Viêm phế quản phổi đang trở thành căn bệnh đường hô hấp phổ biến bởi được nhiều yếu tố hỗ trợ: hút thuốc lá, không khí ô nhiễm… vậy nguyên nhân chính gât ra viêm phế quản phổi là gì? Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản phổi bao gồm những gì? Điều trị viêm phế quản phổi như thế nào? Tất cả những điều này sẽ được bài viết dưới đây tổng hợp để trả lời cho bạn nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Nguyên nhân của viêm phế quản phổi
Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng dễ bị viêm phế quản phổi, nhất là vào mùa thu đông và đông xuân. Viêm phế quản phổi có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm phế quản mạn, chính vì vậy nguyên nhân gây ra căn bệnh này luôn là điều nhiều người muốn biết.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra viêm phế quản phổi cùng những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh để có thể phòng tránh một cách hiệu quả nhất nhé:
1.1 Do vi khuẩn, virut
Vi khuẩn và virut là nguyên nhân chính dẫn đến viêm phế quản phổi thường gặp nhất. Những loài vi khuẩn và vi rut thường gặp trong viêm phế quản phổi cần được kể đến như:
- Staphylococcus aureus: hay còn gọi là Tụ cầu vàng là một vi khuẩn có hình tròn, thường đứng thành đám, như chùm nho. Điều nghuy hiểm là loại vi khuẩn này sống ngay cạnh chúng ta. Chúng thường được tìm thấy ở những mũi và trên bề mặt da. Nếu sức đề kháng của bạn suy giảm, hoặc gặp những yếu tố thuận lợi khác thì chúng sẵn sàng sinh nôi, nảy nở lên gấp nhiều lần để gây bệnh viêm phế quản phổi.
- Cúm Haemophilus (H. influenza): H. influenza là trực khuẩn hình que, kích thước vô cùng nhỏ. Chúng là loại vi khuẩn có khả năng ký sinh trên niêm mạc đương fhoo hấp của cơ thể. Khoảng 60% người lành có mang H. influenza ở cổ họng, mũi.
- Pseudomonas aeruginosa: hay còn gọi là Trực khuẩn mủ xanh, đây là loài vi khuẩn gây bệnh rất nguy hiểm, bởi vì có tỷ kháng lại tác dụng của kháng sinh rất nhiều và có thể sống ngay cả khi môi trường thiếu oxy. Chúng ưu thích trú ngụ ở đất, nước hoặc ngay cả trên bề mặt da chúng ta.
- Klebsiella pneumonia: là trực khuẩn hình quê, thường đứng thành những chuỗi dài. Klebsiella pneumonia tồn tại ở cổ họng người bình thường, nhưng tỷ lệ này tương đối thấp 1 – 6%. Tuy nhiên tỷ lệ gây ra bệnh viêm phế quản phổi lại tương đối cao.
- Các loài Proteus: đây là một nhóm vi khuẩn có khả năng di động, có thể hình thể bề ngoài thay đổi để thích nghi với các môi trường khác nhau. Chúng sống ký sinh tại những hốc tự nhiên của cơ thể như lỗ tai, hốc mũi, miệng… và gây bệnh viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm tai giữa có mủ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu…
H. influenza là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi!
1.2 Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị viêm phế quản phổi
Ngoài “thủ phạm” chính gây ra viêm phế quản phổi ở trên đây thì sẽ tồn tại những yếu tố “kích lệ” làm bạn dễ dàng bị viêm phế quản hơn, những yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút có thể hoạt động.
Cùng tìm hiểu về những yếu tố để biết thêm về căn bệnh viêm phế quản phổi nguy hiểm này nhé:
1.2.1 Thời tiết
Mọi người hay truyền tai nhau: “mùa” viêm phế quản phổi là mùa thu – đông, đông – xuân. Đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rut tồn tại sẵn trên cơ thể bạn có cơ hội hoạt động và gây bệnh
Đây cũng chính là lý do tại sao viêm phế quản phổi lại phổ biến và được coi là bệnh theo mùa.
1.2.2 Không khí ô nhiễm
Không khí ô nhiễm cũng có thể khiến bạn đến gần hơn với viêm phế quản phổi, hàng ngày hệ hô hấp tiếp xúc trực tiếp với khoảng 9.000 lít không khí. Chính vì vậy chất lượng không khí ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống hô hấp của bạn.
Không khí ô nhiễm, đặc biết là sự tồn tại của các khí CO, SO2, NO2 sẽ làm giảm “công suất” hoạt động của phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn, viêm phế quản phổi…
Không khí ô nhiễm là yếu tố tăng nguy cơ bị viêm phế quản phổi
1.2.3 Hút thuốc lá
Khói thuốc lá có chứa 1 chất gọi là Nicotine khi vào cơ thể gây nên thay đổi các “kiến trúc” của thành niêm mạc đường hô hấp, trong đó có phế quản. Hậu quả nhận được là gia tăng tiết chất nhầy đường hô hấp, lớp chất nhầy này làm tê liệt lớp lông rung trong khí quản và phế quản.
Do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp, dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp hơn như viêm họng, viêm phế quản phổi, viêm phổi…
1.2.4 Sức đề kháng yếu
Sức đề kháng của cơ thể chính là “lá chắn” của cơ thể trước bệnh tật, nhưng đôi khi hệ miễn dịch của bạn lại tỏ ra “mềm yếu” tạo cơ hội cho những vi khuẩn tổn tại sẵn ở hệ hô hấp có dịp “vùng lên”.
Ngoài viêm phế quản phổi thì sức đề kháng yếu sẽ dần đến nhiều bệnh khác nữa không chỉ trên đường hô hấp. Chính vì vậy, tăng sức đề kháng là nhiệm vụ của tất cả mọi người nếu không muốn bệnh tật “bủa vây”.
1.2.5 Tuổi tác
Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến khả năng bạn có bị viêm phế quản phổi hay không?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: ở người bình thường tỷ lệ mắc viêm phế quản phổi khoảng 4%, nhưng với người trên 50 tuổi thì tỷ lệ này tăng lên gấp 3 – 4 lần, thành 13 – 18%. Với người từ 60 tuổi trở lên tỷ lệ cao gấp 6 – 7 lần so với những người ở độ tuổi 30 – 40 tuổi.
Xem thêm những nguy hiểm khi viêm phế quản ở người lớn tuổi tại "Viêm phế quản mạn tính ở người già - Tuổi càng cao bệnh càng nặng" để biết chi tiết nhé
Tuổi càng cao – nguy cơ mắc viêm phế quản phổi càng cao!
2. Cách điều trị viêm phế quản phổi
Với viêm phế quản phổi gây ra bởi virut thường sẽ tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày, mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra viêm phế quản phổi thường kết hợp giữa cả vi khuẩn và vi rut. Chính vì vậy việc điều trị bằng thuốc là cần thiết trong đa số các trường hợp.
2.1 Thuốc điều trị nguyên nhân
Kháng sinh chính là thuốc điều trị nguyên nhân “nổi tiếng” của nhiều bệnh, thì trong viêm phế quản phổi cũng vậy, bạn cũng phải sử dụng đến kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Nếu như bạn chỉ mắc viêm phế quản nhẹ và không cần nhập viện để điều trị tích cực thì bác sỹ sẽ cho bạn một đơn thuốc có thuốc kháng sinh. Tùy vào tình trạng bệnh của bạn mà bác có thể dùng một loại kháng sinh hoặc kết hợp 2 loại kháng sinh với nhau để tăng tác dụng điều trị
- Efodyl 500 (cefuroxime 500mg): 2 viên/ ngày x 7 – 10 ngày
- Augmentin 1g (Amoxicillin, axit clavulanic): 2 viên/ ngày x 7 – 10 ngày, uống sau ăn. Thời gian uống Augmentin 1g có thể kéo dài đến 14 ngày, hoặc đến khi những triệu chứng viêm phế quản phổi được đẩy lùi hẳn.
- Zithromax 500mg (Azithromycin 500mg): 1 viên/ ngày x 3 – 5 ngày, đây là kháng sinh có thời gian đào thải ra khỏi cơ thể dài hơn những kháng sinh khác, nên số lượng viên và thời gian uống cũng ít hơn. Tuy nhiên hiệu quả điều trị viêm phế quản phổi đã làm hài lòng rất nhiều bác sỹ điều trị chuyên khoa hô hấp.
- Zinnat 500mg (cefuroxime 500mg): 2 viên/ ngày x 7 – 10 ngày, uống sau ăn. Nếu bạn có những triệu chứng rầm rộ, viêm phế quản phổi nặng thì bác sỹ hoàn toàn có thể dùng liều 3 viên/ ngày để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
>>> Bạn có biết: Khi viêm phế quản ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì thuốc là phương pháp điều trị cần thiết để bạn khỏi bệnh, nhưng những sai lầm trong điều trị có thể dẫn đến tình trạng uống thuốc mà không khỏi. Cùng "Sai lầm to đùng khiến viêm phế quản uống thuốc không khỏi" tìm ra hướng giải quyết cho bạn nhé!
Thuốc kháng sinh Zinnat 500mg điều trị viêm phế quản phổi
2.2 Thuốc điều trị triệu chứng
Thuốc kháng sinh là điểm chung của nhiều đơn thuốc viêm phế quản phổi, tuy nhiên những thuốc điều trị triệu chứng sẽ tùy thuộc vào những triệu chứng mà bạn mắc phải tại thời điểm đó. Cùng tìm hiểu về những loại thuốc điều trị triệu chứng này nhé:
2.2.1 Thuốc chống viêm corticoid
Thuốc chống viêm corticoid bản chất là hormone tuyến vỏ thượng thận, tuy nhiên khi dùng với liều gấp nhiều lần thì chúng có tác dụng ngăn cản những phản ứng viêm đang xảy ra trong cơ thể.
Thuốc chống viêm corticoid có nhiều loại, từ loại có tác dụng ngắn đến những loại có thời gian tác dụng dài 36 – 48h. Những loại thuốc chống viêm corticoid mà bác sỹ thường sử dụng là:
- Betamethason
- Methyl prednisolone
- Dexamethason
- Prednisolon
- …
>>> Xem thêm: điều trị viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian là xu hướng của cả thế giới hiện nay. Cùng "Tiếc hùi hụi khi bỏ qua 12 bài thuốc dân gian trị viêm phế quản" tìm hiểu về những bài thuốc này nhé!
Dùng thuốc chống viêm trong điều trị viêm phế quản phổi
2.2.2 Thuốc hạ sốt, giảm đau
Sốt là triệu chứng điển hình của viêm phế quản phổi. Nếu bạn không cần dùng đến kháng sinh thì bạn cần kiểm soát tốt nhiệt độ cơ thể mình bằng những cách vật lý (chườm khăn ấm) hoặc dùng thuốc hạ sốt, giảm đau.
Loại thuốc hạ sốt, giảm đau mà ai cũng từng một lần sử dụng đó là paracetamol 500mg, có rất nhiều dạng viên mf bạn có thể lựa chọn để sử dụng như viên nén, viên nang, viên sủi; ngoài ra paracetamol cũng được sản xuất bởi nhiều hãng dược phẩm dưới nhiều tên gọi khác nhau:
- Efferalgan 500mg viên sủi
- Panadol 500mg
- Hapacol 500mg viên sủi
- …
Thuốc giảm đau hạ sốt có thành phần paracetamol
2.2.3 Thuốc long đờm
Tăng tiết dịch là hiện tượng thường thấy trong viêm phế quản, những dịch nhầy này tồn tại trong đường hô hấp làm bít tắc, cản trở trao đổi không khí… Ho là cách mà cơ thể phản ứng để “loại trừ” đờm ra khỏi cơ thể.
Thuốc long đờm là những thuốc có tác dụng làm giảm sự đặc quánh của dịch đờm, giúp bạn có thể ho hoặc khạc đờm, làm thông thoáng đường hô hấp. Một số thuốc long đờm “nổi tiếng” cần phải nhắc đến như:
- Acemuc 200mg
- Bisovol 8mg
- Ambroxol 30mg
- …
Bisovol – thuốc long đờm hiệu quả trong viêm phế quản phổi
Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối cũng là cách làm đơn giản mà hiệu quả loãng đờm có thể làm bạn bất ngờ. Chính vì vậy bạn hãy bắt đầu thử dùng nước ấm pha với chút muối để xúc miệng mỗi ngày nhé!
Trên đây là một số thuốc điều trị viêm phế quản phổi, có thể trong đơn thuốc điều trị của bạn số lượng nhiều hoặc ít hơn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức đề kháng của bạn.
Ngoài những thuốc Tây y, thì Bảo Khí Khang có nguồn gốc thiên nhiên cũng là lựa chọn đúng đắn của nhiều người để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm phế quản phổi.
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Viêm phế quản mạn tính.
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tần xuất các đợt cấp và biến chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính.
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu
Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm