Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn 2 sống được bao lâu chắc hẳn là vấn đề băn khoăn của nhiều người. Bởi vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và được ví như sát thủ thầm lặng. Bệnh lý COPD này không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên việc điều trị ở giai đoạn sớm có thể giúp hầu hết những người mắc bệnh kiểm soát được triệu chứng và có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Và để có câu trả lời cho câu hỏi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn 2 sống được bao lâu thì mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay thường được gọi là COPD (tên đầy đủ là Chronic obstructive pulmonary disease) là 1 nhóm các bệnh phổi tiến triển. Phổ biến nhất đó là khí phế thũng, viêm phế quản mãn tính hay cả hai. Khí phế thũng là căn bệnh sẽ từ từ phá hủy các túi khí trong phổi của bạn và gây ra cản trở luồng không khí ra bên ngoài. Viêm phế quản sẽ gây ra viêm và thu hẹp các ống phế quản từ đó gây tích tụ chất nhầy.
Nguyên nhân hàng đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là khói thuốc bao gồm cả thuốc lá và thuốc lào. Việc tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích hóa học cũng sẽ có thể gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 1 căn bệnh thường thường tiến triển trong một thời gian dài. Chẩn đoán thường bao gồm các xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm máu cũng như xét nghiệm chức năng phổi.
Không có biện pháp nào chữa trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tuy nhiên việc điều trị có thể giúp giảm triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thuốc, liệu pháp oxy bổ sung, và phẫu thuật là một số biện pháp để điều trị hiện nay. Nếu như không được điều trị, COPD có thể dẫn đến các biến chứng về tim và làm nhiễm trùng đường hô hấp trở nên tồi tệ hơn.
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Giai đoạn 2 là giai đoạn trung bình và giá trị FEV1 nằm trong khoảng 50–79% so với trị số lý thuyết sau test hồi phục phế quản.
Ở giai đoạn này thì các triệu chứng bệnh COPD đã bắt đầu gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường.. Người bệnh thường sẽ bị ho có đờm nhiều hơn so với giai đoạn 1 (nhất là vào buổi sáng), kèm theo đó là khó thở, thở khò khè và các đợt cấp trở nên nghiêm trọng hơn.
Thông thường, người bệnh hay bệnh tiến triển đến giai đoạn này thì mới bắt đầu đi khám bệnh. Tiên lượng cho người bệnh COPD giai đoạn 2 chắc chắn sẽ không tốt như giai đoạn 1 tuy nhiên mức giảm tuổi thọ có thể thấp hơn nếu như có biện pháp điều trị và thay đổi lối sống kịp thời và đặc biệt là bỏ hút thuốc lá.
3. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có chữa được không?
Hiện nay thì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu như bị chẩn đoán COPD không phải là bạn đã chấm dứt mọi hy vọng. Vì hầu hết mọi người đều có các dạng bệnh nhẹ mà ít cần điều trị ngoài việc cai thuốc lá. Ngay cả đối với các giai đoạn tiến triển hơn của bệnh, liệu pháp hiệu quả có sẵn có thể kiểm soát các triệu chứng, giảm nguy cơ dẫn đến biến chứng trầm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Bỏ thuốc lá: Bước quan trọng nhất trong mọi kế hoạch điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đó là ngừng hút thuốc. Đây là cách duy nhất để giữ cho COPD không bị tiến triển tệ hơn. Tuy nhiên bỏ thuốc lá là việc không dễ và việc này có vẻ nan giải nếu bạn đã từng cố gắng bỏ thuốc và không thành công. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn về các sản phẩm sử dụng thay thế nicotine và thuốc hỗ trợ cai thuốc lá, cũng như cách xử lý tái phát.
- Điều trị nội khoa: Thuốc giãn phế quản là loại thuốc giúp làm giãn các cơ của đường thở, giúp mở rộng đường thở nên bạn có thể thở dễ dàng hơn. Glucocorticosteroid có thể được bác sĩ kê thêm vào đơn thuốc để giảm viêm ở đường thở. Để giảm nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác thì bạn hãy tiêm phòng cúm hàng năm, vắc-xin phế cầu khuẩn và ho gà.
- Liệu pháp oxy: Nếu nồng độ oxy trong máu của bạn quá thấp, bạn có thể sẽ được chỉ định nhận oxy bổ sung thông qua mặt nạ hay ống thông mũi để giúp bạn thở tốt hơn.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ được chỉ định cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng hay khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại và nhiều khả năng là khi bạn có một dạng khí phế thũng nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn 2 có chữa khỏi được không. Không giống như một số bệnh khác thì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguyên nhân cụ thể và hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Và chủ động phòng ngừa căn bệnh này chính cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và người thân.
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm