Bạn bị bệnh giãn phế quản? Và bạn đang thắc mắc là bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không? Làm thế nào để ngăn chặn sự nguy hiểm ấy? Vậy thì bài viết dưới đây là dành cho bạn. Tìm hiểu bài viết để có cách ứng xử thông minh với bệnh lý phổi mạn tính này nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
Giãn phế quản có nguy hiểm không?
1.Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?
Giãn phế quản là bệnh giãn thường xuyên không phục hồi của một hay nhiều phế quản, kèm theo sự phá hủy cấu trúc thành phế quản và thay thế bằng các tổ chức xơ hóa.
Đến lượt nó, sự xơ hóa lại khiến đường thở của bạn bị mất dần khả năng làm sạch chất nhầy để rồi nó tích tụ lại tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và gây nhiễm trùng phổi tái đi phát lại nhiều lần.
Mà mỗi lần nhiễm trùng lại là một lần đường thở của bạn phải gánh chịu các thiệt hại dần trở nên nghiêm trọng hơn. Theo thời gian đường thở của bạn sẽ bị mất đi khả năng di chuyển không khí ra vào.
Khi bị giãn phế quản, bạn cũng thường kèm theo nhiễm khuẩn mạn tính và kết hợp với những bệnh khác như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD.
>>> Lời khuyên: Tìm hiểu ngay các triệu chứng bệnh COPD - bệnh phổi tắc nghẽn mãn tình và triệu chứng hen phế quản để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng vô cùng nguy hiểm của chúng.
Sơ bộ đến đấy, chắc bản thân bạn cũng dự đoán được đáp án cho câu hỏi “ Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?” rồi chứ?
Giãn phế quản thật sự là “Có thể là một căn bệnh nguy hiểm đấy”!
Tìm hiểu những biến chứng dưới đây của bệnh giãn phế quản, bạn sẽ cảm nhận rõ ràng được điều đó hơn.
1.1. Giãn phế quản bội nhiễm
Giãn phế quản bội nhiễm là tình trạng gặp rất phổ biến ở những người bệnh giãn phế quản nếu không có phác đồ điều trị triệt để và kịp thời ngay từ khi bắt đầu.
- Nếu bạn chưa hiểu về giãn phế quản bội nhiễm cùng sự nguy hiểm của nó thì bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết: Giãn phế quản bội nhiễm.
Bởi như đã giải thích ở trên, giãn phế quản làm hạn chế khả năng tống xuất chất đờm nhầy từ đường hô hấp dưới lên trên, chất nhầy tích tụ tạo thành môi trường lý tưởng cho vi trùng gây bệnh phát triển và gây viêm.
Viêm lại làm giãn phế quản trở nên trầm trọng hơn. Từ đó tạo thành vòng xoắn luẩn quẩn “viêm – giãn phế quản” mãi không ngừng và tất nhiên đó là khi bạn không có được phương pháp điều trị phù hợp.
Một dẫn chứng tiêu biểu đó là Vi khuẩn lao không điển hình. Hầu hết những người hít phải vi khuẩn này không bị nhiễm trùng nhưng nếu bạn bị giãn phế quản thì nguy cơ sẽ cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy đây là nguyên nhân cơ bản của bệnh giãn phế quản hoặc biến chứng giãn phế quản hiện có.
Bạn cần nhận sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng nhiễm trùng phổi nặng như sau:
- Nhầm lẫn.
- Sốt, nhiệt độ trên 380C trở lên.
- Thở nhanh, trên 25 nhịp thở mỗi phút.
- Đau ngực dữ dội khiến bạn khó ho.
1.2. Ho nhiều máu
Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm của giãn phế quản quản.
Khi phế quản bị giãn, áp lực lên tuần hoàn máu trong lòng động mạch phế quản tăng lên, nhiều chỗ bị phình giãn ra, đặc biệt là các chỗ nối động mạch phế quản với động mạch phổi. Chỗ nối này bị vỡ sẽ gây khái huyết (ho nhiều máu) trong giãn phế quản.
Các triệu chứng có thể chỉ ra nếu gặp biến chứng khái huyết trong gián phế quản đó là:
- Khó thở - gây ra bởi máu làm tắc nghẽn đường thở của bạn.
- Ho ra hơn 100 ml máu trong khoảng 24 giờ - 100 ml tương đương với 1/3 lon nước uống.
- Bạn cảm thấy lâng lâng và chóng mặt do mất máu nhanh.
Xuất huyết ồ ạt thế này là một tình trạng cần cấp cứu tế, cần đến bệnh viện nhanh nhất có thể.
1.3. Suy hô hấp
Suy hô hấp là biến chứng quan trọng góp phần làm nên đáp án cho câu hỏi “Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?”
Suy hô hấp xảy ra khi oxy không đủ cung cấp từ phổi vào máu. Hoặc nó cũng có thể xảy ra nếu phổi của bạn không thể loại bỏ CO2 đúng cách khỏi máu.
Các triệu chứng của suy hô hấp bao gồm khó thở, thở nhanh và đói không khí (khi bạn cảm thấy như thể không thể hít đủ không khí vậy). Trong trường hợp nghiêm trọng, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm da, móng tay, môi của bạn hơi xanh, nhầm lẫn và buồn ngủ.
Suy hô hấp cấp tính cần có sự chăm sóc y tế khẩn cấp trong khi suy hô hấp mãn tính khởi phát chậm hơn nhiều và có thể điều trị tại nhà.
1.4. Xẹp phổi
Giãn phế quản khiến các vùng phế nang (nhu mô phổi) xơ hóa dẫn tới tình trạng một phần của phổi bị sụp đổ hoặc không thể phồng lên đúng cách (xẹp phổi). Điều này cản trở quá trình trao đổi oxy vào máu của phổi.
Nó có thể không gây ra các triệu chứng nếu như sự xẹp bị hạn chế ở một phần nhỏ. Tuy nhiên, nếu sự sụp đổ xảy ra ở một khu vực rộng lớn hơn, các triệu chứng có thể bao gồm thở khò khè, ho, sốt và thở nông, da môi chuyển sang màu xanh.
Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn tới tích tụ chất lỏng, viêm phổi hoặc suy hô hấp.
Xem thêm: Giãn phế quản có lây không?
1.5. Suy tim
Nếu giãn phế quản tiến triển đến mức ảnh hưởng đến tất cả các phần của đường thở, nó có thể gây ra suy tim.
Suy tìm là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của suy tim là khó thở, mệt mỏi và sưng ở mắt cá chân, bàn chân, bụng và tĩnh mạch ở cổ.
Tóm tắt: Bệnh giãn phế quản sẽ trở nên nguy hiểm nếu xảy ra các biến chứng áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phổi thùy, áp xe não, lao phổi, ho ra máu, xương khớp phì đại… Các biến chứng này có thể dẫn đến tử vong nhất là ở những người có sức khỏe, sức đề kháng yếu.
2. Làm gì để ngăn ngừa sự nguy hiểm của bệnh giãn phế quản?
Có một điều có lẽ cần nhấn mạnh lại “ Giãn phế quản CÓ THỂ là một căn bệnh nguy hiểm” thôi. Bởi tuân thủ những hành động dưới đây, bạn có thể bảo vệ bản thân trước sự nguy hiểm ấy.
7.1. Chăm sóc liên tục
Nếu bạn bị giãn phế quản, bạn nên hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để tìm hiểu cách cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn, như:
- Thực hiện các bước để tránh nhiễm trùng phổi.
- Hỏi bác sĩ về việc tiêm vắc – xin cúm và viêm phổi.
- Rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ nhiễm virus và nhiễm khuẩn.
Và để làm tốt điều đó, bạn cần hiểu trọn vẹn về bệnh giãn phế quản cùng bất kỳ điều kiện y tế cơ bản nào mà bạn có.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa tự tin với những hiểu biết của bạn về giãn phế quản, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Tất tần tật mọi điều về bệnh giãn phế quản
2.2. Xây dựng lối sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh thì luôn rất quan trọng cho sự một sức khỏe tốt hơn dù cho là có hay không sự có mặt của giãn phế quản đi nữa.
Để hạn chế sự nguy hiểm của bệnh giãn phế quản, bạn cần:
Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc lá hay khói thuốc thì chưa bao giờ đội trời chung với sức khỏe của bạn, nó gây hại cho gần như mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả lá phổi của bạn. Do đó, nếu bạn là một người hút thuốc lá, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các phương pháp và sản phẩm có thể giúp bạn bỏ thuốc lá.
Tránh khói, khí độc và các chất độc hại để những phế quản bị giãn của bạn không trở nên trầm trọng hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh:
- Uống nhiều nước giúp ngăn chất nhầy đường thở đặc và dính hơn.
- Ăn ít muối, đường, chất béo bão hòa và ngũ cốc tinh chế (ngũ cốc tinh chế đã bị mất đi một lượng đáng kể chất xơ).
- Những thực phẩm mà bạn nên bổ sung: nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạy, các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo và thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như thịt nạc, thịt gia cầm không da, hải sản, các sản phẩm đậu nành chế biến, các loại hạt, đậu và đậu Hà Lan.
Hoạt động thể chất phù hợp: Đi bộ, bơi lội có thể giúp nới lỏng chất nhầy, hay bất cứ hoạt động tập luyện nào đều sẽ có ích cho sức khỏe của bạn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về những loại hình và cường độ tập luyện an toàn cho bạn.
7.3. Hỗ trợ tinh thần
Những người mắc bệnh phổi mãn tính rất dễ bị trầm cảm, lo lắng và các vấn đề về cảm xúc khác.
Do đó, bạn nên chia sẻ những suy nghĩ, khó khăn với những người xung quanh bạn, với bác sĩ của bạn để kiểm soát, cân bằng cảm xúc một cách tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn rất chán nản, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bạn dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Tóm tắt: Giãn phế quản có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa sự nguy hiểm ấy bằng những hành động thiết thực, như thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng tái diễn liên tục, thực hiện lối sống lành mạnh cả về thể chất lẫn tâm hồn.
Hy vọng rằng với những thông tin trên đây, bạn đã có cho mình lời đáp cho câu hỏi” Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không” cùng cách để hạn chế sự nguy hiểm ấy nữa để rồi có thể chung sống một cách hòa bình với căn bệnh mạn tính này.
Ds. Phương Thảo
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm