Ma hoàng là dược liệu đã được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền để kiểm soát hen suyễn và các vấn đề về đường hô hấp...Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm trên tim mạch.
Đặc điểm của Ma hoàng
Thảo ma hoàng(Ephedra sinica Stapf.) còn gọi là Xuyên ma hoàng là loại cây thảo, sống nhiều năm, cao chừng 20-40cm. Thân hóa gỗ, hình trụ, ít phân nhánh, mọc bò, màu vàng xám, có nhiều đốt, mỗi đốt dài 2,5 – 3cm. Quả thịt, khi chín có màu đỏ, trong có hai hạt và hạt hơi thò ra ngoài. Thời kỳ nở hoa rơi vào tháng 5, quả chín vào tháng 7.Ngoài ra, các loài như Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetima Bunge.), Trung ma hoàng (Ephedra Intermedia Schrenk et Mey.) cũng được sử dụng.
Ma hoàng – Dược liệu sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền
Các loài Ma hoàng có nhiều ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Nga và một số nước vùng Đông Âu. Theo y học cổ truyền, Ma hoàng có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế, bàng quang. Có tác dụng phát hãn giải biểu, bình suyễn chỉ khái, lợi tiểu tiêu phù, ôn tán hàn tà. Ma hoàng có thể thu hái quanh năm, dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, hen suyễn, đau khớp xương…, thường sử dụng phần trên mặt đất phơi hay sấy khô, liều dùng 5 – 10g dạng thuốc sắc.
Các nghiên cứu đã chứng minh, chế phẩm chứa ma hoàng hiệu quả trong kiểm soát ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, viêm xoang, hen phế quản. Hoạt chất chính trong ma hoàng là ephedrin và pseudoephedrin, trong đó ephedrin chiếm khoảng 40-90% hàm lượng. Tác dụng dược lý của ma hoàng chủ yếu là tác dụng của ephedrine, một chất có công thức gần giống adrenalin. Ephedrin kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm tăng huyết áp do tăng lưu lượng tim và co mạch ngoại vi. Ephedrin làm giảm trương lực và nhu động ruột, đồng thời làm giảm co bóp tử cung. Do ephedrin có tác dụng làm giãn cơ trơn khí quản nên thường được ứng dụng trong các bài thuốc chữa hen suyễn, viêm phế quản.
Tác dụng không mong muốn nguy hiểm của Ma Hoàng
Từ lâu nay, nhiều báo cáo tác dụng không mong muốn về Ma hoàng đã đượccông bố. Việc sử dụng Ma hoàng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tâm thần, tăng nhịp tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Năm 2000, tạp chí The New England Journal of Medicine của Anh đã công bố bài báo về tác động lên sức khỏe của các thực phẩm chức năng chứa Ma hoàng. Các nhà nghiên cứu đã xem xét 140 báo cáo về các biến cố bất lợi liên quan đến Ma hoàng được gửi tới Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) từ 1/6/1997 đến 31/3/1999. Kết quả chỉ ra 31% trường hợp biến cố chắc chắn liên quan tới việc sử dụng thực phẩm chức năng chứa Ma hoàng và 31% trường hợp có thể có liên quan. Trong các biến cố bất lợi, có 47% là liên quan đến các triệu chứng tim mạch (tăng huyết áp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và đột quỵ) và có 18% liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Có 10 biến cố dẫn tới tử vong và 13 biến cố gây ra thương tật vĩnh viễn. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc sử dụng các sản phẩm bổ sung chứa Ma hoàng có thể gây nguy cơ về sức khỏe với con người.
Báo cáo về tính an toàn của sản phẩm chứa Ma hoàng so với các sản phẩm thảo dược khác đã được công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine năm 2003. Báo cáo chỉ rõ các sản phẩm thảo dược chứa Ma hoàng là nguyên nhân trong 64% những trường hợp phản ứng có hại gây ra bởi các sản phẩm thảo dược được ghi nhận. Nguy cơ các phản ứng có hại gây ra bởi Ma hoàng so với các thảo dược khác cao hơn tới 100 lần. Đồng thời, việc bán các thực phẩm chức năng chứa Ma hoàng nên bị cấm hoặc hạn chế nhằm phòng ngừa các phản ứng có hại có thể gây ra.
Trước những báo cáo về tác dụng phụ của các sản phẩm chứa Ma hoàng, từ năm 2004, FDA đã quyết định cấm bán các thực phẩm chức năng có chứa Ma hoàng với lý do "gây ra nguy cơ quá cao về bệnh tật hay thương tổn". Cơ quan quản lý dược nhiều nước cũng đã đưa ra những điều luật nhằm kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm chứa Ma hoàng như cấm bán hoặc giới hạn hàm lượng Ma hoàng trong sản phẩm đưa ra thị trường.
Sử dụng Ma Hoàng thế nào?
Nếu tại Mỹ và nhiều nước Ma Hoàng bị cấm sử dụng trong các thực phẩm chức năng thì tại Việt Nam, Ma hoàng nằm trong“Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc tại Việt Nam”cần được kiểm soát chặt chẽ về liều dùng, đối tượng dùng, đường dùng. Ma hoàng thường được kết hợp với nhiều loại thảo dược khác bào chế dưới dạng siro dùng rất tốt các chứng ho, hen. Việc sử dụng thường ở liều lượng thấp và ở dạng siro ngọt rất dễ uống, tuy nhiên không phải vì thế mà chúng hoàn toàn an toàn. Chúng vẫn có thể gây ra tác dụng bất lợi cho sức khỏe cần thận trọng.
Những người mắc các bệnh huyết khối động mạch vành, đái tháo đường, tăng nhãn áp, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp, thiểu năng tuần hoàn não…nên tránh dùng Ma Hoàng. Trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng không nên sử dụng.
Đặc biệt, không nên dùng sản phẩm chứa Ma hoàng hay ephedrin nếu đang uống các thuốc ức chế enzym monoamine oxidase (IMAO) như các thuốc dùng cho các bệnh trầm cảm hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngưng dùng các thuốc IMAO do có thể làm tăng huyết áp nặng.
DS Khắc Việt
Tài liệu tham khảo:
1. Sách: "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" - GS. TS. Đỗ Tất Lợi
2. Adverse cardiovascular and central nervous system events associated with dietary supplements containing ephedra alkaloids. N Engl J Med. 2000
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 18000055
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm