có kèm theo đờm.
2. Mật ong hấp quất nguyên vỏ
![]()
Quất hấp mật ong
Quất rửa sạch, để ráo nước, bổ đôi, bỏ hạt, thái lát mỏng cho vào bát tô. Đổ mật ong ngập đều quất, trộn cho quất thấm đều mật ong sau đó cho vào nồi đun cách thủy chừng 10-15 phút, tới khi quất nhuyễn, quyện đều với mật ong sánh đặc như si rô thì bắc ra, để nguội. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Khi uống có thể cho thêm vài hạt muối, ngậm khoảng 5 giây để trôi từ từ qua cổ họng. Bài thuốc này giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng.
3. Me, gừng và nước cốt chanh
![]()
Lá me, gừng, nước cốt chanh
Nếu bị ho do cảm cúm, hãy lấy 3 nắm lá me tươi rửa sạch vào nồi, xắt lát mỏng một củ gừng rồi trải đều lên lá me, cho thêm 2 ly nước. Đun lửa riu riu trong 30 phút hoặc đến khi lượng nước trong nồi còn khoảng 1 ly, dùng vải sạch, lọc lấy nước. Cho vào nước này khoảng ½ ly nhỏ đường rồi đun sôi cho đến khi sánh lại như si rô. Vắt nước của 5 trái chanh đã bỏ hạt vào si rô và khuấy đều.
Uống si rô này với liều, người lớn: ngày 4 lần, mỗi lần 1 muỗng canh. Trẻ em, ngày 4 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê. Bảo quản si rô trong tủ lạnh.
4. Cây cóc mẳn trị ho gió
![]()
Cây cóc mẳn
Theo Đông y, cóc mẳn có vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amidan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
Cách dùng để phòng trị cảm cúm:
Dùng cây cóc mẳn tươi 100g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút rượu trắng, chia 2 lần uống trong ngày, uống ấm. Tác dụng: phong tán hàn với triệu chứng phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, chảy mũi, đau đầu, đau mình mẩy.
Trị ho gió:
Cóc mẳn (khô 15g hoặc 30g tươi), nước 500ml, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Ngô Hoài (biên tập)
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.0055
![]()
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm